Giáo Dục Lối Sống Có Văn Hóa Cho Học Sinh Phổ Thông

Tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống là gì”, bên cạnh đó tác giả Hà Xuân Trường với bài báo “Từng bước xây dựng nền văn hóa mới” đã đề cập đến nếp sống văn hóa và những mặt biểu hiện của nó” [27].

Những vấn đề về lối sống cũng được tác giả Lê Như Hoa đề cập tới khi “Bàn về lối sống, nếp sống xã hội chủ nghĩa” [23]. Đây là một công trình nghiên cứu lý luận và trình bày một cách có hệ thống các khái niệm, các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt Nam theo mô hình Chủ nghĩa xã hội bao cấp (trước 1986).

Tác giả Đỗ Huy cùng các cộng sự đã bàn tới lối sống có văn hóa trong “Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam” [26]. Theo đó, lối sống có văn hóa là lối sống thể hiện được cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với nhau và mỗi lối sống đều có một hệ chuẩn mực xã hội chi phối.

Những công trình này cho thấy các tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận của lối sống theo những quan điểm khác nhau về mặt lý thuyết và phương pháp luận cho việc nghiên cứu và xây dựng lối sống XHCN chống lại lối sống TBCN.

Những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi đất nước đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có nhiều công trình nghiên cứu về lối sống của học sinh, sinh viên và đề ra những giải pháp giáo dục lối sống cho giới trẻ.

Một số tác giả tiêu biểu như:

Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú” [17], đã đưa ra thực trạng lối sống của sinh viên cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực tại môi trường ký túc xá và đưa ra những kiến nghị nhằm cải tạo điều kiện sống ở ký túc xá cho sinh viên cũng như đưa ra những biện pháp giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên nội trú.

Tác giả Văn Hùng cùng bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa” [24], đã phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở cửa, đồng thời mở ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới.

Tác giả Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang với đề tài: “Thực trạng lối sống của sinh viên đại học Sư phạm Thái Nguyên” [25], đã góp phần làm phong phú thêm việc nghiên cứu lối sống của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên ở miền núi phía Bắc.

1.2. Mốt số khái niệm cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.2.1. Văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì thế, không ít người đã đồng nhất nó với lối sống.

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 3

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh. Khi nói các "trung tâm văn hóa", “nhà văn hóa” chính là nói theo cách hiểu này.

Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là trình độ sống của mỗi người, thể hiện qua cách ăn uống, ăn ở, ăn mặc, đi đứng, nói năng, cư xử với thiên nhiên, với mọi người và với chính bản thân người đó trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong trường hợp này, văn hóa là thước đo trình độ sống của con người và các cấp độ được đánh giá sẽ là: trình độ văn hóa cao, trình độ văn hóa thấp; hoặc người có văn hóa và người vô văn hóa.

Theo Từ điển triết học, “văn hóa” được định nghĩa như sau: “Nói đến văn hoá là nói đến toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong qúa trình lịch sử của mình”.

Ở các nước phương Tây, văn hoá bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cultus, nghĩa ban đầu của cultus là vỡ đất, gieo trồng cây cối, làm nông nghiệp. Đến cuối thời kỳ Cổ đại khái niệm được phát triển thêm nghĩa trừu tượng để nói đến sự phát triển tinh thần, trí tuệ của con người và có thêm nghĩa là trồng người (giáo dưỡng).

Theo quan niệm Trung Hoa cổ đại, văn hoá có thể hiểu là giáo hóa cái đẹp cho con người. Như thế văn hóa có thể coi là quan niệm về cái đẹp của một cộng

đồng mà quan niệm về cái đẹp của mỗi cộng đồng thường không giống nhau. Sự khác nhau trong quan niệm về cái đẹp tạo ra cái đẹp riêng đã làm nên nét độc đáo, khác biệt, nét cá tính hay còn gọi là bản sắc của mỗi cộng đồng. Đó là cơ sở để hình thành nên hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, văn hóa của mỗi quốc gia, văn hóa của từng dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, văn hóa vùng miền, văn hóa làng xã và văn hóa gia đình.

Dĩ nhiên, văn hoá không đồng nhất với văn minh bởi vì văn minh thường gắn với trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất của một xã hội nên luôn biến đổi. Còn văn hoá là kiểu lựa chọn, là cách quan niệm về cái đẹp của mỗi cộng đồng nên thường ổn định. Có thể nói, nếu văn minh là mặt động của một xã hội thì văn hoá chính là mặt tĩnh của xã hội đó. Cho nên có những dân tộc còn lạc hậu, chưa văn minh nhưng vẫn có nền văn hoá riêng hết sức độc đáo.

1.2.2. Lối sống

Thuật ngữ lối sống theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự kết hợp biện chứng giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.

Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học đã đề cập đến khái niệm lối sống ở nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng nhìn chung, các khái niệm lối sống được xem xét với một góc nhìn tổng hợp, đề cập đến mối quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa hoạt động sống và điều kiện sống, giữa hoạt động sản xuất và hoạt động tinh thần của con người.

Nghiên cứ u lối sống gắn liền với hoat

đôn

g của con người và môt

hình

thái kinh tế - xã hôi

nhất điṇ h, GS Thanh Lê quan niêm

: “Nói đến “lối sống” là

nói rõ con ngườ i sống như thế nào, để là m gì, họ là m những gì, cuôc sống của

họ chứ a đưn

g những hà nh vi nào. Vì thế, thưc

chất, lối sống không những chỉ

bao quát những điều kiện sống mà là toà n bộ những hình thứ c hoat

đôn

g sống

của con ngườ i trong quá trình sản xuất của cải vât

chất và tinh thần cũng như

trong các lin

h vưc

xã hôi

- chính tri ̣và gia đình - sinh hoaṭ ” [28, tr.109].

Xem lối sống như những quan hê ̣ xã hôị , PGS,TS Lê Như Hoa cho rằng: “Lối sống là một khái niệm bao gồm các mối quan hệ kinh tế - xã hội, tư

tưởng, tâm lý đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ khác của con người. Đặc trưng sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [23, tr. 9].

Quán triêṭ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lối sống, GS Vũ Khiêu

đã đưa ra môt

khái niêm

lối sống theo nghia

rông: “Lối sống là phạm trù xã hôi

khái quát toà n bộ hoat động của cá c dân tộc, cá c giai cấp, cá c nhóm xã hội, cá c

cá nhân trong những điều kiện của một hình thá i kinh tế - xã hôi nhất định và biêủ

hiện trên các lin

h vưc

của đời sống: trong lao đôn

g và hưởng thu,

trong quan hê

giữa ngườ i vớ i ngườ i, trong sinh hoat tinh thần và văn hóa” [27, tr. 514].

Qua một số định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng, điểm chung cơ bản của

các tác giả khi điṇ h nghia về lối sống là ở chỗ, coi lối sống bao hàm tất cả các

lĩnh vưc

hoat

đôn

g sống cơ bản của con người, từ lao đôn

g, sinh hoaṭ, hoạt

đôṇ g xã hội - chính tri ̣và giải trí.

Chính vì vậy, để tiếp cân

đươc

đầy đủ nôi

dung và pham

vi rôṇ g lớ n, đa

tầng và đa nghĩa của lối sống không thể chỉ dừ ng lai ở cấp đô ̣ bản thể luân ma

phải biết xuất phát từ đó để tiếp cân

xã hôi

hoc

và văn hóa hoc

đối với lối sống.

Chúng tôi cho rằng: Lối sống là tổng hợp những biểu hiện hoạt động của cá nhân và của cộng đồng qua phương thức sản xuất, qua giao tiếp xã hội, tạo nên một kiểu sinh hoạt, một phong cách sống của cá nhân và cộng đồng đó.

1.2.3. Lối sống văn hóa

Văn hóa là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày và trong ngôn ngữ khoa học. Do khái niệm văn hóa được sử dụng và phản ánh nhiều lĩnh vực của nhiều ngành khoa học cụ thể như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, triết học, văn hóa học,…

Văn hóa trong quan niệm của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không những không tách rời, mà nó còn là một bộ phận hữu cơ của chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Các vấn đề về văn hóa, học thuyết về văn hóa của chủ nghĩa Mác có mối liên hệ nội tại với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Trên quan điểm

hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết về văn hóa của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã bàn về bản chất xã hội, tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời đại và tính nhân loại phổ biến của rất nhiều quan niệm văn hóa.

Văn hóa là tổng thể những thành tựu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; là năng lực, sức mạnh bản chất Người và trình độ phát triển của chính con người vì sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng dựa trên nền tảng của phương thức sản xuất nhất định, được biểu hiện ra như là một hệ giá trị vận động và phát triển trong cộng đồng người.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khái niêm “lối sống có văn hóa” hay “lối

sống văn hóa” ra đờ i là để nhấn mạnh đến yêu cầu về phẩm chất văn hóa của viêc

xây dựng lối sống của côṇ g đồng, xã hội và dân tôc̣ , đăc biêṭ là của thế hê ̣trẻ.

Nghị quyết Hôi

Nghi ̣lần thứ năm Ban chấp hành TW khóa VIII (1998)

nêu rõ: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phá t huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thứ c độc lập tự chủ, tư cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, và o mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bướ c vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [12, tr. 54-55].

Lối sống văn hóa mà Đảng và nhân dân ta hướng đến xây dưn

g, trước

hết kế thừ a được các giá tri ̣văn hóa thẩm mỹ truyền thống dân tôc. Các giá tri

văn hóa thẩm mỹ truyền thống dân tộc tồn tai bền vững trong nền văn hóa Viêt

Nam là những giá tri ̣không thể thiếu trong quá trình xây dưn tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

g nền văn hóa tiên

Theo chúng tôi, lối sống văn hóa chính là lối sống có nội hàm gắn với trình

độ thẩm mỹ cao, là lối sống cao đepphong cách sống của con ngườ i.

thể hiên

trong mứ c sống, lẽ sống, nếp sống và

1.2.4. Giáo dục lối sống có văn hóa cho học sinh phổ thông

1.2.4.1. Đặc điểm lối sống của học sinh phổ thông hiện nay

- Tâm sinh lý có sự thay đổi mạnh mẽ, chiều cao, cân nặng tăng nhanh và đặc biệt có sự phát dục. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới lối sống của học sinh.

- Đã có mục đích sống và lý tưởng sống khá rõ ràng, đã bắt đầu tự định hướng được tương lai và hoài bão của bản thân.

- Có cách ăn mặc và ứng xử riêng biệt, dần dần chuyển từ giai đoạn “thiếu nhi” sang giai đoạn “thanh niên”, bắt đầu có sự hình thành “gu” thẩm mỹ.

- Có sự khẳng định mình trong học tập, có mục đích học tập rõ ràng.

- Biết lao động và có những nhìn nhận về lao động theo nhiều hướng khác nhau.

- Muốn khẳng định, thể hiện bản thân minh đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè.

- Chịu sự ảnh hưởng lớn của gia đình, thầy cô, bạn bè, phim ảnh...

- Dễ dàng thích nghi và thay đổi theo xu thế chung của xã hội.

Như vậy có thể nhận định rằng, lối sống của học sinh phổ thông hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi tâm lý, sinh lý của lứa tuổi “dậy thì”. Những biểu hiện của lối sống của lứa tuổi này là sự pha trộn giữa “hình hài và bản năng” của người lớn và “tâm lý, hành vi, suy nghĩ” của trẻ con. Hơn nữa lối sống của học sinh phổ thông rất dễ bị ảnh hưởng về cả mặt tích cực và tiêu cực từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội.

1.2.4.2. Mục tiêu của giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

- Giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về các chuẩn mực của đời sống, lối sống có văn hóa. Những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã đúc kết, tiếp thu và phát triển cho đến ngày nay và những giá trị của văn hóa thời hội nhập hiện nay mang lại.

- Trên cơ sở có những hiểu biết về các chuẩn mực của đời sống văn hóa, biết tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa giúp học sinh có ý thức thực hiện lối sống có văn hóa trong thời đại văn hóa rất đa dạng như hiện nay. Đặc biệt trở thành những con người có nhân cách tốt, có tri thức, có đạo đức và đậm đà bản sắc dân tộc.

- Giáo dục cho học sinh có cách nghĩ, thói quen và hành động một cách có văn hóa trong môi trường sống ở trường, ở lớp, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô giáo. Làm cho học sinh thường xuyên, liên tục được sống trong môi trường có lối sống văn hóa lành mạnh. Từ đó góp phần xây dựng lối sống văn hóa không chỉ cho học sinh mà còn góp phần xây dựng nên văn hóa học đường.

1.2.4.3. Giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông

Giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh thực chất là giáo dục đạo đức - nhân cách vì vậy giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp cụ thể nhằm biến những chuẩn mực văn hóa đã được xây dựng, tiếp thu, vun đắp và thừa nhận trở thành những phẩm chất cần có của mỗi học sinh.

Mục đích của giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông

Về nhận thức: Học sinh có sự hiểu biết về các chuẩn mực của lối sống văn hóa phù hợp với con người Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông mà những chuẩn mực đó đã được xã hội thừa nhận và đã được pháp luật quy định thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường, thông qua các mối quan hệ giữa bản thân học sinh với thầy cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng, trong công việc học tập, lao động, vui chơi và giải trí.

Về kỹ năng, hành vi: Học sinh từng bước hình thành và có được những lời nói, hành động, cách cư xử, ứng xử, ăn mặc, tham gia các hoạt động học tập, lao động, tham gia văn nghệ thể thao, giao thông, internet và các hoạt động xã hội đúng với chuẩn mực văn hóa. Hình thành nên thói quen “sống có văn hóa”.

Về thái độ: Học sinh bước đầu có thái độ có trách nhiệm đối với bản thân về những suy nghĩ, phát ngôn, hành động và các mối quan hệ của bản thân đối với mọi người xung quanh, biết tôn trọng bản thân mình. Có thái độ lên án với những suy nghĩ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa trong và ngoài nhà trường. Hơn nữa các em biết quan tâm, chia sẻ những hiểu biết về lối sống văn hóa của bản thân đối với gia đình, thầy cô, bạn bè và có sự ủng hộ những lời nói, hành động, cử chỉ có văn hóa.

Nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh:

Nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh đó là giáo dục cho các em các chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình và xã hội. Giáo dục các chuẩn mực về lối sống văn hóa trong quan hệ với bản thân và với môi trường xung quanh.

Nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông tập trung chủ yếu vào các chuẩn mực cơ bản sau:

- Biết tự chăm sóc bản thân với lối sống hợp vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp.

- Trong học tập cần có thái độ đúng đắn, phải có động có học tập, không bỏ học và gian lận trong kiểm tra, thi cử.

- Trong văn hóa tiêu dùng cần biết quý trọng đồng tiền, của cải vật chất do bố mẹ làm ra, không tiêu xài hoang phí. Biết gìn giữ của cải của riêng và của công.

- Trong văn hóa lao động cần trân trọng các giá trị của lao động và học tập mang lại.

- Trong văn hóa sinh hoạt học sinh cần đảm bảo thực hiện tốt nội quy nhà trường, nền nếp gia đình, trật tự xã hội, không tham gia các tệ nạn xã hội.

- Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử cần có văn hóa với mọi người xung quanh, không nói tục, chửi thề, cần kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và tôn trọng bạn bè.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí