nay. Nghiên cứu, triển khai thêm các hình thức quảng bá khác hiệu quả hơn, đặc biệt là nền tảng mạng xã hội để đưa các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đến gần hơn với quần chúng nhân dân, góp phần quảng bá văn hóa quân sự.
3.2.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
Đề xuất chính sách riêng cho đội ngũ hoạt động nghệ thuật đặc thù Một là, đánh giá chế chính sách hiện tại và chính sách chung trong hệ
thống quản lý nh m tìm ra những hạn chế để đưa ra giải pháp khắc phục.
Hai là, chính sách đặc thù cần có sự nghiên cứu và tổng kết nh m thu hút tài năng, tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo yên tâm làm việc ổn định, lâu dài hạn chế tư tưởng tiêu cực. Điều này không những làm cho công tác quản lý nhân lực trở nên hiệu quả mà còn tạo động lực, thu hút các tài năng yên tâm cống hiến. Sự trẻ trung, năng động, không ngại thay đổi và linh hoạt thích ứng của họ là một trong những yếu tốt cốt lõi giúp đơn vị hoạt động hiệu quả, thích ứng với sự biến động liên tục của nghệ thuật biểu diễn. Với đặc thù ngành nghề, thế hệ trẻ với hoài bão lớn, dám thử thách, không sợ khó khăn, nhiệt huyết và linh hoạt trở thành những lựa chọn phù hợp nhất cho định hướng phát triển nghệ thuật giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề tiếp nối các thế hệ, trẻ hóa đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật v n là thách thức lớn đối với cả các đơn vị nghệ thuật công lập, công an nhân dân và quân đội do cơ chế, chính sách hiện nay.
Ba là, tuổi nghề của đội ngũ diễn viên Ca, Múa cũng rất ngắn, thường từ 17 đến 35 tuổi là khoảng thời gian hoạt động hiệu quả. Đội ngũ nhạc công thì từ 16 đến 45, đội ngũ biên đạo, đạo diễn, nhạc sĩ thì có tuổi nghề dài hơn. Tuy nhiên, số lượng diễn viên múa hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi phục viên (về hưu) cũng chiếm tỉ lệ lớn. ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động biểu điễn nghệ thuật, bởi vậy cần có cơ chế chính sách riêng cho hai đối tượng này.
Bốn là, đối với đội ngũ biểu diễn có đặc thù tuổi hành nghề ngắn như ca, múa, cơ quan đơn vị chủ quản cần khảo sát, đánh giá về hiệu quả công tác từng thời điểm để từ đó đề xuất tiếp tục công tác hoặc cho đi học chuyển tiếp thuộc chuyên ngành quản lý văn hóa tại cơ sở đào tạo trong Quân đội như Trường Đại học VHNT Quân đội.
Năm là, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách cho đội ngũ này về luân chuyển nhiệm vụ, công tác như chuyển quân số về cơ sở đào tạo, sau khi kết thúc đào tạo thì cơ sở đào tạo có cơ chế điều động công tác lại từ đầu về các cơ quan đơn vị trong hệ thống thiết chế văn hóa Quân đội đến khi đủ số năm phục vụ theo luật sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Nội Dung, Hình Thức, Phương Thức Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 19
- Ăng Cường Cơ Chế Phối Hợp, Các Hoạt Động Giao Lưu, Hợp Tác
- Phạm Bích Huyền (2012), Hoạt Động Giáo Dục Nghệ Thuật Của Các Đơn Vị Nghệ Thuật Biểu Diễn Quốc Gia Trên Địa Bàn Hà Nội, Luận Án Tiến Sĩ Bảo Vệ
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 23
- Một Số Hình Ảnh Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
Sáu là, xác định việc đào tạo chuyển tiếp cho nguồn nhân lực biểu diễn qua tuổi làm nghề là một quá trình tất yếu và là nhiệm vụ cấp bách để quy hoạch nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật hướng tới hiệu quả cao mà v n đảm bảo yếu tố “Tinh - gọn - nhẹ’ trong xây dựng Quân đội hiện đại, chính quy như đúng định hướng Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Bảy là, cần có cơ chế chính sách về tuyển mới đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật để đảm bảo quân số và nguồn lực hoạt động kế cận tiếp nối thế hệ trước, tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.
Tám là, xác định nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ là xây dựng con người, ngoài việc chủ động rèn luyện tại đơn vị, khi có chỉ tiêu trên giao về Đoàn lựa chọn một cách công b ng dân chủ cán bộ, nghệ sĩ, chiến sĩ có năng lực, phù hợp tiêu chí yêu cầu để đi học tập bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực HĐBDNT của Đoàn.
Về tiêu chuẩn xét chức danh NSUT, NSND: Đây danh hiệu cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ đã góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ - “những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” hết mình cống hiến cho nền
văn học nghệ thuật nước nhà, say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, có nhiều chương trình, tác phẩm, tiết mục nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân. Tuy nhiên tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” được quy định tại Điều 9 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" “Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên” đã làm hạn chế cơ hội của một số cá nhân tài năng trẻ đủ huy chương mà chưa đủ năm công tác, hay các lực lượng tham gia biểu diễn tập thể cống hiến nhiều năm nhưng chưa đủ số Huy chương. Đặc điểm của nghệ thuật biểu diễn là ngành nghệ thuật mang tính tập thể vì cần nhiều sự hợp tác của cá nhân. Mỗi chương trình nghệ thuật biểu diễn thường là kết quả sáng tạo của nhiều người với nhiều nhiệm vụ và vai trò khác nhau
Một là, lãnh đạo chỉ huy đơn vị cần tạo điều kiện và cơ hội cho những lực lượng này để họ yên tâm cống hiến và cũng để kh ng định uy tín, vị thế của đội ngũ hoạt động biểu diễn của đơn vị.
Hai là, đề xuất chính sách phù hợp với nguồn nhân lực và bám sát thể chế. Các chính sách đưa ra cần rõ ràng, thống nhất và có tác dụng khuyến khích đội ngũ hoạt động sáng tạo và yên tâm khi hết tuổi làm nghề. Hệ thống chức danh có mối quan hệ mật thiết với việc xây dựng chính sách. Việc rà soát các hệ thống chức danh trong sơ đồ tổ chức và thiết chế văn hóa s giúp tinh giảm các chức danh không cần thiết và tập trung ưu tiên cho những vị trí, bộ phận quan trọng, xây dựng hiệu quả đội ngũ diễn viên
Bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ HĐBDNT.
Hiện nay Nhà nước và Quân đội có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với những người hoạt động trong lĩnh vực này cả về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, nhiều chính sách, quy định còn bất cập, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng
được nhu cầu và đời sống hiện nay của văn nghệ sĩ, trong đó có đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Các chế độ, chính sách phải tính toán kỹ đến các đặc thù của các hoạt động quân sự, quốc phòng, phải thấy rõ đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, diễn viên trước hết phải thực hiện nghĩa vụ, bổn phận của người chiến sĩ; đồng thời phải là người nghệ sĩ đích thực. Các vấn đề nổi cộm hiện nay về chính sách là vấn đề nhà ở, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp chức danh, cơ hội thăng tiến, danh hiệu, tước hiệu, việc làm sau khi giải nghệ… đây là những vấn đề rất khó khăn cả trong xây dựng chế độ, chính sách và khả năng bảo đảm, thực hiện.
Sản phẩm nghệ thuật để chạm được đến cảm xúc của đối tượng thụ hưởng có một yếu tố quan trọng cần đảm bảo đó là sự thăng hoa của nghệ sĩ. Tuy nhiên, đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong Quân đội vừa là nghệ sĩ nhưng lại có nhiệm vụ của người lính, người chiến sĩ cách mạng và cũng thực hiện chức năng nhiệm vụ như quân nhân ở các đơn vị chiến đấu trong Quân đội về chế độ, giờ giấc làm việc. Điều này cũng có sự mâu thu n với đặc thù chuyên môn.
Người nghệ sĩ làm công việc sáng tạo phần nhiều liên quan đến cảm xúc, khi có cảm xúc thì nghệ thuật mới ra đời, bởi nghệ thuật là hiện thực hóa sự tưởng tượng, mà cảm xúc thì không thể “đặt báo thức” để thức dậy mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động từ môi trường, từ sức khỏe, chế độ, giờ giấc làm việc,… Bởi vậy cần có cơ chế quản lý về chế độ, giờ giấc làm việc cho đội ngũ HĐBDNT phù hợp với đặc thù ngành nghề của họ nh m hướng tới hiệu quả công việc.
Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của các Đoàn VCQĐ.
Cơ sở đào tạo chính nguồn nhân lực HĐBDNT cho các Đoàn VCQĐ hiện nay là Trường Đại học VHNT Quân đội. Tuy nhiên, những năm gần đây
chỉ tiêu đào tạo quân sự ít, trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của các Đoàn VCQĐ tăng, d n đến mâu thu n giữa cung và cầu. Điều này xuất phát từ tình trạng tồn đọng nguồn nhân lực biên chế tại các Đoàn VCQĐ vì vậy cơ sở đào tạo cần đề xuất một số giải pháp như:
- Tham mưu cho Cục Tuyên huấn, TCCT xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực hoạt động văn hóa nghệ thuật trong QĐND Việt Nam chặt ch , có lộ trình dài hạn; triển khai kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực HĐBDNT cụ thể từng giai đoạn. Quy rõ trách nhiệm bồi thường chi phí tuyển dụng, đào tạo khi học viên, diễn viên đó không phục vụ trong Quân đội nữa.
- Phối hợp, thống nhất, quy định rõ biểu biên chế, tổ chức của các Đoàn VCQĐ
- Thường xuyên tiến hành khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực HĐBDNT của các Đoàn Văn công, từ đó xây dựng chương trình, loại hình đào tạo, bồi dưỡng từng đối tượng, từng cấp đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.
Tiểu kết
Trong chương 3, nghiên cứu sinh đã đưa ra một số định hướng của Đảng, Nhà nước, Quân đội về văn hóa văn nghệ và hoạt động biểu diễn nghệ thuật nh m tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động văn hóa văn nghệ cũng như biểu diễn nghệ thuật cho người lính, góp phần củng cố vững chắc lòng tin của người lính đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và quân đội, nâng cao đời sống văn hóa của người lính trong tình hình mới.
Căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt động nghệ thuật tại các đoàn Văn công Quân đội, nghiên cứu sinh đã đề xuất các giải pháp nh m nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động nghệ thuật của các đoàn Văn công Quân đội ở các mặt như: Về công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức; Đổi mới nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật; Đào tạo nguồn nhân lực; Đầu tư cơ sở vật chất; Tăng cường cơ chế phối hợp, các hoạt động giao lưu, hợp tác; phát triển marketing văn hóa
nghệ thuật.
Các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ, nhất quán nh m đem lại hiệu quả chung trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong các đoàn VCQĐ. Trong đó, đề tài đánh giá, giải pháp về cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực v n là những giải pháp căn bản, then chốt.
KẾT LUẬN
Các Đoàn VCQĐ đóng vai trò chính là một thành tố trong hệ thống chính trị công tác tư tưởng của Đảng, nh m giáo dục bộ đội tinh thần chiến đấu vì lòng yêu nước, trung thành với Đảng, Quân đội. Chính vì mục đích phục vụ công tác Đảng, công tác chính trị nên công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ không chỉ đơn thuần đáp ứng tiêu chí giải trí đơn thuần, mà vai trò chính yếu là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, đồng thời làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội và nhân dân. Một bài diễn văn hoặc chủ trương nào của Đảng trên văn bản nhưng sau đó biến thành tác phẩm nghệ thuật thì chính đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật s truyền tải tư tưởng đó thông qua các tác phẩm nghệ thuật đến quần chúng nhân dân. Bởi vậy, vai trò của văn hóa văn nghệ Quân đội nói chung, hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ nói riêng là vô cùng quan trọng. Trong chiến tranh hay hòa bình, đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật đều trực tiếp ra chiến trường hay thao trường, họ hát, động viên, truyền tải tư tưởng của Đảng của Nhà nước tới bộ đội và nhân dân qua lăng kính nghệ thuật. Bởi l đó, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn VCQĐ là vô cùng cần thiết trước bối cảnh hiện nay.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đoàn VCQĐ là một bộ phận của công tác Đảng, công tác Chính trị (CTĐ, CTCT) của Quân đội nh m đáp ứng nhu cầu sáng tạo, phổ biến, hưởng thụ, bảo tồn các giá trị văn hóa; tuyên truyền giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội. Đồng thời góp phần đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… góp phần củng cố vững chắc trận địa văn hóa tư tưởng của Đảng trong quân đội, xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật của các đoàn VCQĐ cũng có những đặc thù riêng, khác với công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp công lập. Hoạt động nghệ thuật của các đoàn Văn công quân đội bên cạnh việc đảm bảo chuyên môn nghệ thuật, còn phải thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động nghệ thuật của các đoàn VCQĐ cũng có những đặc thù riêng, khác với công tác quản lý hoạt động nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp khác. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đoàn văn công đã và đang thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, trong việc làm phong phú hơn đời sống tinh thần của chiến sĩ trên địa bàn, cũng như góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của người dân.
Từ phương pháp tiếp cận liên ngành đến quan điểm nghiên cứu dựa trên nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và của quân đội nhân dân Việt Nam về văn hóa nghệ thuật đồng thời áp dụng các lý thuyết nghiên cứu như thuyết quản trị nhân lực, lý thuyết nghệ thuật học, lý thuyết thành tố sáng tạo, NCS đã làm rõ một số vấn đề nghiên cứu trọng tâm như: Mối quan hệ giữa chất lượng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các đoàn văn công được thể hiện như thế nào; Mô hình quản lý tại các đoàn văn công tác động tích cực đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở những phương diện nào; Xây dựng cơ chế quản lý trong quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật có giá trị gì đối với các đoàn văn công. Trên cơ sở đó, NCS đã chứng minh công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay đã được thực hiện tốt, hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, thực hiện tốt các vai trò, nhiệm vụ chính trị đặt ra. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý v n còn nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục.