BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 2
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội (45 Trang).
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Hoạt Động Nghệ Thuật Trong Quân Đội
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------------------------------------------
Phạm Phương Oanh
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
Hà Nội – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực và chưa có công bố trong công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tác giả luận án
Phạm Phương Oanh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC C C CH VI T TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KH I QU T VỀ C C ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 12
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý văn hoá nghệ thuật, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật 12
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động nghệ thuật trong Quân đội 19
1.1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu 27
1.2. Cơ sở lý luận 30
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 30
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu 36
1.3. Khung phân tích của đề tài 41
1.4. Khái quát về hoạt động các Đoàn Văn công Quân đội 43
1.4.1. Khái quát chung 43
1.4.2. Khái quát các đơn vị khảo sát 48
Tiểu kết 54
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA C C ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 55
2.1. Chủ thể quản lý và cơ chế quản lý 55
2.1.1. Chủ thể quản lý 55
2.1.2. Cơ chế quản lý và phối hợp 57
2.2. Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội 62
2.2.1. Triển khai thực hiện các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật 62
2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biểu diễn 65
2.2.3. Quản lý chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật 70
2.2.4. Quản lý nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật 77
2.2.5. Quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị 92
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng 95
2.3. Đánh giá công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội 97
2.3.1. Thành tựu 97
2.3.2. Hạn chế 99
2.3.3. Những yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật 102
Tiểu kết 113
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PH P QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CỦA C C ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI 115
3.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Quân đội về văn hóa văn nghệ và hoạt động biểu diễn nghệ thuật 115
3.1.1. Định hướng chung của Đảng và Nhà nước về văn hoá nghệ thuật 115
3.1.2. Định hướng cụ thể quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội 116
3.1.3. Vai trò của hoạt động văn hoá nghệ thuật trong Quân đội 121
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội 129
3.2.1. Về công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức 129
3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động biểu diễn nghệ thuật
............................................................................................................................133 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực ...........................................................................145
3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất 151
3.2.5. Tăng cường cơ chế phối hợp, các hoạt động giao lưu, hợp tác 152
3.2.6. Tiếp cận hoạt động Marketing trong quảng bá hoạt động biểu diễn nghệ thuật 153
3.2.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách 155
Tiểu kết 159
K T LUẬN 161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA T C GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
PHỤ LỤC 180
DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ | |
BCH | Ban Chấp hành |
BQP CCT | Bộ Quốc phòng Cục Chính trị |
CLB CTH | Câu lạc bộ Cục Tuyên huấn |
CTQG | Chính trị quốc gia |
GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GS HĐBDNT | Giáo sư Hoạt động biểu diễn nghệ thuật |
LSVH | Lịch sử, văn hóa |
Nxb NQ NTBD | Nhà xuất bản Nghị quyết Nghệ thuật biểu diễn |
PGS PL | Phó giáo sư Phụ lục |
QĐND QK PKKQ | Quân đội nhân dân Quân khu Phòng không - Không quân |
TCCT THVN | Tổng cục Chính trị Truyền hình Việt Nam |
TNCS TW | Thanh niên cộng sản Trung ương |
tr. | Trang |
TS | Tiến sĩ |
UBND | Ủy ban Nhân dân |
VCQĐ | Văn công quân đội |
VHTT | Văn hóa thông tin |
VHTTDL | Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Cơ chế quản lý các đơn vị nghệ thuật công lập và lực lượng vũ trang 57
Bảng 2: Số lượng buổi biểu diễn hàng năm của các đơn vị 69
Bảng 3: Chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội hiện nay (đơn vị %) 74
Bảng 4. Trình độ học vấn đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị (bao gồm cả đối tượng LĐHĐ) 77
Bảng 5: Thống kê nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị 79
Bảng 6: Đánh giá về chất lượng đội ngũ biểu diễn của các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %) 84
Bảng 7: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị
......................................................................................................................... 86
Bảng 8: Tương quan giữa tuổi với lý do quan tâm đến các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %) 90
Bảng 9. Số lượng Nghệ sĩ nhân dân - Nghệ sĩ ưu tú của các đơn vị 90
Bảng 10: Xe trang bị cho các đoàn Văn công Quân đội 94
Bảng 11: Mức độ yêu thích về loại hình biểu diễn (đơn vị %) 106
Bảng 12: Mức độ yêu thích về loại hình nghệ thuật (đơn vị %) 106
Bảng 13: Mức độ yêu thích về chương trình nghệ thuật (đơn vị %) 108
Bảng 14: Tương quan giữa tuổi với đề xuất việc cần làm để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %) 110
Biểu đồ 1: Cán bộ, chiến sĩ thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội 72
Biểu đồ 2: Mức độ cán bộ, chiến sĩ thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội 73
Biểu đồ 3: Lý do cán bộ, chiến sĩ quan tâm đến các Đoàn Văn công Quân đội
......................................................................................................................... 89
Biểu đồ 4: Việc cần làm để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội 108
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ trương của Đảng ta kh ng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đó, cần phải kể đến tác động to lớn của văn hóa nghệ thuật (VHNT) đến sự phát triển văn hóa, con người, trong đó có những đóng góp không nhỏ của hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên phạm vi cả nước, mà tiêu biểu là hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội.
Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập đánh dấu sự ra đời của một sự kiện chính trị - lịch sử rất đặc thù - “quân đội có trước chính quyền”. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh: sự phát triển của cách mạng Việt Nam phải đi từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng. Ra đời và hoạt động với phương châm “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “chính trị trọng hơn quân sự”. Sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, nguyên tắc nhất quán về xây dựng đội quân chủ lực đầu tiên là phải “người trước, súng sau”, “chính trị trọng hơn quân sự” và mọi hoạt động quân sự phải lấy “chính trị làm gốc” [153]. Trong đó công tác văn hóa, văn nghệ Quân đội là nội hàm của công tác Đảng công tác Chính trị trong Quân đội. Các đơn vị nghệ thuật Quân đội nói chung,
Đoàn Văn công Quân đội (VCQĐ) nói riêng được thành lập cũng chính để đảm nhiệm chức năng này của Quân đội dù trong thời chiến hay thời bình.
Văn hóa, nghệ thuật là một mặt hoạt động của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, góp phần xây dựng, phát triển nhân cách con người, xây dựng môi trường văn hóa quân sự tốt đẹp, lành mạnh, góp phần trực tiếp và có hiệu quả nhất củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội nh m nâng cao lập trường quan điểm, trình độ và bản lĩnh chính trị, trách nhiệm và ý thức chiến đấu, tạo cho được ổn định vững vàng trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình, s n sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Để làm được điều đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong các đoàn Văn công quân đội là rất cần thiết. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X, Quân ủy Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 355-CT/QUTW ngày 20-4-2017 Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, VHNT trong Quân đội giai đoạn hiện nay. Quân ủy Trung ương yêu cầu cấp ủy, chính ủy, chính trị viên và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ, trước hết là cấp ủy, cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị các cấp về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, VHNT trong giai đoạn hiện nay; VHNT không chỉ góp phần xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị, lan tỏa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới, mà còn góp phần tạo ra nhiều giá trị văn hóa mới cho xã hội, làm giàu đời sống văn hóa tinh thần cho quân đội và đất nước.
Ngày nay, cùng với kinh tế, trên tầm vĩ mô, quản lý văn hóa nói chung, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật (HĐBDNT) nói riêng, được coi là thành tố đảm bảo sự phát triển bền vững, kh ng định vị thế, sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc và tổ chức, cá nhân trong quá trình hội nhập, góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, hiện thực hóa