Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 19


thích cảm xúc của đối tượng thụ hưởng nghệ thuật.

Theo ông Hùng, trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. "Nhưng khó khăn, thách thức của ngày hôm nay cũng chính là động lực thúc đẩy tìm ra sự kết nối logic giữa nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào với quyết tâm chính trị cao, lựa chọn các giải pháp mang tính chiến lược, khả thi nh m biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước" [152].

Do đó, cần có các giải pháp để chương trình nghệ thuật truyền thống luôn luôn đến được với cán bộ, chiến sĩ, nh m định hướng thẩm mỹ. Cụ thể cần có lộ trình về việc xây dựng trung tâm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại cơ sở đào tạo nghệ thuật trong Quân đội như Trường Đại học VHNT Quân đội, trung tâm này s làm nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống cho các Đoàn VCQĐ thông qua tuyển sinh, đào tạo và phân bổ về các đơn vị phù hợp với địa bàn và yếu tố văn hóa vùng của từng đơn vị. Để làm được điều này cần có cơ chế, chính sách cụ thể từ đó xây dựng đề án. Chính nguồn nhân lực này khi về công tác tại các Đoàn VCQĐ s đảm nhận nhiệm vụ theo Quyết định 2223/QĐ-CT là hướng d n, giúp đỡ phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, các đội tuyên truyền văn hóa văn nghệ của các đơn vị và địa phương nơi đóng quân nhưng từ góc tiếp cận các giá trị nghệ thuật truyền thống để từ đó định hướng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cán bộ chiến sĩ hướng tới bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Nhiệm vụ thứ tư trong phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam là “Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần ở các đơn vị quân đội” [117, tr. 420]


Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ

Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung và hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ nói riêng là đòi hỏi khách quan trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số. Theo đó, đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động văn hóa, văn nghệ phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội trong giai đoạn hiện nay; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục của hệ thống thiết chế văn hóa trong toàn quân, bảo đảm cho hoạt động các thiết chế luôn gắn sát với thực tế huấn luyện, s n sàng chiến đấu, lao động, học tập và công tác của các đơn vị cơ sở, thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, vui chơi, giải trí, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho bộ đội…Tiếp tục nghiên cứu, phục dựng, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, truyền thống quân đội; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ tài năng tham gia hội nhập nền văn hóa thế giới. Cụ thể cần chú trọng đến các yếu tố sau:

Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức trong các hoạt động sáng tạo

Cần khơi mạch nguồn cảm hứng âm nhạc về hình tượng Bộ đội cụ Hồ trong thời bình, từ đó nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm những đề tài, câu chuyện về người lính trong thời kỳ đổi mới, sử dụng những thủ pháp sáng tác mới, cập nhật với tình hình đất nước hiện nay. Người lính thời bình cũng có những nhiệm vụ gian lao lao vất vả không kém gì thời chiến. Họ v n luôn ở trong các mặt trận xung kích như đội ngũ bác sĩ quân y, các chiến sĩ tuyến đầu, họ không ở chiến dịch Điện Biên nhưng họ cũng ngày đêm không ngủ trước mặt trận chống dịch, phơi sương phơi gió trong thiên tai, lũ lụt, canh giữ biên giới, chống ngoại xâm, họ đều luôn s n sàng. Mặt trận dù không tiếng súng nhưng cũng khốc liệt không kém, cũng gian lao, vất vả, cũng hi sinh...Dù ở công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.


việc, nhiệm vụ nào họ cũng luôn luôn là tuyến đầu, và họ luôn luôn đi đầu trong tất cả những nhiệm vụ ấy. Mặt trận không tiếng súng nhưng khốc liệt không kém và còn đòi hỏi mưu trí, dũng cảm, giỏi công nghệ thông tin và cái tâm lương thiện để chia sẻ những khó khăn của người dân trong việc hỗ trợ phòng dịch bệnh, thiên tai.

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 19

Như vậy, hướng tiếp cận đề tài trong sáng tác, biên đạo, dàn dựng cũng cần bám sát đặc điểm và tình hình hiện tại, đồng thời cần tìm ra những chủ đề mới từ câu chuyện đến âm nhạc để phù hợp với đời sống con người của thời đại. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, tiếp cận những kĩ năng mới trong phối khí, dàn dựng để xây dựng các sản phẩm nghệ thuật có giá trị nghệ thuật truyền thống hoặc hiện đại tùy theo tính chất và mục đích của hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Có thể nói, đề tài người lính là một “cánh đồng màu mỡ”, với nhiều câu chuyện, chất liệu về anh bộ đội cụ Hồ từ trong chiến tranh đến thời bình. Trong kháng chiến, đội ngũ văn nghệ sĩ đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc mang tính “tượng đài” về người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy nhiên, những người chiến sỹ hôm nay cần những món ăn tinh thần hợp “khẩu vị”, đúng lứa tuổi, phản ánh sinh động và đúng với những câu chuyện và hơi thở của thời đại để dùng trong những dịp sinh hoạt văn hóa, văn nghệ hay mỗi lúc giải trí sau giờ luyện tập vất vả. Bên cạnh đó là góc tiếp cận về các đề tài gương người tốt, việc tốt, những câu chuyện mang thông điệp mạnh m trong cuộc sống, những tấm gương hi sinh anh dũng trong mặt trận không khói bom của người lính thời bình cần được tái hiện một cách nổi bật thông qua quá trình sáng tạo, đặc biệt khi viết những thể loại âm nhạc lớn như giao hưởng, hợp xướng. Cần cập nhật các kỹ thuật sáng tác, thủ pháp, phong cách âm nhạc mới ở trong và ngoài nước để thể nghiệm trong các tác phẩm. Khai thác, ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho quá trình sáng tác, phối khí, sản xuất âm nhạc. Đồng thời kết hợp


khéo léo giữa chất liệu âm nhạc dân tộc và hiện đại, tìm tòi, nghiên cứu thủ pháp sáng tác, hòa âm mới để xây dựng tác phẩm sáng tạo và đa dạng, hiện đại mà v n nổi bật giá trị văn hóa dân tộc.

Tiếp cận kĩ thuật, kĩ năng, xu hướng biểu diễn mới trên thế giới

Ngoài trau dồi chuyên môn, đội ngũ biểu diễn cần cập nhật những kĩ năng, xu hướng biểu diễn mới trên thế giới, nghiên cứu và đánh giá những ưu điểm, hạn chế, phù hợp hay không phù hợp b ng cách tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, từ đó đề xuất với chỉ huy đơn vị cho thực nghiệm tại đơn vị để ứng dụng vào các hoạt động biểu diễn như hình thức Nhạc kịch, Kịch múa, Nhạc cảnh, Cảnh múa, Thơ múa…

Trong năm 2020, tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội đã đào tạo thể nghiệm môn thực hành biểu diễn hình thức Nhạc kịch cho sinh viên khoa Thanh nhạc. Đây là một hình thức biểu diễn nghệ thuật đã được nhiều tổ chức nghệ thuật trong và ngoài nước ứng dụng trong hoạt động biểu diễn và được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị nghệ thuật cũng như hình thức thể hiện. Hình thức này đòi hỏi người nghệ sĩ phải có kĩ năng phức hợp từ giọng hát, hình thể, tiếng nói, kĩ năng diễn xuất… đội ngũ sáng tác phải sáng tác chỉnh thể một câu chuyện qua lăng kính âm nhạc, người đạo diễn phải xây dựng câu chuyện qua ngôn ngữ hình thể… Đây cũng là một hình thức các các Đoàn VCQĐ cần đưa vào thử nghiệm để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng nguồn nhân lực biểu diễn từ khâu đào tạo ban đầu. Trong kháng chiến các hình thức như Kịch múa đã được các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp quân đội triển khai như 4 đoàn văn công Hữu Ngạn, Tây Bắc, Việt Bắc và Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị dàn dựng một vũ kịch lớn với tên gọi: “Xô viết Nghệ Tĩnh”.

Nghiên cứu, sưu tầm, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật


Cần xây dựng những tác phẩm đậm nét văn hóa dân tộc từ việc nghiên cứu, khai thác chất liệu, biên đạo, sáng tác, biểu diễn phù hợp với tính chất đặc điểm của hoạt động. 10 Đoàn VCQĐ có địa bàn đóng quân trải dài khắp đất nước, mỗi một Đoàn đều mang những nét văn hóa bản địa khác nhau, vô cùng đa dạng, phong phú. Vì vậy cần khai thác và phát triển những chất liệu văn hóa bản địa trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật của mỗi đơn vị. Yếu tố này cần phát triển từ khâu sáng tác, đạo điễn, biên đạo, biểu diễn. Bên cạnh đó cần quan tâm đến yếu tố sáng tạo b ng nhiều cách khác nhau trong việc thử nghiệm các mô hình tổ chức quản lý và mô hình hoạt động biểu diễn nh m thúc đẩy sự sáng tạo của các cá nhân và tập thể, bởi yếu tố sáng tạo là huyết mạch của hoạt động biểu diễn. Thông qua các HĐBDNT, các giá trị văn hóa dân tộc được phát huy, lan tỏa rộng rãi đến cán bộ chiến sĩ và nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Tiếp cận kĩ thuật, kĩ năng hiện đại trong sử dụng các phương tiện kĩ thuật

Hiện nay yếu tố hiệu ứng sân khấu, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng rất quan trọng chỉnh thể HĐBDNT. Thực trạng tại các Đoàn hiện nay đang thiếu những nhân sự được đào tạo chuyên sâu lĩnh vực này. Nghệ thuật chịu sự tác động lớn của của sự biến đổi xã hội, dưới tác động của các yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông. Sự bùng nổ của các phương tiện nghe nhìn hiện đại thời hội nhập, cùng với các loại hình nghệ thuật đương đại đang tác động mạnh m tới thế hệ trẻ. Đa số cán bộ, chiến sĩ tại các đơn vị được Đoàn Văn công đến phục vụ biểu diễn là đối tượng trẻ tuổi (dưới 30 tuổi), do đó tâm lý thưởng thức và nhu cầu “nghe - xem” vô cùng phong phú đa dạng, thích sự mới mẻ, hiện đại, cập nhật xu hướng thời đại. Vì vậy, việc nâng cao trình độ và kĩ năng sử dụng, khai thác các trang thiết bị hiện đại là điều rất cần thiết đối với đội ngũ kĩ thuật nh m nâng cao chất lượng HĐBDNT, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả.


Cần nâng cao trình độ đào tạo về âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật phòng thu. Hiện nay, trong khung biên chế có những vị trí công việc này. Vấn đề này cần được thực hiện từ khâu cấp chỉ tiêu đào tạo, chính sách đặc thù cho đội ngũ này.

Tiếp cận nền tảng mạng xã hội trong phương thức hoạt động

Hiện nay các Đoàn Văn công đều đã thiết lập nền tảng mạng xã hội Facebook để giới thiệu những hoạt động biểu diễn nghệ thuật đến cán bộ chiến sĩ nhưng chỉ giới hạn phạm vi truy cập và theo dõi trong nội bộ đơn vị. Ngoài ra chưa có một quy trình nào cho hoạt động này ngoài những bài viết trong các tạp chí, trang tin điện tử của Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh. Tuy nhiên, đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các cá nhân nghệ sĩ thuộc các Đoàn Văn công lại được biết đến rộng rãi hơn ở phạm vi hoạt động cá nhân. Tính đến năm 2021 trên ứng dụng Facebook thống kê như sau:

1. Văn Công Quân đội - Hơn 21300 lượt theo dõi trên Tik tok, hơn 135,8 nghìn lượt yêu thích và trên 3 triệu lượt truy cập xem video biểu diễn.

2. Đoàn Văn công QK1 - Hơn 1300 người theo dõi; QK2 - 1.285 người theo dõi; QK3 - 401 người theo dõi; QK4 - 1087 người theo dõi; QK5 - 708 người theo dõi; QK7 - 80 người theo dõi; QK9 - 72 thành viên; PK - KQ - 333 người theo dõi; Hải quân - 518 người theo dõi; Bộ đội Biên phòng - 141 thành viên.

Trước tình hình dịch bệnh Covid phức tạp, hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ cũng chịu ảnh hưởng không ít. Theo tiêu chuẩn, mỗi đơn vị được xem 02 chương trình nghệ thuật 01 năm trong khi chỉ tiêu của các Đoàn được giao theo quy định là 80 buổi/năm/đoàn tuy nhiên do dịch bệnh Covid số lượng buổi diễn phục vụ bộ đội và nhân dân giảm đi rõ rệt. Vì vậy, cần có kế hoạch về việc thực hiện song song hình thức biểu diễn nghệ thuật trực tiếp và hình thức tiếp cận tiếp thị kĩ thuật số. Hình thức này có những đòi hỏi về mặt công nghệ cũng như kỹ thuật riêng. Vì vậy cần có kế


hoạch cụ thể về xây dựng đội ngũ từ kĩ thuật viên, trang thiết bị, không gian, ứng dụng, nền tảng để triển khai hiệu quả nh m thích ứng với tình hình xã hội, duy trì đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội đồng thời quáng bá rộng rãi các sản phẩm nghệ thuật tới quần chúng nhân dân một cách sâu rộng.

3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Trong giai đoạn hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa theo hướng “tinh, gọn, mạnh”. nh m đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc phát huy các giá trị văn hóa quân sự, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội tiến lên hiện đại là khâu đột phá chiến lược và có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong đó nguồn nhân lực hoạt động văn hóa nghệ thuật là một thành tố quan trọng của văn hóa quân sự

Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa trong các Đoàn VCQĐ

Người lãnh đạo, quản lý phải đóng vai trò của nhà thiết kế chiến lược, tức là người làm việc hiệu quả nhờ vào khả năng dự đoán tương lai, làm chủ các tình huống dựa vào việc nhận thức được các cơ hội và rủi ro. Một người lãnh đạo, quản lý thực sự có tầm chiến lược bao giờ cũng có mối quan tâm hàng đầu đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống.

Bên cạnh đó, bản lĩnh chính trị cũng là một tiêu chí quan trọng của người lãnh đạo, quản lý. Khi những cám dỗ vật chất có nguy cơ lung lạc, làm xói mòn đạo đức của nhiều tầng lớp xã hội, hơn hết người lãnh đạo, quản lý phải có khả năng vượt qua thách thức, luôn thể hiện sự kiên định của mình trong mọi tình huống khác nhau.

Trong bối cảnh hiện nay, khi “thế giới ph ng” xóa nhòa các ranh giới quốc gia, cùng với đó là một “thế giới cong” chứa đựng nhiều hiểm họa, rủi ro bất ngờ. Vì vậy, người lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn xa nhưng phải


gắn với thực tế, có năng lực thích ứng nhanh và phù hợp. Bên cạnh đó là khả năng đánh giá vấn đề một cách tổng thể đồng thời chú ý đến những chi tiết quan trọng, thấy được các mối liên hệ tiềm tàng của vấn đề với phần còn lại của bối cảnh bên trong và bên ngoài tổ chức.

Xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý các Đoàn VCQĐ

Trước hết, người lãnh đạo, quản lý phải có kỹ năng, bởi l trong bối cảnh hội nhập, năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, đó là sự thông hiểu trên nhiều phương diện, khả năng nắm bắt xu thế và định hướng được sự phát triển hợp lý cho tổ chức, cho xã hội. Thiếu kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý s d n tới nguy cơ mắc phải ba hiểm họa: không có tầm nhìn, không tiên liệu trước được tương lai; không thích ứng mau lẹ và hiệu quả với hiện tại do thiếu óc thực tế và khả năng sáng tạo; không chịu rút ra bài học kinh nghiệm từ quá khứ và thất bại do thiếu khả năng suy ng m, học hỏi và như vậy s phải đối mặt với sự tụt hậu, đi xuống của tổ chức.

Cụ thể hóa nhiệm vụ, cần có các cấp độ chuyên sâu khác nhau của các chương trình đào tạo và mức độ ưu tiên khác nhau đối với những đơn vị nghệ thuật, những người được đào tạo. Các chương trình đào tạo này có thể được tổ chức tại chỗ hoặc gửi cán bộ đào tạo ở nước ngoài. Đào tạo cần đi đôi với quy hoạch cán bộ, đánh giá chất lượng chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp theo năng khiếu, phát triển sở trường, năng lực cá nhân. Tạo điều kiện cho đội ngũ HĐBDNT tham gia hoạt động nghệ thuật với các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài Quân đội. Đề xuất chỉ tiêu đào tạo nghệ thuật đặc thù chuyên sâu cho các cá nhân có năng khiếu nổi trội.

Xây dựng đề án nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ

Nguồn nhân lực có chất lượng luôn là cơ sở để hoàn thành các nhiệm vụ

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí