Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Trường Ptdtnt Của Hiệu Trưởng

thể để công tác quản lý đạt hiệu quả người Hiệu trưởng phải chỉ đạo, đôn đốc thực hiện theo kế hoạch đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và có sự điều chỉnh kịp thời.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT của Hiệu trưởng

1.4.1. Yếu tố tâm lý lứa tuổi

Học sinh phổ thông là lứa tuổi vị thành niên, đang có sự phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý. Các em có xu hướng muốn tự khẳng định mình, thích tìm tòi khám phá để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, không muốn có sự kiểm tra, giám sát của người lớn. Ở lứa tuổi này nhu cầu tự khẳng định và khám phá của các em rất lớn đặc biệt là sự khẳng định về phong cách sống, cách ăn mặc, lời nói, ứng xử, ước mơ và hoài bão. Hơn nữa hiện nay trong thời đại kinh tế thị trường đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội khiến việc tiếp xúc với nhiều luồng thông tin khác nhau, các nền văn hóa và các phong cách sống khác nhau khiến các em “bị lạc trong một ma trận thông tin”. Nếu các em tiếp xúc với những luồng thông tin và các nhóm bạn tốt chắc chắn các em có được một lối sống văn hóa lành mạnh, ngược lại các em sẽ tiếp xúc với rất nhiều bạn xấu và những thông tin, văn hóa phẩm đồi trụy. Nguyên nhân của hiện tượng trên chính là ở lứa tuổi này các em chưa thể tự định hướng được cho mình một lối sống như thế nào là lối sống có văn hóa? Đó chính là điểm nhạy cảm, điểm yếu của lứa tuổi này chính vì vậy yếu tố tâm lý, lứa tuổi chính là một yếu tố mà nhà quản lý giáo dục cụ thể là Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm khi tổ chức các hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

1.4.2. Yếu tố nhà trường

Nhà trường là lực lượng chính thực hiện hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho các em học sinh từ đó tạo nên nét đẹp văn hóa học đường, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy môi trường nhà trường có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, đến lối

sống của các em. Những hành vi như giao tiếp, ứng xử, cách ăn mặc, phong cách sống và công tác giảng dạy, việc chấp hành giờ giấc, nội quy của các thầy cô giáo nếu chưa chuẩn mực; nội dung dạy học của nhà trường nếu chỉ chú trọng đến dạy chữ ít chú trọng dạy người, đến dạy lối sống, các hành vi văn hóa đúng mực; hình thức giáo dục chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là trong lớp học; phương pháp giáo dục chưa phù hợp còn coi trọng các biện pháp hành chính, áp đặt sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

1.4.3. Yếu tố gia đình

Gia đình là cái nôi của nhân cách, đạo đức, lối sống và hành vi văn hóa của học sinh. Nó chính là nhân tố ảnh hưởng lớn, mang tính chất đầu tiên, khởi điểm cho lối sống của học sinh. Mọi suy nghĩ, hành động, phong cách sống, cách ăn nói, cư xử, văn hóa chia sẻ... của học sinh đều ảnh hưởng từ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Thực tế cho ta thấy rằng nếu có bậc cha mẹ chưa gương mẫu trong lối sống hàng ngày như ăn nói, cư xử còn khiếm nhã với nhau hoặc với người xung quanh; có bạo lực gia đình; chỉ quan tâm đến làm giàu, ít chú trọng đến dạy con hoặc cha mẹ là những người vi phạm pháp luật, mắc tai tệ nạn xã hội thì những em học sinh sinh trưởng trong những gia đình đó sẽ có lối sống rất lệch lạc, khác hẳn những học sinh có hoàn cảnh sống trong gia đình có văn hóa. Đó là một trong các yếu tố dẫn đến lối sống thiếu văn hóa của học sinh mà người Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm.

1.4.4. Yếu tố xã hội

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghệ thông tin, sự hội nhập sâu rộng của nước ta về kinh tế, văn hóa, giáo dục tất cả mọi người trong xã hội nói chung và học sinh nói riêng có cơ hộ được tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa khác nhau qua sách báo, phim ảnh và đặc biệt là internet.

Những nguồn thông tin đó rất phong phú và đa dạng tuy nhiên cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những thông tin có lợi cho học tập và cho sự hình thành, phát triển nhân cách thì cũng có những thông tin đem lại những ảnh hưởng xấu đến lối sống của học sinh. Cộng thêm yếu tố tâm lý lứa tuổi của các em khiến các em chưa thể “miễn dịch” với các thông tin sai lệch, nếu thiếu sự quan tâm của thầy cô, gia đình các em rất dễ học và làm theo những hành vi thiếu văn hóa ngoài xã hội hay trên mạng internet. Người hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh cần phải hiểu biết sâu rộng và toàn diện để có thể đưa ra những biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất để quản lý nhà trường có kết quả tốt nhất.

1.4.5. Đặc điểm chung về lối sống của học sinh trường PTDTNT và của học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

Học sinh trường PTDTNT nói chung và học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm nói riêng chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hầu hết các em đều sinh trưởng trong những gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp, đời sống thiếu thốn nên những trang bị vật dụng cá nhân hết sức hạn chế. Việc sử dụng các thiết bị hiện đại khi tới trường rất bỡ ngỡ, thậm chí những thói quen vệ sinh cơ bản hàng ngày các em cũng còn xa lạ.

Do môi trường sống của các em ở vùng sâu, vùng xa và có cuộc sống lao động từ rất sớm nên tầm vóc cơ thể thấp bé, trầm tính, ít hòa đồng, những điều kiện đó ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống văn hóa của các em. Việc tiếp thu và sử dụng tiếng Việt của các em còn hạn chế do khi ở nhà các em hầu như không sử dụng tiếng Việt để giao tiếp. Hơn nữa đồng bào vùng cao còn giữ rất nhiều những phong tục tập quán cổ truyền đặc trưng trong đó có những tập quán lạc hậu cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn nói, giao tiếp của học sinh.

Trong việc học tập do các em trầm tính, ít nói và ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại như tivi, máy tính, đài nên các em có sự nhận

thức chậm hơn các bạn cùng trang lứa ở vùng thấp, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục các em.

Tuy nhiên học sinh trường PTDTNT nói chung và các em học sinh ở trường PTDTNT huyện Pác Nặm nói riêng lại có sự chăm chỉ trong mọi hoạt động như lao động, rèn luyện. Các em là những người rất tình cảm, đáng tin cậy và rất tin yêu thầy cô giáo đó cũng là những thuận lợi để nhà trường xây dựng những kế hoạch để giáo dục các em, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh.

Kết luận chương 1


Lối sống là tổng hợp những biểu hiện hoạt động của cá nhân và của cộng đồng qua phương thức sản xuất, qua giao tiếp xã hội, tạo nên một kiểu sinh hoạt, một phong cách sống của cá nhân và cộng đồng đó.

Lối sống văn hóa chính là lối sống có nội hàm gắn với trình độ thẩm mỹ

cao, là lối sống cao đẹp thể hiên trong mứ c sống, lẽ sống, nếp sống và phong cách

sống của con ngườ i. Lối sống văn hóa mà Đảng và nhà nước ta đang xây dựng là lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được hình thành trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như một yêu cầu về nhân cách của con người phát triển toàn diện trong chiến lược phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước hiện nay.

Lối sống văn hóa với các chuẩn mực đặc trưng như: Biết ứng xử chuẩn mực với mọi người; Biết chăm sóc bản thân về mặt thể chất và tinh thần; Biết lao động; Tôn trọng pháp luật; Trân trọng các giá trị văn hóa; Biết bảo vệ môi trường; Học tập và rèn luyện có mục đích để trở thành con người có nhân cách.

Học sinh PTDTNT là những chủ nhân tương lai của đất nước, vấn đề giáo dục lối sống văn hóa cho các em chính là những việc làm cần thiết nhằm xây dựng nguồn lực, nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ở nước ta hiện nay, trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa, văn hóa nhân loại. Vấn đề bức xúc đặt ra là phải nâng cao nhận thức về các chuẩn mực văn hóa cho học sinh cho học sinh trường PTDTNT, kết hợp những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong xây dựng lối sống văn hóa của người dân Việt Nam, trước hết là lứa tuổi học sinh phổ thông - lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước Việt Nam XHCN.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC CẠN

2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình nhà trường

Trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn nằm tại địa bàn xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn. Huyện Pác Nặm là một huyện nằm trong danh sách sáu mươi hai huyện nghèo nhất cả nước và hiện nay đang được thụ hưởng nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Pác Nặm có diện tích 478 km², dân số trên 30 nghìn người, chủ yếu là dân tộc Tày, Mông, Dao, Sán Chỉ và Kinh. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Pác Nặm luôn luôn thấp nhất trong tỉnh Bắc Kạn. Trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn được thành lập và đi vào dạy học năm 2011, đến nay đã có hơn 5 năm phát triển, là một trường mới thành lập, năm học 2011 - 2012 trường có 03 lớp với 105 học sinh, năm học 2012 - 2013 trường có 05 lớp với 171 học sinh, năm học 2013 - 2014 trường có 07 lớp với 243 học sinh, năm học 2014 - 2015 trường có 242 học sinh và năm học 2015 - 2016 có 243 học sinh. Hiện nay nhà trường có tổng số 34 biên chế trong đó có 03 cán bộ quản lý, 17 giáo viên và 14 nhân viên. Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư đồng bộ với 01 nhà học 3 tầng với 7 phòng học trong đó 01 thư viện, 03 phòng bộ môn, 01 phòng máy tính và 03 văn phòng tổ chuyên môn. Ngoài ra còn có nhà hiệu bộ, nhà đa chức năng, khu ký túc xá 30 phòng ở cho học sinh và nhà ăn phục vụ cho 243 học sinh của nhà trường. Các tổ chức như Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập sớm và đang hoạt động rất hiệu quả. Chi bộ Đảng với 11 Đảng viên do đồng chí Hiệu trưởng làm Bí thư chi bộ liên tục là chi bộ Đảng vững mạnh. Công đoàn nhà trường với 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia tổ chức cũng có nhiều thành tích. Ban giám hiệu với 03 đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (01 thạc sĩ, 02 đại học) đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ giáo viên và nhân viên của nhà trường đều đạt chuẩn trong đó có 15 trên chuẩn, 16 đạt chuẩn. Đa số giáo viên và nhân viên của nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, đoàn kết, có tính gắn bó cao và luôn có sự phối hợp trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường.

Chất lượng dạy học của nhà trường luôn được nâng cao qua từng năm học. Đặc biệt qua hai năm học 2013 - 2014 và năm học 2014 - 2015 tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường chuyên biệt cấp THPT là rất cao, lần lượt là 77% và 86% đứng đầu khối các trường PTDTNT THCS của tỉnh Bắc Cạn. Trong năm học 2014 - 2015 nhà trường đã có học sinh đạt giải Nhất học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh. Ngoài ra chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa của học sinh ngày càng chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ học sinh vi phạm kỷ luật ngày càng giảm, không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội như sử dụng ma túy, vi phạm luật an toàn giao thông. Có thể nói hiện nay trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn là một trường chuyên biệt có thương hiệu trong tỉnh Bắc Cạn và được Sở GD&ĐT Bắc Cạn đánh giá rất cao.

Trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn với đặc thù là một trường chuyên biệt, đối tượng tuyển sinh của nhà trường tuyệt đại đa số là các em học sinh người dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Tày, Sán Chỉ, Nùng. Những em học sinh này đều xuất thân từ những gia đình sinh sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, khi đến trường đều rất rụt rè, bỡ ngỡ, khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông còn khá khó khăn. Hơn nữa do xuất thân từ những dân tộc khác nhau nên khi đến trường các em vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề với lối sống, thói quen và phong tục của dân tộc và của gia đình. Một số em chưa biết đánh răng, rửa mặt buổi sáng, có em không biết mắc màn khi đi ngủ, số các em khác chưa biết sử dụng nhà vệ sinh và đại đa số các em chưa biết chào hỏi thầy cô và ăn nói cộc lốc, không biết xưng hô và sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực. Hơn nữa khi đến trường các em đã nhanh chóng tiếp xúc với cách ăn nói, giao tiếp chưa chuẩn mực của các bạn học sinh học tập tại phố huyện. Một số em đã biết sử dụng điện thoại, chơi điện tử nên có những biểu hiện về ứng xử, ăn mặc chưa chuẩn mực. Điều đó đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường không ít những khó khăn, thách thức trong việc giáo dục các em.

Qua điều tra lại báo cáo tổng kết các năm học của một số năm cho thấy xếp loại hai mặt của học sinh nhà trường như sau:

Bảng 2.1. Xếp loại hạnh kiểm một số năm học



Năm học

Tổng số học sinh

Xếp loại hạnh kiểm

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

2011 - 2012

105

87

82,8

13

12,4

5

4,7

0

0

2012 - 2013

171

156

91,2

15

8,8

0

0

0

0

2013 - 2014

243

208

85,6

27

11,1

8

3,3

0

0

2014 - 2015

242

203

83,9

32

13,2

7

2,9

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học năm 2011-2012; 2012-2013; 2013- 2014; 2014-2015 của trường PTDTNT Pác Nặm)

Bảng 2.2. Số lượng học sinh bị kỷ luật qua một số năm


Năm học

Số lượng/

Tỉ lệ

Lý do bị kỷ luật

Hình thức kỷ luật

2011 - 2012

0 = 0%



2012 - 2013

3 = 1,75%

Vi phạm nội quy, chơi

điện tử, đánh nhau

Cảnh cáo trước toàn trường

3 em, phạt lao động 3 em

2013 - 2014

12 = 4,9%

Vi phạm nội quy, chơi

điện tử, đánh nhau

Cảnh cáo trước toàn trường

12 em, phạt lao động 21 em


2014 - 2015


9 = 3,7%

Vi phạm nội quy, chơi điện

tử, vô lễ với thầy cô giáo, đánh nhau có tổ chức

Buộc thôi học 01 học sinh,

cảnh cáo trước toàn trường 8 em

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học năm 2011-2012; 2012-2013; 2013- 2014; 2014-2015 của trường PTDTNT Pác Nặm)

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy phần lớn học sinh của nhà trường có hạnh kiểm tốt, hàng năm đều ở mức trên 82%. Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình từ 2,95 đến 4,7%. Thực tế cho thấy vẫn còn có một bộ phận học sinh có ý thức rèn luyện đạo đức và lối sống chưa tốt. Những học sinh có hạnh kiểm trung bình thường là những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy của trường, lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo thường xuyên nhắc nhở, răn đe

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023