Ăng Cường Cơ Chế Phối Hợp, Các Hoạt Động Giao Lưu, Hợp Tác


được giao. Xây dựng đề án nhân sự tầm nhìn 10 - 15 năm, trong đó chú trọng đến đội ngũ diễn viên, những người trực tiếp tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Đề án cần chú trọng đến các lĩnh vực trong hoạt động biểu diễn, không tập trung đến một hai lĩnh vực có tính biểu diễn thế mạnh của Đoàn. Lên kế hoạch tuyển chọn những chiến sĩ có khả năng biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị cơ sở để có phương án bồi dưỡng, đào tạo. Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý HĐBDNT của đơn vị mình, bảo đảm tốt về quy định, chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần trong quân đội nhân dân Việt Nam theo Thông tư 138/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nhân sự cần được đặt ngang tầm nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới; đảm bảo cho đội ngũ này thực sự là lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đơn vị.

Thứ nhất, phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, diễn viên chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật.

Thứ hai, cần sớm thực hiện việc đào tạo ngay khi phát hiện nhân sự có khả năng làm cán bộ tổ chức, quản lý hoạt động biểu diễn theo phương thức cử đi đào tạo chính quy về khoa học quản lý.

Hiện nay Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa cho các cán bộ thuộc diện quy hoạch quản lý. Ban chỉ huy, lãnh đạo Đoàn cần đề xuất chỉ tiêu đào tạo nâng cao trình độ đối với các cán bộ thuộc diện quy hoạch. Theo nội dung và thông tin phỏng vấn các cán bộ quản lý Đoàn VCQĐ, đa số cán bộ quản lý có chuyên môn nghệ thuật, tài năng và hoạt động nghệ thuật hiệu quả, có nhiều thành tích tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp cấp quốc


gia qua quá trình công tác, đảm bảo tính chuyên môn trong công tác quản lý HĐNT tại đơn vị. Tuy nhiên, quản lý văn hóa nói chung, quản lý hoạt động nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ nói riêng đòi hỏi người quản lý cần có kĩ năng quản lý văn hóa trên phương diện khoa học quản lý để có cái nhìn toàn diện, nắm bắt được các chính sách, mô hình và những vấn đề lý luận của khoa học quản lý.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu cán bộ quản lý tại các đơn vị trong những năm qua là chưa có quy hoạch. Do đó, muốn có đội ngũ cán bộ làm tốt công tác tổ chức, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật có chất lượng cao phải bắt đầu từ khâu quy hoạch cán bộ. Khi có quy hoạch bài bản, các cơ quan, đơn vị sau khi bồi dưỡng nguồn tạo điều kiện cho anh em tích cực nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý và lựa chọn những cá nhân phù hợp cho đi đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng quản lý chính quy

Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ nói chung và biểu diễn nghệ thuật. Hiện nay, những kiến thức được đào tạo trong các khối trường văn hóa nghệ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, nội dung chương trình học phải dành nhiều thời gian để học tập những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, do đặc điểm công việc nên đội ngũ cán bộ ở các đơn vị văn học, nghệ thuật khó luân chuyển sang các lĩnh vực khác, mà chỉ luân chuyển trong các đơn vị cùng lĩnh vực. Vì vậy, trước mắt cần sớm xây dựng chương trình đào tạo cán bộ chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật phù hợp với yêu cầu, tính chất nhiệm vụ. Chương trình đào tạo này có thể tách ra sau khi đã hoàn thành nội dung đào tạo chung để đào tạo riêng.


Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 20

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Một là, những tài năng, năng khiếu cần được phát hiện sớm; tăng cường đề xuất đào tạo chuyên sâu những cá nhân có tài năng, năng khiếu nổi bật; tạo điều kiện để nguồn lực này được đào tạo ở những cơ sở đào tạo nghệ thuật tốt nhất trong nước hoặc quốc tế, như thế hệ văn nghệ sĩ ngày trước từng được đào tạo.

Hai là, Quân đội có truyền thống là các văn nghệ sĩ, các nhạc sĩ trong những năm tháng chiến tranh đều là nền móng cho nền nghệ thuật đất nước chứ không chỉ riêng nghệ thuật Quân đội. Những nghệ sĩ, diễn viên được xét tặng giải thưởng nhà nước đa số xuất phát từ văn nghệ sĩ Quân đội, đó chính là truyền thống. Về thể thao, quân đội làm tương đối tốt, từ những vận động viên bơi lội như nh Viên, khi có cơ chế, chính sách đầu tư hiệu quả đã mang vinh quang về cho tổ quốc. Cần có cơ chế chính sách đầu tư, tìm ra nhân tài Đoàn VCQĐ mới có đội ngũ HĐBDNT có trình độ để tiếp tục truyền thống của Quân đội.

Ba là, đầu tư cần phải sâu sắc hơn nữa và có trọng điểm nhất là đối với đặc thù của nghề mang tính chất năng khiếu, bản năng. Người lính khi tham gia chiến đấu có thể dàn quân tập thể, nhưng riêng nghệ thuật phải chọn những người có năng khiếu, khả năng, cho đi đào tạo. Các thế hệ nhạc sĩ như Vũ Trọng Hối, Doãn Nho,... đều được gửi đi nước ngoài đào tạo cụ thể là Nga.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội đồng thời cũng từng là một nhạc sĩ trưởng thành từ Đoàn Văn công Quân khu 3 và Đoàn Văn công PKKQ nêu quan điểm:

Hiện nay âm nhạc của thế giới phát triển thì chúng ta phải đưa nhân tài quân đội của chúng ta đến nơi nào mà người ta giỏi nhất thì chúng ta phải đưa đi đào tạo thì chúng ta mới có người giỏi trong quân đội chứ. Phải đầu tư, phải đào tạo, tự nhiên bắt đoàn văn công


phải hay ngay là không được. Những người có khả năng ở trong quân đội thì chúng ta cũng phải có chi tiết để đào tạo và sử dụng họ, sử dụng họ mới là quan trọng. Đào tạo họ xong để họ về mà giữ lại được họ trong quân đội như các nghệ sĩ thời chống Pháp chống Mỹ, họ yêu Quân đội, họ mới yên tâm, chứ không thể cào b ng, lương, quân hàm như nhau. Đối với công tác đào tạo trong quân đội phải có bước phát triển, phải có hoạch định lâu dài, 10 năm, 20 năm, lâu hơn nữa để có đội ngũ giỏi của quân đội, cái đấy mới là cái chúng ta nghĩ xa, nghĩ rộng, nghĩ sâu hơn... [PL3, tr. 222].

Bốn là, cần tạo mọi điều kiện để cho mỗi cá nhân nghệ sĩ trở thành ngôi sao có thương hiệu trên thị trường âm nhạc quốc gia như đề xuất cho các cá nhân tài năng đi thi các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài nước, tham gia các chương trình truyền hình thực tế, bởi truyền hình là phương tiện truyền thông hữu hiệu trong nhận diện thương hiệu.

Năm là, đề xuất cho các cá nhân tài năng đi đào tạo chuyên sâu lĩnh vực nghệ thuật đặc thù trong nước hoặc nước ngoài. Những tên tuổi cá nhân này s tạo dựng thương hiệu cho đơn vị và s trở thành điểm thu hút đối tượng tiếp nhận nghệ thuật để từ đó phát huy giá trị văn hóa quân sự, hướng vào bồi đắp lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung giáo dục truyền thống quân sự, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, đoàn kết chống kẻ thù xâm lược, tinh thần gắn bó, sẻ chia, tương thân, tương ái, tình đồng chí, đồng đội cho cán bộ, chiến sĩ qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Sáu là, tài năng và năng khiếu của văn nghệ sĩ cần được phát hiện sớm, cần được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng bài bản và chu đáo, rồi lại phải được bảo vệ, tôi luyện và trọng dụng thì mới phát huy được và mang lại lợi ích cùng những giá trị chân, thiện, mỹ cho Quân đội và đất nước.


3.2.4. Đầu tư cơ s vật ch t

Nhiệm vụ thứ sáu về phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay nêu rõ “tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho hoạt động văn hóa, văn nghệ” [117, tr. 422]

Trong kỷ nguyên công nghệ kỹ thuật số phát triển mạnh m , thông tin tri thức được truyền tải trên mạng internet hết sức nhanh chóng, rộng lớn, do đó trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa nhanh chóng bị lạc hậu. Mặt khác, quân đội ta đang trong quá trình tiến lên chính quy, từng bước hiện đại; sức mạnh của quân đội là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó văn hóa là một bộ phận không thể thiếu để nâng cao sức mạnh chính trị tinh thần.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động văn hóa, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động văn hóa trong quân đội

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cần tăng cường đổi mới trang thiết bị phục vụ biểu diễn, hệ thống phòng tập, không gian biểu diễn, đặc biệt là các thiết bị kĩ thuật số, nâng cấp các phòng chuyên môn. Và đặc biệt là việc sử dụng hiệu quả những trang thiết bị hiện đại. Nếu như trong các đơn vị chiến đấu được trang bị những khí tài hiện đại, tối tân nhất thì trong các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Quân đội, người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Như vậy họ cũng cần được đầu tư trang thiết bị hiện đại vì nó cũng đóng vai trò như vũ khí chiến đấu.

Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động biểu diễn nghệ thuật quyết định một phần quan trọng trong điều kiện biểu diễn, chất lượng chương trình và sự đón nhận của khán giả, cũng như những yếu tố này có tác dụng hỗ trợ đáng kể trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật của chiến sĩ, diễn viên đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn.


Để công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động biểu diễn có kết quả tốt, cần giải quyết những tồn tại, hạn chế b ng những công việc cụ thể sau:

- Lên lịch luyện tập cụ thể và lịch sử dụng phòng tập, trang thiết bị vào hoạt động biểu diễn của chiến sĩ, diễn viên một cách công khai và cử người trực, hỗ trợ về mặt hậu cần khi cần thiết. Đầu tư trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu hiện đại, màn hình leds.

- Rà soát lại những trang thiết bị đã bị hỏng hóc, phối hợp với các Đội chuyên môn đề xuất trang bị đầy đủ số lượng và chất lượng các dụng cụ cần thiết phục vụ biểu diễn và luyện tập. Đồng thời bố trí các phòng chuyên môn để chiến sĩ, diễn viên của Đoàn có địa điểm rèn luyện, trao đổi chuyên môn ngoài giờ.

- Lên phương án nâng cấp, trang thiết bị công nghệ thông tin, máy vi tính cho từng bộ phận, có kết nối Internet. Giải pháp này chính là điều kiện để mỗi cán bộ, chiến sĩ, diễn viên phát huy năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay.

3.2.5. ăng cường cơ chế phối hợp, các hoạt động giao lưu, hợp tác

Quan điểm coi văn hóa là một mặt trận phải được đặt ngang hàng với kinh kinh tế - chính trị là quan điểm nhất quán, xuyên suốt và được bổ sung phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, là cơ sở lý luận cơ bản để đề ra đường lối, chủ trương phát triển bền vững đất nước, gắn với bảo đảm công b ng, bình đ ng xã hội [117, tr. 422].

Một là, xây dựng hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” thông qua các HĐBDNT trong thời kỳ mới, là nhiệm vụ quan trọng, đặt ra yêu cầu cao đối với các văn nghệ sĩ, nh m tạo ra những sản phẩm nghệ thuật tiêu biểu, chất lượng cao về tư tưởng, nghệ thuật, phục vụ bộ đội và nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân


tộc. Để làm được điều đó cần mở rộng phạm vi HĐBDNT giữa các đơn vị, địa bàn đóng quân, giao lưu hợp tác với các đơn vị thuộc Quân khu, Quân chủng khác

Hai là, xây dựng kế hoạch cho các cán bộ quản lý, đội ngũ HĐBDNT tạ các Đoàn VCQĐ được tập huấn ngắn hạn, trung hạn ở trong và ngoài nước, đặc biệt là tập huấn ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới để trau dồi cho mình. Từ đó, có thể sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, theo kịp các nước trên thế giới, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, các HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ cần gắn kết chặt ch với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nh m nổi bật các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thấm sâu vào mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và làm ngời sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân, tăng cường mối quan hệ quân - dân. Nhất là trong bối cảnh phức tạp hiện nay, sự “xâm lăng” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, thì việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành được đặt ra mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là, Cục Tuyên huấn, Cục Chính trị cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng, Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể, các Hội ngành nghề thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, tọa đàm nh m nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả, vai trò, giá trị của HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ.

3.2.6. iếp cận hoạt động Marketing trong quảng bá hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ marketing. Philip Kotler định nghĩa Marketing như sau: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nh m thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp” [156].

Marketing, ban đầu chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng, sau đó dần dần marketing phát triển và áp dụng trong sản xuất


công nghiệp, các ngành dịch vụ và phi thương mại. Sau đó, marketing tiếp tục xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh như sức khỏe, chính trị, văn hóa, xã hội,... trong đó phải kể đến marketing văn hóa nghệ thuật (VHNT)

Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, với mục tiêu chuyển đổi theo hướng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, cùng với sự thay đổi trên nhiều phương diện trong đó có lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Marketing là công cụ hữu hiệu giúp các nhà hát quảng bá các chương trình nghệ thuật, bán vé, phát triển khán giả, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng nguồn thu

Mục tiêu của marketing VHNT là nh m thỏa mãn khách hàng và xây dựng một thị trường ổn định, bền vững phù hợp với mục đích của quản lý VHNT. Thông thường khi xây dựng chiến lược marketing, các nhà quản lý thường chú ý đến 4 chiến lược sau:

- Tập trung đến sản phẩm (Văn hóa phẩm, chương trình VHNT).

- Tập trung đến bán hàng (Hoạt động biểu diễn VHNT…)

- Tập trung đến nghiên cứu thị trường (Nhu cầu, thưởng thức VHNT).

- Tập trung đến khách hàng (Công chúng thưởng thức VHNT).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay, những năm gần đây, các đơn vị nghệ thuật công lập chịu tác động của “bài toán” tự chủ đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động marketing b ng cách kích hoạt những chức năng của marketing trong quảng bá sản phẩm nghệ thuật tới khán giả, giao diện web, thiết kế ấn phẩm, hội nghị khách hàng, khảo sát khách hàng…

Cơ chế đặc thù trong công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ là bao cấp, sản phẩm văn hóa đóng vai trò là quà tặng, không có yếu tố thương mại nên hoạt động marketing chưa được triển khai.

Vì vậy, trong tương lai, cán Đoàn VCQĐ cần quan tâm đến hoạt động marketing đồng thời tập trung khai thác triệt để hiệu quả các kênh quảng bá hiện

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí