Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 2


các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Đồng thời, tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa, góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ văn hóa nghệ thuật với Quân đội, với đất nước. Dưới góc độ vi mô, Quản lý HĐBDNT góp phần kiểm soát chặt ch việc thực hiện các hoạt động này, định hướng theo đúng đường lối, chủ trương mà v n đẩm bảo giá trị cốt lõi. HĐBDNT là một đặc thù và đặc trưng trong cơ chế hoạt động nghệ thuật của các Đoàn Văn công quân đội (VCQĐ), vừa là nhiệm vụ chính trị qua lăng kính nghệ thuật nh m thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo nghệ thuật, vun đắp, phát triển giá trị văn hóa cho quân nhân, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, góp phần phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội.

HĐBDNT gắn liền với những kỹ năng, kỹ nghệ và các cung bậc của cảm xúc. Với những người họat động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và HĐBDNT tại các đoàn VCQĐ nói riêng thì sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong suốt cuộc hành trình kể cả trong công việc quản lý, bảo đảm tính liên tục, bền vững, mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác này. Trong thời kỳ đổi mới, giao lưu hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, đất nước ta đã và đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, xã hội số, quốc gia số, vận dụng thành quả của cách mạng Công nghiệp 4.0, xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, công tác quản lý văn hóa nói chung quản lý HĐBDNT trong các Đoàn VCQĐ nói riêng trong giai đoạn hiện nay không chỉ đáp ứng chức năng giáo dục tuyên truyền nhận thức cho bộ đội mà còn góp phần vào xây dựng phát triển con người Việt Nam, văn hóa dân tộc, phát triển văn hóa quân sự, quảng bá giá trị văn hóa quân sự tới quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ngày càng đa dạng, phong phú của cán bộ, chiến sĩ.


Hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Điều này không chỉ đến từ lý do của dịch bệnh COVID-19, mà còn bởi những lý do liên quan đến quản lý văn hóa. Việc thiếu những kỹ năng quản lý và kỹ năng kinh doanh trong quản lý hoạt động biểu diễn khiến cho các đơn vị nghệ thuật lúng túng trong nền kinh tế thị trường. Đoàn văn công quân đội lại là những đơn vị nghệ thuật đặc thù. Ra đời trong chiến tranh với nhiệm vụ phục vụ quân đội, nâng cao đời sống tinh thần cho chiến sĩ, giờ đây, bối cảnh xã hội thay đổi đòi hỏi các đoàn văn công quân đội cũng cần có cách thích nghị với điều kiện cụ thể. Để làm được điều đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ là rất cần thiết. Hiện nay, các Đoàn VCQĐ đang phải đối mặt với những khó khăn trong vấn đề quản lý nói chung và quản lý HĐBDNT nói riêng. Từ kĩ năng, phương thức quản lý; phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nội dung, hình thức, phương thức biểu diễn nghệ thuật; cơ sở vật chất và đặc biệt là cơ chế chính sách đặc thù cho lĩnh vực này.

Bởi những yếu tố trên, NCS lựa chọn đề tài Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay như một nghiên cứu ứng dụng nh m đưa ra những giải pháp về công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ nh m nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động nghệ thuật tại các đoàn VCQĐ.

2. M c đ ch v nhiệm v nghi n cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này ở các đoàn VCQĐ trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:


Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 2

- Hệ thống hóa những khái niệm những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐBDNT và cơ chế quản lý các hoạt động này tại các đoàn VCQĐ.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý HĐBDNT của một số đoàn văn công theo phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Đánh giá chất lượng các HĐBDNT qua việc phân tích, làm rõ các nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế từ thực trạng quản lý hoạt động này tại 03 đoàn VCQĐ từ năm 2018 đến nay.

- Nêu định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các HĐBDNT tại các đoàn VCQĐ nh m đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, gắn liền với xu hướng phát triển văn hóa nghệ thuật của Quân đội và đất nước trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tư ng v phạm vi nghi n cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: luận án lựa chọn 03 Đoàn Văn công là Đoàn Văn công Quân khu 1 (QK1); Đoàn Văn công Quân khu 3 (QK3) và Đoàn Văn công Quân chủng Phòng Không - Không quân (PKKQ) vì các lí do sau:

- Đoàn Văn công QK1 có địa bàn biểu diễn tại các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Lạng Sơn, Cao B ng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh và Thái Nguyên…

- Đoàn Văn công QK3 có địa bàn biểu diễn tại 9 tỉnh/ thành phố vùng duyên hải và đồng b ng phía Bắc gồm: Quảng Ninh (vùng Đông Bắc Bộ), Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (vùng đồng b ng sông Hồng) và Hòa Bình (vùng Tây Bắc Bộ).

- Đoàn Văn công Quân chủng PKKQ với đặc thù là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc Quân chủng mang đặc thù của khoa học kĩ thuật có


địa bàn biểu diễn tại khắp các điểm đóng quân trên cả nước, từ Bắc vào Nam.

Như vậy, việc lựa chọn 3 đơn vị VCQĐ có tính đại diện địa bàn biểu diễn: miền núi, vùng duyên hải và đồng b ng, cũng như có tính linh hoạt theo nhiệm vụ điều động của Cục Chính trị; Cục Tuyên huấn; Tổng Cục Chính trị theo từng mục đích và giai đoạn. Trong nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cũng đề cập đến bối cảnh chung của các đoàn VCQĐ và d n số liệu, thực trạng HĐBDNT của 03 Đoàn để làm rõ những luận điểm đưa ra.

Về thời gian: nghiên cứu đánh giá quá trình từ khi hình thành các đoàn VCQĐ đến nay. Trong đó phạm vi thời gian lấy số liệu khảo sát được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021. Đây là thời gian đề tài trực tiếp tiến hành khảo sát, lấy số liệu tại địa bàn.

4. Phương pháp luận v phương pháp nghi n cứu

4.1. Phương pháp tiếp cận

Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Phương pháp này nh m tiếp cận quản lý HĐBDNT b ng nhiều cách thức như từ góc độ quản lý văn hoá để đánh giá hoạt động quản lý của các Đoàn VCQĐ, từ góc độ của nghệ thuật học để tìm hiểu các thành tố nghệ thuật nh m trả lời cho câu hỏi HĐBDNT nào phù hợp trong điều kiện nhân lực hiện có ở mỗi đoàn VCQĐ; xã hội học để biết được nhu cầu thưởng thức HĐBDNT trong toàn quân hay kinh tế học văn hóa để tìm giải pháp nh m đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng diễn viên để đưa HĐBDNT trở nên thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay.

Luận án sử dụng quan điểm nghiên cứu dựa trên nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và của Quân đội nhân dân Việt Nam về văn hóa nghệ thuật.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp khảo sát

Phương pháp này dự kiến được áp dụng tại 03 địa bàn: (1) Đoàn Văn


công quân khu 1, (2) Đoàn Văn công quân khu 3; (3) Đoàn Văn công quân chủng Phòng không - Không quân nh m tìm hiểu thực trạng HĐBDNT và qua đó biết được mặt tích cực, hạn chế để đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu

Tham vấn chuyên gia: phỏng vấn các nhà quản lý, các nghệ sĩ, các chuyên gia trong và ngoài Quân đội thuộc lĩnh vực quản lý văn hóa, thực hành nghệ thuật biểu diễn

Phiếu điều tra xã hội học: Khảo sát nhu cầu và đánh giá về các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đối tượng thụ hưởng nghệ thuật, điều tra phỏng vấn một cách ng u nhiên b ng phiếu hỏi cán bộ, chiến sĩ tại 10 đơn vị cơ sở thuộc các địa bàn đóng quân của Quân khu 1, Quân khu 3, Phòng không - Không quân với 495 phiếu phỏng vấn. Kết quả khảo sát được xử lý b ng chương trình phần mềm SPSS 22.0.

4.2.2. Phương pháp tổng hợp

Tất cả các tài liệu trong nước và nước ngoài được tìm kiếm theo các chủ đề: (1) Lý thuyết về quản lý văn hóa (2) Lý thuyết về nghiên cứu ứng dụng Nghệ thuật học (3) Các công trình nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý văn hóa nghệ thuật trong Quân đội. Nguồn tài liệu cho chủ đề (1) và

(2) tập hợp qua các thư viện và sự tư vấn của các chuyên gia thì tài liệu cho chủ đề (3) được tìm kiếm từ 2 nguồn: (1) các tài liệu lưu trữ trong các đoàn Văn công Quân đội từ 2018 đến nay (2) những hoạt động biểu nghệ thuật tại các đoàn Văn công Quân đội từ 2018 đến nay.

Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa những thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, các văn bản chỉ đạo tổ chức HĐNTBD của các Đoàn Văn công quân từ năm 2018 đến nay. Phương pháp này cho phép người viết nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể, từ đó rút ra những kết luận, những tổng kết, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

4.3. Cách thức tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng


Đề tài tiến hành các phương pháp nghiên cứu, khảo sát như sau:

- Tổng hợp số liệu về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân khu 1, Quân khu 3, Phòng không - Không quân.

- Tổ chức khảo sát thực tế tại các Đoàn Văn công

- Tổ chức phát phiếu điều tra cho cán bộ chiến sĩ các đơn vị có các Đoàn Văn công đến biểu diễn với 495 phiếu phỏng vấn. Kết quả khảo sát được xử lý b ng chương trình phần mềm SPSS 22.0. Phép phân tích được dùng trong nghiên cứu là: Phân tích thống kê mô tả tần suất (%), phân tích tương quan giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc, điểm trung bình Mean với cơ cấu m u như sau: Về giới tính: Về cơ cấu giới tính trong cuộc khảo sát, tỷ lệ nam giới là 94.5% (468 người) và nữ giới là 27 người chiếm 5.5%; Về tuổi: độ tuổi của cán bộ tham gia trong cuộc khảo sát từ 17 đến 54 tuổi, phân chia theo nhóm tuổi ta có: nhóm từ 25 tuổi trở xuống là 194 người chiếm 39.2%, từ 26-35 tuổi chiếm 26.7% (132 người) và từ 36 tuổi trở lên chiếm 37.1% với 169 người. Để so sánh giá trị trung bình của biến độc lập với biến phụ thuộc, tức là so sánh điểm trung bình giữa 2 nhóm tuổi với các biến phụ thuộc, NCS phân chia tuổi của người trả lời thành 2 nhóm là dưới 30 tuổi và trên 30 tuổi trong phân tính so sánh điểm trung bình ở một số nội dung có ý nghĩa thống kê.

- Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý các Đoàn Văn công, các chiến sĩ, diễn viên các Đoàn VCQĐ, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý HĐBDNT để có những nhận định khách quan về công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ.

5. Câu hỏi nghi n cứu v giả thuyết nghi n cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

- HĐBDNT và quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ có đặc thù gì


ảnh hưởng đến chất lượng quản lý, chất lượng HĐBDNT?

- Thực trạng công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay như thế nào?

- Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đoàn VCQĐ là nội hàm hoạt động của các thiết chế văn hóa, là một bộ phận của công tác Đảng, công tác Chính trị (CTĐ, CTCT) của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam nh m đáp ứng nhu cầu sáng tạo, phổ biến, hưởng thụ, bảo tồn các giá trị văn hóa; tuyên truyền giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội. Đồng thời góp phần đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… góp phần củng cố vững chắc trận địa văn hóa tư tưởng của Đảng trong Quân đội, xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ cũng có những đặc thù riêng, khác với công tác quản lý HĐBDNT của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp công lập

- Công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay đã được thực hiện tốt, hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, thực hiện tốt các vai trò, nhiệm vụ chính trị đặt ra. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý v n còn nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục.

- Để công tác quản lý HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ đạt được hiệu quả cao cần có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, toàn diện, bám sát quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển văn hóa của đất nước và trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa


dạng của cộng đồng các dân tộc, đảm bảo văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt.

6. Ý nghĩa khoa học v thực tiễn của đề t i

6.1. Ý nghĩa khoa học

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các HĐBDNT; các quan điểm, giải pháp về nâng cao chất lượng HĐBDNT trong Quân đội.

- Xác định hệ quy chiếu giữa giá trị nghệ thuật, HĐBDNT và cơ chế quản lý từ đó đề xuất định hướng và xây dựng các nhóm giải pháp quản lý mang tính hệ thống. Đây được xem là đóng góp có ý nghĩa khoa học quan trọng đối với khoa học chuyên ngành Quản lý văn hóa bởi việc hướng đến nghiên cứu ứng dụng của ngành khoa học này.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm các phương thức quản lý HĐBDNT hướng tới các giá trị mà không tách rời hay đi ngược với cơ chế quản lý văn hóa nghệ thuật trong Quân đội.

- Kết quả nghiên cứu giúp các Đoàn VCQĐ, các cán bộ quản lý văn hóa, nhận diện những tác động tích cực của giá trị nghệ thuật trong các HĐBDNT.

- Kết quả nghiên cứu góp phần trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật trong Quân đội giai đoạn hiện nay, từ đó trở thành bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, lãnh đạo các Đoàn VCQĐ.

7. Bố c c của luận án

Ngoài phần Mở đầu (04 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục, Luận án gồm có 03 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí