Những Công Trình Nghiên Cứu Về Hoạt Động Nghệ Thuật Trong Quân Đội


Quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong cơ chế thị trường của tác giả Lê Thị Hoài Phương đã khái quát về nghệ thuật biểu diễn Việt Nam và trình bày nội dung quản lý nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu quá trình xã hội hoá hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Kinh nghiệm quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở nước Anh. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ không chuyên được tác giả đề cập đến như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội, hay nhu cầu thưởng thức của công chúng (đặc biệt ở những nơi công cộng). Tuy nhiên, do mục đích riêng nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, việc xã hội hoá hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Qua đó đưa ra một số giải pháp định hướng phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn [89].

Các công trình nghiên cứu này đều có những đánh giá khách quan, khoa học về thành tựu cũng như khó khăn, hạn chế của công tác quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức nghệ thuật hiện nay, đồng thời đề xuất những giải pháp nh m tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động nghệ thuật trong Quân đội

+ Nghiên cứu về hoạt động nghệ thuật trong Quân đội nói chung

Văn hoá, văn nghệ là một hình thức hoạt động cơ bản của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, có vai trò quan trọng, trực tiếp giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng động cơ, ý chí, quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ. Cùng với các mặt công tác khác, thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ nh m làm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong đời sống chính trị tinh thần của Quân đội; góp phần hình thành phát triển nhân cách quân nhân, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư


tưởng, tổ chức, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Trong đó, việc tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện nhân cách của mỗi thành viên trong cộng đồng nói chung và của mỗi người lính nói riêng. Việc tổ chức tốt hoạt động biểu diễn nghệ thuật cho người lính tạo tiền đề thúc đẩy quá trình huấn luyện và rèn luyện đạt kết quả cao trong các đơn vị. Đối với lĩnh vực này không có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên khảo mà chỉ có một số công trình nghiên cứu liên quan có thể tham khảo như:

Năm 2003, tác giả Ứng Duy Thịnh thực hiện đề tài khoa học cấp Tổng cục Chính trị: Nâng cao chất lượng hoạt động ca múa nhạc chuyên nghiệp trong quân đội hiện nay. Trong đề tài này, tác giả đã khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng hoạt động ca múa nhạc chuyên nghiệp trong Quân đội, từ đó đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng các hoạt động này như: Xác định đối tượng phục vụ làm cơ sở để xây dựng và biểu diễn nghệ thuật; Nâng cao chất lượng nghệ thuật ca múa nhạc; Nâng cao chất lượng công tác Đảng, công tác chính trị trong hoạt động nghệ thuật; Nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật và một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng chương trình; Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến; Tăng cường hợp tác giữa các đoàn nghệ thuật trong và ngoài quân đội. Đề tài nghiên cứu trong bối cảnh đất nước có những chuyển biến sâu rộng trên cơ sở của giao lưu và hội nhập quốc tế, cũng như nhiệm vụ của người lính trong thời bình có những chuyển biến rõ ràng, từng bước tham gia sâu rộng vào đời sống xã hội như làm kinh tế, hỗ trợ người dân ở những vùng còn khó khăn. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cơ quan chủ quan, Tổng cục Chính trị, có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với những đổi thay của xã hội nói chung và Quân đội nói riêng [101].

Xuất phát từ nhu cầu đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và đặc thù của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nên các hoạt động văn hoá nghệ thuật trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.


Quân đội đã được hình thành ngay từ khi Đảng ta thành lập ra các tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Văn hoá, văn nghệ là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời và có tác dụng trực tiếp, to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội và các lực lượng vũ trang cách mạng nói chung và để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng nói riêng” [80, tr.163-164]. Năm 2007, tác giả Nguyễn An Thuyên thực hiện đề tài khoa học cấp

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 4

Bộ Quốc phòng Đổi mới nội dung phương thức hoạt động văn hoá nghệ thuật góp phần bồi dưỡng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ thời kì mới. Đề tài gồm 3 chương đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hoá - nghệ thuật trong Quân đội (chương 1); Những vấn đề cơ bản về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hoá - nghệ thuật trong Quân đội (chương 2); Các giải pháp thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hoá - nghệ thuật trong Quân đội (chương 3). Theo đó, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã trình bày và làm rõ nội dung các thiết chế văn hoá trong Quân đội cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện và tương đối ổn định; hoạt động có hiệu quả, phát huy được chức năng, nhiệm vụ, giữ vững định hướng chính trị trong hoạt động, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, góp phần chống lại văn hoá xấu độc và âm mưu thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, phản động. Đặc biệt từ năm 1992, thực hiện Nghị quyết Trung ương IV (khoá VII), Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo, củng cố, tổ chức lại hệ thống thiết chế văn hoá trong Quân đội. Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận, quan điểm, đường lối, chính sách, nguyên tắc hoạt động văn hoá nghệ thuật của Đảng cộng sản Việt Nam, những vấn đề về phẩm chất, nhân cách của quân đội cách mạng. Đề tài cũng đã làm rõ những tác động tích cực của hoạt động văn hóa nghệ thuật trong việc hình thành nhân cách chiến sĩ, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa nghệ thuật trong quân đội


góp phần xây dựng hình ảnh bộ đội Cụ Hồ. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tác động không nhỏ đến nhận thức, đường lối chỉ đạo trong toàn quân về hoạt động văn hoá nghệ thuật sau hơn 20 năm đổi mới (từ 1986) [106].

Năm 2009, tác giả Đặng Mỹ Hạnh thực hiện đề tài khoa học cấp Tổng cục Chính trị: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng biểu diễn ca múa nhạc của các đoàn nghệ thuật trong Quân đội hiện nay. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng hoạt động biểu diễn tại các đơn vị nghệ thuật trong Quân đội giai đoạn hiện tại, xây dựng các giải pháp nâng cao nhận thức vai trò của nghệ thuật biểu diễn ca, múa, nhạc trong đời sống tinh thần bộ đội, nâng cao trình độ thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật ở các đơn vị cơ sở, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý, xây dựng phng trào hoạt động văn hoá văn nghệ tại các đơn vị cơ sở, kết hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý từ góc tiếp cận hoạt động biểu diễn [48].

Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai thực hiện luận văn thạc sỹ của về Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca - múa - nhạc dân tộc trong các đoàn nghệ thuật Quân đội đã tập trung nghiên cứu hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca - múa - nhạc dân tộc ở một số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong thời kỳ hội nhập từ năm 2005 - 2010. Luận văn đánh giá thực trạng, vai trò, giá trị của hoạt động biểu diễn ca - múa - nhạc dân tộc trong đời sống tinh thần của chiến sĩ và nhân dân; chỉ ra những nội dung cơ bản trong hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật, đồng thời đề xuất một số giải pháp nh m nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca - múa - nhạc ở các đơn vị nghệ thuật trong thời kỳ hội nhập [71].

Năm 2013, tác giả Nguyễn Đức Trịnh thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng Phát triển nguồn nhân lực văn hoá nghệ thuật Quân đội thời kì mới, trong đó đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và đặc điểm của nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật quân đội, làm tiền đề cho việc xác định cơ


cấu và trình độ chuyên môn cần đạt được đối với nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đề tài đánh giá thực trạng đội ngũ hoạt động văn hóa nghệ thuật Quân đội, phân tích các nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật thời kỳ mới như nâng cao nhận thức lãnh đạo, tăng cường sự của các cấp ủy đảng, chính trị viên và người chỉ huy các cấp đối với phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới cơ bản, đồng bộ cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật quân đội, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại [120].

Liên quan đến nhóm nghiên cứu này, tác giả Bùi Lê Phong trong bài viết: Nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá văn nghệ ở đơn vị cơ sở Quân đội đã nhận định: Đi đôi với việc quy hoạch, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, nhân viên, lực lượng có khả năng ngay từ cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị làm hạt nhân, nòng cốt hoạt động VHVN. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, hạt nhân VHVN của các đơn vị cơ sở; đưa các nội dung công tác VHVN vào chương trình đào tạo đối với học viên tại các học viện, trường sĩ quan quân đội. Kết hợp tốt công tác giáo dục chính trị tại đơn vị với các hoạt động bồi dưỡng nâng cao khả năng, kỹ năng thực hành về tổ chức các hoạt động VHVN cho đội ngũ cán bộ cơ sở” [85, tr.113-116].

+ Nghiên cứu về hoạt động nghệ thuật của Đoàn Văn công, Nhà hát ca múa nhạc Quân đội

Sau này, khi quan điểm của Đảng về đường lối văn nghệ đã mở rộng cho nhiều hình thức và loại hình văn nghệ được tổ chức thì cũng có nhiều hơn


các công trình nghiên cứu liên quan như:

Năm 2001, cuốn 50 năm Đoàn ca múa nhạc Quân đội nhân dân (1951- 2001) do Nxb Quân đội Nhân dân phát hành, đã hệ thống quá trình hình thành, phát triển của Đoàn, trong đó có đề cập đến những nghệ sĩ có những đóng góp đưa tiếng hát, tiết mục văn nghệ, chương trình nghệ thuật đến các điểm đóng quân, mặt trận trong những ngày tháng cam co của cuộc chiến chống quân xâm lược, cũng như là một địa chỉ đào tạo, biểu diễn tin cậy của Quân đội trong thời bình [79].

Năm 2018, tác giả Lê Thị Minh Thu thực hiện và bảo vệ thành công, luận văn thạc sĩ Quản lý nhà hát ca múa nhạc quân đội, tại trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Đề tài gồm 3 chương, trong đó có hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà hát và về Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, khảo sát thực trạng công tác quản lý của nhà hát để từ đó đưa ra giải pháp nh m nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong tình hình mới. Kết quả nghiên cứu là những dữ liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu trong đề tài này [103].

Năm 2017, tác giả Lê Đặng Bảo Anh bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ của về Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Văn công Phòng không - Không quân. Tác giả mới cũng nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Văn công Phòng không, không quân đồng thời đưa ra một số giải pháp trong công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn [3].

Năm 2018, tác giả Nguyễn Văn Hiếu bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công Quân khu 3, tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Trong nghiên cứu, trên cơ sở những thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tác giả đã đưa ra định hướng và giải pháp nh m nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại Đoàn Văn công quân khu 3. Hai công trình trên đều đã đánh giá được cơ bản


thực trạng hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật ở các đơn vị VCQĐ, qua đó góp phần đổi mới nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, làm đa dạng và hấp d n hơn nữa các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Đoàn Văn công [53]. Tuy nhiên, đây chỉ là các nghiên cứu nhỏ lẻ, từng trường hợp, mà chưa nghiên cứu hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật ở các Đoàn VCQĐ một cách tổng thể để có cái nhìn toàn diện về mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động của các Đoàn VCQĐ, đặc thù, sự khác biệt giữa các đoàn VCQĐ với các đơn vị biểu diễn nghệ thuật ngoài Quân đội.

+ Một số báo cáo, bài viết về hoạt động nghệ thuật tại các đoàn văn công quân đội

Năm 1998, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam có Báo cáo tổng kết hoạt động văn hoá, văn nghệ toàn quân tại Hội nghị Ban Chấp hành TƯ 5 khoá VIII, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết đổi mới về hoạt động nghệ thuật tại các Đoàn Văn công đáp ứng được tình hình mới, cũng như đa dạng, phong phú và đưa các hoạt động nghệ thuật tại Đoàn Văn công thực chất theo đúng mục tiêu đề ra [113].

Năm 2001, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản cuốn Một số hiểu biết cơ bản về văn học - nghệ thuật, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết của hoạt động nghệ thuật trong các đơn vị Quân đội, góp phần hoàn thiện nhân cách và nâng cao đời sống tinh thần cho người lính tại các địa điểm đóng quân, sinh hoạt tập trung và có tính chất đặc thù của lực lượng vũ trang [115].

Năm 2006, tác giả Trần Văn Giàu có bài viết “Đặc điểm của văn hoá Quân đội” đăng trên Tạp chí văn hoá quân sự, trong đó đề cập đến sự cần thiết của hoạt động nghệ thuật của các Đoàn Văn công như một phương thức hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lính [46].

Bàn về lĩnh vực giáo dục văn hoá thẩm mỹ trong Quân đội, tác giả


Phạm Văn Xây kh ng định “Nghệ thuật là phương pháp giáo dục quan trọng và hiệu quả nhất, bởi nghệ thuật có khả năng tác động rất lớn tới tư tưởng, tình cảm và sự phát triển toàn diện của bộ đội. Với sức mạnh riêng của mình, nghệ thuật s tác động vào mỹ cảm, tạo nên những rung động trong hoạt động tinh thần, xây dựng tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, làm cơ sở cho việc hình thành những thị hiếu tốt, lý tưởng trong sáng, lành mạnh của bộ đội” [133, tr. 92-95].

Trong bài viết “Đẩy mạnh phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, tác giả nhận định Văn hoá, văn học, nghệ thuật trong quân đội là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với sự phát triển của đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật và đời sống tinh thần của bộ đội đang đứng trước vận hội mới. Với chủ trương đúng đắn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị cùng với tài năng, nhiệt huyết của các nghệ sĩ - chiến sĩ, hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật trong Quân đội chắc chắn s có bước phát triển mới, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó [148].

Trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến và hội nhập văn hoá quốc tế, nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật được du nhập vào nước ta, với những hình thức mới lạ đã và s thách thức công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công trong việc tổ chức những hoạt động nghệ thuật mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nhưng theo tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị của Đoàn Văn công. Với mục tiêu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động văn hoá văn nghệ cũng như biểu diễn nghệ thuật cho người lính, nâng cao đời sống văn hoá trong tình hình mới, các cấp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022