Nhận Xét Chung Về Tình Hình Nghiên Cứu


ngành cần bám sát một số định hướng như: tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, nắm vững các quan điểm của Đảng về công tác văn hoá văn nghệ được thể hiện tập trung trong nhiều Nghị quyết quan trọng về văn hoá, văn học, nghệ thuật như Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tiếp tục đổi mới mạnh m , toàn diện các hoạt động văn hoá văn nghệ, trong đó có hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Chú trọng huy động hiệu quả sự sáng tạo của chiến sĩ, diễn viên các đoàn văn công trong việc dàn dựng, viết kịch bản những đề tài, chương trình gắn liền với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của chiến sĩ, của nhân dân trong bối cảnh hiện nay [149].

1.1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu

- Đóng góp của các nguồn tư liệu về vấn đề nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục đặt ra

Việc nghiên cứu hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội có mục đích để tìm ra phương thức quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật sao đem lại hiệu quả thiết thực, nh m nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của bộ đội. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác Đảng, công tác Chính trị của quân đội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, gắn liền với quan điểm, chủ trương về phát triển văn hóa của Chính phủ. Do đó, luận án được thực hiện với mong muốn góp phần bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu có hệ thống về công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cũng như qua nghiên cứu đưa ra những giải pháp nh m nâng cao chất lượng cho công tác tổ chức các hoạt động này ở Đoàn Văn công quân đội trong bối cảnh hiện nay.

- Những đóng góp của các nguồn tư liệu nghiên cứu trước đây:

+ Về mặt lý luận: Đóng góp nổi bật về mặt lý luận của các công trình nghiên cứu trước đây được thể hiện qua hệ thống các khái niệm liên quan đến


hoạt động nghệ thuật tại các Đoàn Văn công, tiêu biểu là các nghiên cứu của tác giả Ứng Duy Thịnh, Nguyễn An Thuyên, Đặng Mỹ Hạnh,... Với cách tiếp cận này các tác giả đã làm rõ sự cần thiết của hoạt động nghệ thuật góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần trong toàn quân, tạo những không gian và hoạt động lành mạnh giúp người hình hoàn thiện nhân cách, cân b ng sau thời gian rèn luyện, tham gia chiến đấu. Theo đó việc nghiên cứu hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công quân đội cần đặt trong bối cảnh cụ thể về thời gian, không gian, trong sự xem xét đồng bộ mối quan hệ giữa các yếu tố như: bối cảnh xã hội, nhu cầu của đối tượng thụ hưởng nghệ thuật, định hướng của Đảng - Nhà nước - Bộ Quốc phòng, yếu tố hội nhập và phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong Đoàn VCQĐ phải được xem là trung tâm hội tụ các hình thức văn hoá nghệ thuật phù hợp với nhu cầu thưởng thức của đối tượng thụ hưởng nghệ thuật và khả năng đáp ứng của đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Nói cách khác, sự đa dạng trong hình thức thể hiện s góp phần chuyển tải nội dung và đáp ứng được mục đích đề ra đối với những hoạt động này. Vì vậy, đối với việc nghiên cứu hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong Đoàn Văn công Quân đội cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể, nghệ sĩ và không gian, môi trường cụ thể để từ đó làm rõ đặc điểm nghệ thuật biểu diễn trong mối liên hệ với địa phương, vùng miền, hay nơi đóng quân,... Theo đó, việc thực hiện đề tài luận án này chính là sự tiếp tục hướng tiếp cận nghiên cứu về hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các tác giả đi trước, trên cơ sở đó đi sâu về sự cần thiết đổi mới nh m đáp ứng xu thế vận động, phát triển của các loại hình nghệ thuật biểu diễn của xã hội nói chung và trong Quân đội nói riêng.

Về mặt thực tiễn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Với sự tham gia của nhiều tác giả công tác tại các đơn vị khác nhau, về cơ bản các công trình đi trước đã cung cấp được một cách hệ thống về hoạt


Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 5

động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ. Tùy vào đặc điểm của các Đoàn Văn công trên các địa bàn khác nhau và nhiệm vụ đặt ra ở mỗi thời điểm nên đây là nguồn tư liệu cần thiết cho việc tìm hiểu, so sánh thực trạng trước và nay để từ đó đưa ra được những giải pháp có tính kế thừa, cũng như phát huy những mặt tích cực và nhiệm vụ chính trị có tính then chốt ở các Đoàn Văn công.

Một số công trình đã có những đóng góp nhất định qua việc chỉ ra đặc trưng của hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công có tính đa dạng, căn cứ vào đội ngũ văn nghệ sĩ tại Đoàn và từng thời điểm, nhiệm vụ chính trị đặt ra. Qua đó cho thấy sự nổi bật đồng thời cũng là sức hút của các hoạt động nghệ thuật, chủ yếu là ca múa nhạc. Vì vậy, trong giải pháp đưa ra cần chú trọng vấn đề này để phù hợp với thực tiễn, nguồn nhân lực và khả năng đáp ứng tại các Đoàn Văn công.

- Những vấn đề còn bỏ ngỏ:

Như đã trình bày, do xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau nên các công trình đi trước:

+ Chưa tập trung nghiên cứu làm rõ về các quan điểm, cách tiếp cận khoa học trong việc đưa ra giải pháp nh m nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ.

Chưa làm rõ về các vấn đề lý luận về quản lý ứng dụng và các nguyên lí vận dụng khoa học trong đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn trong bối cảnh sự thay đổi sâu rộng trong hoạt động nghệ thuật.

- Những vấn đề nghiên cứu trọng tâm của luận án

Qua phần tổng quan về lịch sử nghiên cứu cũng như tổng quan về những các tài liệu liên quan tới đề tài, tác giả luận án cho r ng việc thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay” là một hướng nghiên cứu kế thừa kết quả của các tác giả


đi trước, trên cơ sở tiếp tục làm rõ hơn và trả lời xác đáng về những vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật thông qua việc làm rõ và khái quát các vấn đề sau:

- Đặc thù của hoạt động quản lý nghệ thuật biểu diễn trong các đoàn VCQĐ.

- Thực trạng chung trong công tác quản lý hoạt động NTBD trong các đoàn VCQĐ hiện nay đang đặt ra những vấn đề gì cần điều chỉnh trong cơ chế, mô hình quản lý.

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

- Quản lý

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Quản lý: chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kĩ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình trình và mục tiêu của hệ thống đó [78, tập 3, tr. 580]. Theo đó, quản lý có những đặc điểm:

- Xuất hiện trong một hệ thống có tổ chức;

- Duy trì và đảm bảo mục tiêu;

- Thể hiện trong mối quan hệ giữa người với người.

Trong cuốn sách Khoa học quản lý, Quản lý nh m tại sự thống nhất ý chí trong tổ chức, bao gồm các thành viên của tổ chức, giữa những người bị quản lý với nhau và giữa người bị quản lý và người quản lý. Trong đó, đặc trưng của quản lý được thể hiện:

- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân của tổ chức vào mục tiêu chung đó;

- Tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng d n hoạt động của các cá nhân trong tổ chức, giảm độ bất định nh m đạt được mục tiêu quản lý;


- Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức b ng cách kích thích, đánh giá, khen thưởng những người có công, uốn nắn những lệch lạc, sai sót của cá nhân trong tổ chức nh m giảm bớt những thất thoát sai lệch trong quá trình quản lý;

- Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả [64, tr. 4].

Trong cuốn Đại cương về khoa học quản lý, Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nh m đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan. “Quản lý là sự chỉ đạo, điều khiển một hệ thống, một quá trình căn cứ vào các quy luật, định luật, nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống, quá trình vận động theo ý muốn của người quản lý nh m đạt mục tiêu đề ra” [123, tr. 26].

Trong cuốn Từ điển Bách khoa Britannica, quản lý vận hành được hiểu là “việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các quá trình sản xuất để đảm bảo hoạt động trôi chảy và hiệu quả [81, tr. 2194].

Như vậy, có thể thấy quản lý là hoạt động nhằm duy trì một quá trình làm việc, sản xuất hiệu quả với một lực lượng lao động có thể sẵn sàng thích ứng với những phương tiện và điều kiện làm việc, trong những sự vận động, thay đổi phù hợp với bối cảnh xã hội chung.

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Theo tác giả Nguyễn Khoa Điềm: Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tinh cảm cho người thưởng thức [38, tr. 23]. Theo ý nghĩa này, hoạt động nghệ thuật có đặc điểm:

- Sự sáng tạo có giá trị về mặt thẩm mỹ, tác động vào cảm xúc của công chúng;


- Do con người thực hiện và thường được cộng đồng đón nhận.

Ở nước ta, khái niệm về biểu diễn nghệ thuật xuất hiện đã lâu, tuy nhiên v n chưa được đồng nhất về nội hàm của nó. Tác giả Đỗ Thị Hương cho r ng:

Khái niệm nghệ thuật diễn xuất hay nghệ thuật trình diễn, biểu diễn nghệ thuật... được dùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại b ng phương thức “diễn” trên sàn diễn bởi con người (performence). Trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, cách tiếp cận performance nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao, b ng cách thức nào, trọng bối cảnh nào, ai là người thực hiện, ai là người tham gia.

Theo Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 2/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin:

Là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc nh m giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [41].

Liên quan đến biểu diễn nghệ thuật và quản lý biểu diễn nghệ thuật, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người m u, ban hành ngày 5 tháng 10 năm 2012. Trong điều 2, chương 1, phần giải thích từ ngữ đã ghi rõ: Biểu diễn nghệ thuật là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn.

Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc,


múa rối, bài chòi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng, ca, múa, nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác [69].

Trong cuốn Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, tác giả Trần Trí Trắc có quan điểm: Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo của con người b ng chất liệu do con người làm ra hoặc từ tự nhiên để tạo thành những sản phầm cho con người, b ng con người, vì con người theo ý tưởng, cảm xúc của con người để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ trong đời sống xã hội con người. Nghệ thuật có nhiều loại hình, thể loại sáng tạo khác nhau: Hội họa, kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc, múa, hát, diễn xướng, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh,… Nhìn chung, nghệ thuật là cái hay, cái đẹp, cái sáng tạo của con người nh m đáp ứng nhu cầu về tinh thần, vật chất, tư tưởng, thẩm mĩ, văn hóa và làm rung động cảm xúc nhân văn cho con người,… [118].

Trong Văn bản hợp nhất số: 4955/VBHN-BVHTTDL ban hành ngày 31 tháng 10 năm 2018, tại điều 2 có giải thích: Biểu diễn nghệ thuật là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn. Lúc này, hoạt động nghệ thuật là khái niệm đồng nhất với biểu diễn nghệ thuật.

Như vậy, tựu chung đặc điểm của hoạt động biểu diễn nghệ thuật đó là:

- Sự sáng tạo hướng đến các giá trị nhân văn, thẩm mỹ của cộng đồng trong một bối cảnh xã hội cụ thể;

- Các hoạt động nghệ thuật đa dạng và thường có đối tượng công chúng cụ thể;

- Những người tham gia hoạt động nghệ thuật được xem là nghệ sĩ và những lao động của họ góp phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của cộng đồng.

Theo đó, hoạt động nghệ thuật được hình thành bởi nhu cầu và ý thức


thẩm mỹ, nh m tái hiện, phản ảnh thực tại một cách toàn vẹn, trong đó mang những sắc thái tình cảm trong sự thống nhất với hoạt động thẩm mỹ. Xét về cơ cấu, trong biểu diễn nghệ thuật gồm có 2 thành phần chính là nghệ sĩ và khán giả. Những hình thức, ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong buổi biểu diễn chỉ là phương tiện nh m hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ý thức thẩm mỹ của cả người nghệ sĩ và công chúng. Những người trực tiếp tham gia biểu diễn nghệ thuật trước khán giả được gọi là nghệ sĩ biểu diễn. Nó bao gồm các diễn viên, diễn viên hài, diễn viên múa, ảo thuật, nghệ sĩ xiếc, nhạc sĩ, ca sĩ,... Có thể thấy r ng, hoạt động nghệ thuật ra đời nh m thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật một cách trọn vẹn nhất của con người và có bốn đặc điểm cụ thể: thời gian, không gian, chủ thể của hoạt động biểu diễn và mối quan hệ giữa chủ thể biểu diễn và người xem.

Qua các quan niệm cho ta sự hiểu biết về biểu diễn nghệ thuật để từ đó nhận định thấy bản chất, chức năng của nó nh m tìm ra hưởng quản lí đúng đắn nhất phù hợp nhất để đưa biểu diễn nghệ thuật phát triển. Là một bộ phận của văn hóa nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật cũng có đặc trưng riêng. Đây là một bộ phận nhạy cảm của văn hóa tinh thần, là sự biểu hiện tinh tế nhất của văn hóa thẩm mỹ. Nó được hình thành và có sức tác động lớn tới tâm hồn, trí tuệ con người xã hội. Biểu diễn nghệ thuật chịu sự chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời có tính độc lập riêng. Do vậy, nó có thể tạo ra những tác động tích cực hay tiêu cực đốivới đời sống xã hội. Vì có sức tác động lớn đến tâm hồn, trí tuệ nên biểu diễn nghệ thuật đảm đương nhiều chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí... đối với công chúng thưởng thức nghệ thuật. Chính vì vậy, biểu diễn nghệ thuật chính là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, là ngọn đuốc soi đường, định hướng con người sống đẹp, biết nhìn vào hiện thực để tự hoàn thiện mình. Biểu diễn nghệ thuật cũng là con dao hai lưỡi,kẻ xấu có thể lợi dụng để làm lung lạc ý chí của công

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí