22.6 | 14.1 | 20.0 | 12.5 | 30.7 | 3.15 | 2 | |
3. Dân ca - Dân vũ | 25.1 | 14.5 | 18.8 | 16.8 | 28.8 | 3.02 | 3 |
4. Nghệ thuật đương đại | 2.2 | 8.3 | 19.2 | 22.8 | 47.5 | 4.05 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Chất Lư Ng Đội Ngũ Biểu Diễn Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội (Đơn Vị %)
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật Tại Các Đoàn Văn Công Quân Đội
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Công Tác Quản Lý Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Định Hướng Của Đảng, Nh Nước, Quân Đội Về Văn Hóa Văn Nghệ V Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lư Ng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội
- Đổi Mới Nội Dung, Hình Thức, Phương Thức Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)
Kết quả khảo sát về mức độ yêu thích của cán bộ, chiến sĩ với các loại hình nghệ thuật, kết quả như sau:
Nghệ thuật đương đại là loại hình nghệ thuật được nhiều cán bộ, chiến sĩ yêu thích nhất tập trung ở mức độ 4,5 điểm với 47.5% lựa chọn 5 điểm, chỉ có tỷ lệ nhỏ 2.2% trả lời không yêu thích, điểm trung bình là 4.05.
Các loại hình nghệ thuật: chèo, cải lương, dân ca - dân vũ, chỉ xếp các vị trí sau và có tỷ lệ thấp hơn h n so với nghệ thuật đương đại.
Mức độ yêu thích của cán bộ chiến sĩ với các chương trình văn hóa nghệ thuật
Như kết quả khảo sát đã phân tích trên về những loại hình nghệ thuật yêu thích chủ yếu cán bộ, chiến sĩ yêu thích nghệ thuật đương đại. Do đó khi được hỏi về việc yêu thích các chương trình nghệ thuật, kết quả chương trình nghệ thuật đương đại v n chiếm vị trí số 1, có tới 46.5% cán bộ, chiến sĩ lựa chọn ở mức yêu thích cao nhất là 5 điểm, từ 3 đến 4 điểm chiếm tỷ lệ tương ứng 27.1% và 21.4%. Chỉ có 1.6% cán bộ, chiến sĩ chọn mức 1 là không yêu thích và 3.4% ở mức 2 điểm. Điểm trung bình đạt 4.08. Chương trình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương và dân ca - dân vũ có điểm trung bình thấp hơn 3.36, trên 30.0% cán bộ, chiến sĩ có mức độ yêu thích đạt 3 điểm và 5 điểm. Bên cạnh đó 13.5% cán bộ, chiến sĩ không thích các chương trình nghệ thuật truyền thống và dân ca - dân vũ
Bảng 13: Mức độ yêu thích về chương trình nghệ thuật (đơn vị %)
Theo thang điểm tăng dần từ 1- 5, 1 = không yêu thích; 5 = mức độ yêu thích cao nhất | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trung bình | Thứ tự | |
1. Chương trình nghệ thuật truyền thống | 13.5 | 11.5 | 32.3 | 11.1 | 31.5 | 3.36 | 2 |
2. Chương trình nghệ thuật đương đại | 1.6 | 3.4 | 27.1 | 21.4 | 46.5 | 4.08 | 1 |
(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)
Có thể nói, các chương trình nghệ thuật truyền thống chưa thu hút được sự yêu thích của các cán bộ, chiến sĩ như các chương trình nghệ thuật đương đại. Do đó, cần có các giải pháp để chương trình nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với đối tượng thụ hưởng nghệ thuật b ng một lộ trình lâu dài và có đề án cụ thể bởi hiện nay Đảng, Nhà nước, Quân đội chủ trương phát huy những giá trị truyền thống trong văn hóa nghệ thuật nh m xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam.
Biểu đồ 4: Việc cần l m để đổi mới nâng cao chất lư ng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đo n Văn công Quân đội
61.0%
58.2%
61.8%
48.3%
100
80
60
40
20
0
Đổi mới chương trình nghệ thuật cho hấp d n hơn
Đầu tư xây dựng nhà hát hiện đại, tiện nghi hơn
Tuyển thêm các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đoàn văn công
Thay đổi mô hình hoạt động của đoàn văn công
(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)
Nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến của các cán bộ, chiến sĩ về những việc cần làm để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các đoàn văn công hiện nay, kết quả có 3 nội dung cần thực hiện ưu tiên được nhiều cán bộ, chiến sĩ lựa chọn là: 1/ Tuyển thêm các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia Đoàn Văn công 61.8%; 2/ Đổi mới chương trình nghệ thuật cho hấp d n hơn 61.0%. 3/Đầu tư xây dựng nhà hát hiện đại, tiện nghi hơn 58.2%. Kết quả này cũng phù hợp với những kết quả khảo sát thể hiện ở các bảng, biểu NCS đã phân tích trên, bởi l những lý do các cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị quan tâm đến Đoàn Văn công là do đoàn có đội ngũ nghệ sĩ nổi tiếng và có các chương trình hay nên thu hút được sự yêu thích của các cán bộ, chiến sĩ. Hơn nữa, những nội dung chương trình, loại hình biểu diễn nghệ thuật hiện nay còn chưa nhận được sự đánh giá cao của đông đảo cán bộ, chiến sĩ.
Ngoài ra, để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ cần thay đổi mô hình hoạt động của Đoàn Văn công là 48.3%. Bởi l , theo đánh giá của các cán bộ, chiến sĩ một số Đoàn còn chưa nhận được sự yêu thích và đánh giá cao về chất lượng hoạt động nghệ thuật vì còn thiếu tính sáng tạo, tính hiện đại, phương thức biểu diễn còn hạn chế, loại hình biểu diễn nghệ thuật còn chưa phong phú theo phân tích trên…
Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của đoàn văn công hiện nay, các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan cần phối kết hợp nhiều các biện pháp ở các nội dung, cấp độ khác nhau để đạt được hiệu quả hơn trong tương lai.
Bảng 14: Tương quan giữa tuổi với đề xuất việc cần l m để đổi mới nâng cao chất lư ng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đo n Văn công Quân đội (đơn vị %)
Dưới 30 tuổi | Trên 30 tuổi | |
1. Đổi mới chương trình nghệ thuật cho hấp d n hơn | 54.1 | 70.3 |
2. Đầu tư xây dựng nhà hát hiện đại, tiện nghi hơn | 52.9 | 66.5 |
3. Tuyển thêm các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đoàn văn công | 51.6 | 75.5 |
4. Thay đổi mô hình hoạt động của đoàn văn công | 50.1 | 46.9 |
(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)
Như trên đã phân tích về việc khảo sát ý kiến của các cán bộ, chiến sĩ về những việc cần làm để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các oàn văn công hiện nay, kết quả có 3 nội dung cần thực hiện ưu tiên được nhiều cán bộ, chiến sĩ lựa chọn là: Tuyển thêm các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia Đoàn Văn công; Đổi mới chương trình nghệ thuật cho hấp d n hơn; Đầu tư xây dựng nhà hát hiện đại, tiện nghi hơn và được lựa chọn cao ở cả hai nhóm tuổi dưới 30 tuổi và trên 30 tuổi. Tuy nhiên, giữa hai nhóm tuổi dưới 30 tuổi và trên 30 tuổi lại có khác nhau trong tỷ lệ lựa chọn thứ tự ưu tiên những việc cần làm để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các đoàn văn công hiện nay:
Đối với nhóm tuổi trẻ hơn dưới 30 tuổi có tỷ lệ cao nhất 54.1% lựa chọn việc làm ưu tiên số một để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các đoàn văn công hiện nay là Đổi mới chương trình nghệ thuật cho hấp d n hơn. Thứ hai, là Đầu tư xây dựng nhà hát hiện đại, tiện nghi hơn
52.9%. Thứ ba, Tuyển thêm các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đoàn văn công 51.6%.
Trong khi đó nhóm có độ tuổi cao hơn trên 30 tuổi lại cho r ng việc cần ưu tiên để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các đoàn văn công hiện nay là tuyển thêm các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đoàn văn công chiếm tỷ lệ cao nhất 75.5%. Thứ hai, Đổi mới chương trình nghệ thuật cho hấp d n hơn 70.3%. Thứ ba, Đầu tư xây dựng nhà hát hiện đại, tiện nghi hơn 66.5%.
Xét tương quan theo chiều ngang, ở cả ba nội dung cần ưu tiên thực hiện để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật tại các đoàn văn công hiện nay nhóm 30 tuổi trở lên có tỷ lệ lựa chọn cao hơn so với nhóm dưới 30 tuổi thể hiện ở bảng số liệu tương quan trên. Ngược lại, nội dung thay đổi mô hình hoạt động của đoàn văn công đối với nhóm tuổi trẻ hơn dưới 30 tuổi lại có tỷ lệ lựa chọn cao hơn nhóm trên 30 tuổi 50.1% so với 46.9%.
Bộ Quốc phòng chi ngân sách bao cấp toàn bộ về: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, nguồn nhân lực, đầu tư cho các sản phẩm nghệ thuật và các hoạt động thuộc nhiệm vụ chính trị. Bởi vậy, các sản phẩm nghệ thuật không mang tính thương mại, cạnh tranh. Điều đó đã d n đến một số quan điểm hoạt động theo hướng lối mòn, b ng lòng với những gì s n có. Tuy nhiên, điều này s cản trở những yếu tố tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật từ đó tạo nên sức ì đối với nguồn nhân lực HĐBDNT.
Đối tượng thụ hưởng các HĐBDNT là bộ đội và nhân dân. Bởi vậy, ý thức, thái độ và kĩ năng giao tiếp của đội ngũ HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ có tác động không nhỏ đến cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Chức năng của HĐBDNT là “Giáo dục - Nhận thức - Thẩm mỹ”. Khán giả chính là những người lính, tiếp đó là quần chúng nhân dân. Vì vậy, HĐBDNT có vai trò tiên phong trong việc bảo đảm quân dân một ý chí. Tuy nhiên, thực tế trong một
số năm gần đây, có lúc, có nơi, chính người lính lại chưa có ý thức đúng về những hoạt động này, xem đó là những hoạt động vui chơi, giải trí thuần túy nên kết quả của những HĐBDNT chưa tương xứng với vị trí, vai trò cũng như chưa phát huy hết tầm quan trọng của công tác văn hóa văn nghệ trong toàn quân. Điều này đến từ nhiều phía, cụ thể:
Thứ nhất, đội ngũ HĐBDNT ở một số đơn vị còn xem nhẹ nhiệm vụ của mình, chủ quan, b ng lòng với những thứ s n có, dễ làm, mặc định đó là đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ chiến sĩ và nhân dân, thiếu sự nỗ lực, chủ động, sáng tạo nên hiệu quả các HĐBDNT ở một số cá nhân, tập thể chưa cao. Một số cá nhân khi đạt được một số thành tích có thái độ tự phụ, gây khó dễ cho chỉ huy đơn vị khi được giao nhiệm vụ.
Thứ hai, so với yêu cầu, HĐBDNT còn bộc lộ một số hạn chế. Nhận thức của một số cấp ủy, chỉ huy về vị trí, vai trò của hoạt động biểu diễn nghệ thuật chưa ngang tầm. Chưa có kế hoạch, quy hoạch phát triển bền vững, chưa thật chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, văn nghệ sĩ. Việc đầu tư sáng tác ở một số loại hình nghệ thuật còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa có nhiều những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, chưa đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa - tinh thần ngày càng phong phú của bộ đội ở một số nội dung. Một số văn nghệ sĩ chưa thực sự hòa nhập với thực tiễn hoạt động phong phú, sinh động của cán bộ, chiến sĩ
Thứ ba, về phía đối tượng thụ hưởng nghệ thuật, những biến chuyển trong đời sống xã hội ngày càng rõ nét hơn, đa dạng hơn, xuất hiện một số giá trị, xu hướng, hiện tượng... chưa từng xuất hiện trong những thời kỳ trước, đồng thời nảy sinh nhiều nhu cầu thẩm mỹ mới của cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là chiến sĩ trẻ. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của cán bộ, chiến sĩ giai đoạn hiện nay cũng là một thách thức mới trong công tác quản lý HĐBDNT
Tiểu kết
Đoàn VCQĐ có những nét đặc thù riêng biệt, vì vậy công tác quản lý cũng theo đặc thù này. Quản lý một đội ngũ nghệ sĩ với những chuyên ngành đặc thù, khác với quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị doanh nghiệp, đơn vị khoa học, kỹ thuật, kinh tế. Hơn nữa, quản lý đơn vị nghệ thuật trong hệ thống tổ chức Quân đội lại phải tuân theo nguyên tắc, điều lệnh của Quân đội nên các nghệ sĩ trong quân đội vừa là nghệ sĩ nhưng lại phải thực hiện quy định của một chiến sĩ. Nghệ sĩ và chiến sĩ là đồng hành nhiệm vụ. Bởi vậy, công tác quản lý HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ cũng theo điều lệnh của Quân đội.
Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ đã và đang thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, trong việc làm phong phú hơn đời sống tinh thần bộ đội, cũng như góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của người dân. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phản ánh đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó đề tài thể hiện chủ yếu là người lính, lan tỏa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ và truyền tải thông điệp nhân văn về đề tài người lính, đời sống, xã hội.
Căn cứ khung lý thuyết đã xác lập ở chương 1, kết quả nghiên cứu của chương 2 đã tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công và công tác quản lý các hoạt động này như: triển khai thực hiện các văn bản pháp lý liên quan; chất lượng HĐBDNT, những yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, từ cấp lãnh đạo, chỉ huy đến nhu cầu thưởng thức của khán giả; vai trò của HĐBDNT trong việc thực hiện chức năng “Giáo dục - Nhận thức - Thẩm mỹ” cho bộ đội; Công tác quản lý hoạt động biểu diễn trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn đóng quân; Phối hợp với các đơn vị Quân đội để hoạt động biểu diễn; Phối hợp với Sở VHTTDL để hoạt động biểu diễn phục
vụ bộ đội và nhân dân; Hoạt động biểu diễn nghệ thuật khi có các hợp đồng biểu diễn của Đoàn; Công tác quản lý hậu cần, tài chính, kỹ thuật.
Trên cơ sở khảo sát thực trạng, chúng tôi đã có những đánh giá bước đầu về những mặt tích cực, hạn chế cũng như tìm hiểu một số nguyên nhân của những ưu diểm, hạn chế này. Đây cũng là cơ sở để luận án đưa ra giải pháp phù hợp ở chương 3 nh m nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ trong thời gian tới.