DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo dục và Đào tạo | |
GDCD | Giáo dục công dân |
PTDTNT | Phổ thông dân tộc nội trú |
TBCN | Tư bản chủ nghĩa |
THCS | Trung học cơ sở |
THPT | Trung học phổ thông |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 1
- Giáo Dục Lối Sống Có Văn Hóa Cho Học Sinh Phổ Thông
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Trường Ptdtnt
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Trường Ptdtnt Của Hiệu Trưởng
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Xếp loại hạnh kiểm một số năm học 29
Bảng 2.2. Số lượng học sinh bị kỷ luật qua một số năm 29
Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn
hóa cho học sinh 31
Bảng 2.4. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhận viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục lối
sống văn hóa cho học sinh 33
Bảng 2.5. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo
dục lối sống văn hóa cho học sinh 35
Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của phụ huynh đối với việc giáo dục lối
sống văn hóa cho học sinh 37
Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về những chuẩn mực của lối sống
văn hóa cần phải giáo dục cho học sinh phổ thông 41
Bảng 2.8. Thực trạng việc thực hiện chuẩn mực lối sống văn hóa của
học sinh trong trường (đối tượng khảo sát là giáo viên) 44
Bảng 2.9. Bảng khảo sát thực trạng việc thực hiện các chuẩn mực về lối sống văn hóa của học sinh trong trường (đối tượng khảo
sát là học sinh) 47
Bảng 2.10. Những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh 49
Bảng 2.11. Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện làm
theo các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh 51
Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá đối với hoạt động giáo dục lối sống văn hóa
của nhà trường 54
Bảng 2.13. Những nguồn cung cấp thông tin giúp phụ huynh biết được các chủ trương, nội quy quy định về giáo dục lối sống văn
hóa cho học sinh 56
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa
cho học sinh của giáo viên trong nhà trường 57
Bảng 2.15. Các hình thức giáo dục lối sống văn hóa đã được nhà trường thực hiện 60
Bảng 2.16. Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục
lối sống văn hóa 62
Bảng 2.17. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giáo dục lối
sống văn hóa 64
Bảng 2.18. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục lối sống văn
hóa cho học sinh 66
Bảng 2.19. Sự phối hợp, chỉ đạo giữa các lực lượng trong hoạt động
quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh 67
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất 96
Biểu đồ:
vi
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 97
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là ngoài việc “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh còn phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bảo tồn các giá trị văn hóa...” [10]. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối, lối sống nói chung và việc giáo dục lối sống văn hóa nói riêng cho học sinh là hết sức cần thiết.
1.2. Về mặt thực tiễn
Hiện nay tại các nhà trường PTDTNT nói chung và tại trường PTDTNT Pác Nặm nói riêng công tác giáo dục lối sống văn hóa học đường đã được thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Vẫn còn có học sinh có lối sống chưa phù hợp và có những hành vi, hành động chưa phù hợp với lứa tuổi, phong tục tập quán ở mức độ khác nhau. Đặc biệt ở những địa phương vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số theo học vấn đề này càng trở nên cần thiết.
Công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức hay nói cách khác là chưa có phương pháp quản lý hoạt động này dẫn đến hiện tượng các nhà quản lý giáo dục không nắm được hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh được thực hiện đến đâu? Hiệu quả như thế nào? Lực lượng tham gia giáo dục là ai? Giáo dục những nội dung gì? Ngoài ra, có một số nhà quản lý giáo dục còn chủ quan cho rằng việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh là là thứ yếu, không quan trọng bằng dạy
kiến thức. Chính vì vậy mới dẫn đến hiện tượng một số học sinh người còn có lối sống vô tổ chức, lệch chuẩn văn hóa và đánh mất những nét đẹp vốn có của người Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng đồng thời chưa hình thành nên văn hóa đặc trưng của trường học.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên và để cho công tác quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của trường PTDNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn thật sự có hiệu quả thì người quản lý nhà trường phải có biện pháp quản lý tốt nhất. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn" làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của trường PTDTNT Pác Nặm Bắc Cạn để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động này tốt hơn, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý giáo dục lối sống văn hóa hiện nay cho học sinh tại trường PTDTNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh tại trường PTDNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn.
4. Giả thuyết khoa học
Các biện pháp quản lý công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý và các hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn.
6.2. Khách thể điều tra: Cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm và phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.3. Các phương pháp bổ trợ: phương pháp thống kê, phương pháp kiểm định giả thuyết.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Lối sống, văn hóa và lối sống văn hóa đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu và triển khai.
Về thuật ngữ “Lối sống” lần đầu được nhà Xã hội học người Đức Max Weber (1864 - 1920) sử dụng như một khái niệm khoa học trong công trình nghiên cứu Xã hội học. Sự phân tầng của xã hội được Weber mô tả như hình tam giác: phần đỉnh của tam giác là tầng lớp trên - những người sở hữu tư liệu sản xuất, phần giữa là tầng lớp trung lưu và phần đáy là tầng lớp nghèo khổ không của cải. Mỗi tầng lớp lại chia thành những nhóm nhỏ dựa trên địa vị, cơ may, thu nhập và tiện nghi sinh hoạt khác với những “lối sống” và “mức sống” khác nhau. Chính lối sống, kiểu sống của các nhóm này nói lên sự phân tầng của xã hội khi được ông mô tả bằng những số liệu thống kê xã hội học.
Nhiều mặt, nhiều vấn đề của lối sống được các nhà Xã hội học phương Tây nghiên cứu trước đây: việc làm, sự khác biệt về giới, hôn nhân gia đình, ly hôn, tôn giáo. Tuy nhiên, các vấn đề đó chỉ được nghiên cứu tách rời, chưa theo hệ thống.
Vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ 20, ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, các nhà Xã hội học và Triết học đã phát triển mạnh mẽ lý thuyết “Lối sống XHCN Xô Viết” với hàng trăm tác phẩm đã đề cập đến bản chất, cấu trúc và chức năng của xã hội của lối sống, chẳng hạn N.M.Kêgiêrov với “Vấn đề lối sống trong chiến dịch tuyên truyền tư sản hiện nay”, V.I.Daxêpin với tác phẩm “Lối sống xã hội chủ nghĩa và sự phát triển về mặt tinh thần của con người”, hay X.X.Visnhicôxki với tác phẩm “Lối sống Xô Viết hôm nay và ngày mai”. Tuy có nhiều quan điểm và cách hiểu bản
chất của lối sống khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu các tác phẩm này đều nhất trí với nhau rằng, khái niệm lối sống được đặc trưng cho một hiện thực xã hội, nó là bản chất của một hình thái kinh tế xã hội nhất định được thể hiện trong đời sống hằng ngày của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau trong hoạt động của cá nhân. Lối sống được mô tả như một tập hợp những yếu tố của đời sống xã hội vật chất, xã hội và tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội và của nhóm người hay từng người trong xã hội, hoặc được xem như một phương thức hoạt động của cả một xã hội.
Nhìn chung những nghiên cứu về lối sống của các nhà nghiên cứu ở các nước XHCN đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở. Tiêu chí của lối sống xã hội chủ nghĩa được xác lập bằng cách so sánh mang tính đối lập với lối sống TBCN. Việc nghiên cứu thường nặng về lý luận, kinh viện chứ chưa lý giải đúng mức các biểu hiện cụ thể, đặc trưng các lối sống, kiểu sống hiện thực của các nhóm xã hội hay cá nhân.
Về lĩnh vực “văn hóa” có rất nhiều quan điểm khác nhau. Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần; hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục và văn hóa văn nghệ; văn hóa được đặt trong phạm vi nếp sống lối sống, đạo đức xã hội. Văn hóa là sự hiểu biết nhằm định hướng cho sự phát triển theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Văn hóa là một trong những bộ phận quan trọng cho sự phát triển lâu bền nhiều mặt của một dân tộc.
Đã có rất nhiều những nghiên cứu về văn hóa như của nhà nhân loại học người Anh Edward Burnet Tylor (1832 - 1917), với tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy”. Nhà nhân loại học người Mỹ Edward Sapir (1884 - 1939), với tác phẩm “Lý thuyết văn hóa”.
1.1.2. Sở lược về tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề lối sống đã được đề cập một cách phong phú. Từ năm 1980, nhiều vấn đề lý luận về lối sống đã được đề cập trong nghiên cứu của một số tác giả.