cán bộ, chiến sĩ, nhân dân góp phần nâng cao thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, tính kỷ luật và tác phong chính quy của người chiến sĩ cách mạng.
- Bốn là, đội ngũ nghệ sĩ Quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành, kiên định với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng. Các tác phẩm nghệ thuật được nghệ sĩ, nhạc sĩ Quân đội sáng tác, biểu diễn có giá trị thẩm mỹ, tư tưởng tốt. Phát huy tốt vai trò xung kích trên “mặt trận” văn hoá tư tưởng, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các đơn vị quân đội, tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.
- Năm là, Đội ngũ nghệ sĩ Quân đội được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đam mê, tâm huyết với nghề nghiệp, s n sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, song đội ngũ nghệ sĩ Quân đội đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, nhiều đồng chí trở thành Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, là trụ cột của nền văn hoá nghệ thuật nước nhà
Trưởng đoàn VCQĐ quân khu 1, khi được hỏi về nguyên nhân d n đến thành công của hoạt động nghệ thuật tại đơn vị, cũng đã bổ sung: “Thu nhập ổn định, ăn ở, sinh hoạt, công tác, học tập trong môi trường lành mạnh, an toàn, cơ sở vật chất doanh trại khang trang, ổn định. Các chương trình nghệ thuật đi biểu diễn được bộ đội và nhân dân nhiệt tình cổ vũ, đón nhận; cấp ủy, chính quyền địa phương nơi biểu diễn tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ” [PL3, tr. 203].
2.3.2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, một số hoạt động của các Đoàn VCQĐ cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và phương pháp, tác phong công tác. Cụ thể:
Thiếu chiến lược dài hạn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý. Cấp ủy, chính quyền một số đơn vị bố trí cán bộ không đúng chuyên môn, không có kinh nghiệm về quản lý văn hóa nghệ thuật. Chính sách trọng dụng văn nghệ sĩ góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa, văn nghệ chưa thật khoa học, hợp lý, còn thiếu thống nhất, đồng bộ, thiếu tầm nhìn lâu dài, chưa thành chính sách cụ thể. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, chiến lược còn thiếu, d n đến những hạn chế, lúng túng, bị động trong tham mưu, xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
Tình trạng nghiệp dư hóa nghệ thuật chuyên nghiệp chưa được khắc phục triệt để. Công tác tuyển dụng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đôi lúc chưa bám sát tình hình thực tế và bối cảnh xã hội. Chưa có nhiều tác phẩm nghệ thuật có nội dung tư tưởng sắc bén, hình thức thể hiện đổi mới, hấp d n; không ít văn nghệ sĩ còn e ngại, né tránh những vấn đề, đề tài quan trọng, lớn lao của xã hội; một số văn nghệ sĩ có những tác phẩm mà nội dung không có lợi cho việc xây dựng, bồi đắp nhân cách, tâm hồn, đạo đức, lối sống của con người. Đánh giá về chất lượng hoạt động của một loại hình nghệ thuật nào đó, người ta không bao giờ dựa vào các hoạt động có tính bề nổi, dựa vào ngân sách. Cái mà mọi người trân trọng chính là tính chuyên nghiệp của đơn vị đó, từ tài năng của nghệ sĩ đến chất lượng nghệ thuật... Đó chính là những yêu cầu hàng đầu trong hoạt động nghệ thuật
Việc đầu tư công sức sáng tạo, tâm huyết để dàn dựng các chương trình còn hạn chế. V n còn một số tác phẩm tính nghệ thuật chưa cao, chạy theo thị hiếu tầm thường của một số bộ phận công chúng. Cùng với đó, trong một số hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị, địa điểm n m ngoài các trung tâm thành phố, ở vùng sâu, vùng xa, đơn vị quân số ít,… thì các tiết mục chưa được đầu tư sâu. Nhiều hoạt động biểu diễn đầu tư trang trí, trang
thiết bị còn hạn chế. Sân khấu, đạo cụ, bối cảnh… gần như ít được đầu tư mới, ít thiết kế sáng tạo mới… Công nghệ kĩ thuật số hiện đại; âm thanh ánh sáng hiện đại phục cụ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chưa áp dụng tốt trong quá trình hoạt động, chưa mang lại hiệu quả cao.
Đại đa số các cán bộ, nghệ sĩ của các Đoàn VCQĐ đều là những cán bộ có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm với nghề, với sự nghiệp phục vụ quần chúng, nhân dân. Tuy nhiên v n còn một số đồng chí có biểu hiện thiếu tinh thần, nhiệt huyết. Các ý tưởng, sáng kiến từ việc nâng cấp trang thiết bị, nâng cao, đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động, chất lượng tổ chức chương trình, tiết mục, còn ít được khích lệ, tạo điều kiện. Bên cạnh đó, mục tiêu là phục vụ đại chúng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao thẩm mỹ cho đồng bào, chiến sĩ ở một số chương trình còn hạn chế.
Trưởng Đoàn VCQĐ Quân khu 1 đánh giá:
Diễn viên vì thu nhập thấp mà không mặn mà với đơn vị; những diễn viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao thì có xu hướng bỏ ra ngoài làm thị trường, không chịuđược sự quản lý gò bó trong quân đội, thích tự do làm việc theo quán tính. Đa phần giới trẻ hiện tại không có kỹnăng tự rèn luyện chuyên môn, hay nhìn và chạy theo xu hướng, lợi ích trước mắt, ngại khó, ngại khổ, ngại rèn luyện, nghiên cứu [PL3, tr. 204].
Kiến thức, năng lực của một bộ phận cán bộ trong Đoàn Văn công chưa ngang tầm nhiệm vụ. Hoạt động phối hợp với địa phương ở một số đơn vị còn có tính thời vụ, chưa đồng bộ; chế độ nắm tình hình, sơ kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin giữa đơn vị và địa phương chưa thường xuyên, kịp thời.
Tuy nhiên ngay cả khi hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng nhưng v n cần có sự đầu tư đúng mức để đạt được giá trị nghệ thuật nhất định thì mới hấp d n công chúng và qua đó mới đúng với mục tiêu, yêu cầu và
chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Cho dù là những hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng hay chuyên nghiệp thì đều do nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp của một tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp tổ chức thực hiện. Một sản phẩm nghệ thuật để có được giá trị về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật thì yếu tố chuyên nghiệp phải đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng đa dạng, đa chiều của công chúng. Bởi l , ngoài nhiệm vụ chính trị thì các Đoàn VCQĐ còn tổ chức thực hiện các hoạt động biểu diễn nghệ thuật xã hội hóa, phục vụ nhân dân.
Đi tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế này, chúng tôi nhận định có l từ hai nguyên nhân chính sau:
Một là, do công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ chưa sát với đặc thù hoạt động văn nghệ quần chúng trong Quân đội, chưa thực sự tạo ra sức hút mạnh m đối với tài năng, nhất là tài năng trẻ; mặt khác, bản thân một số cá nhân hoạt động biểu diễn nghệ thuật thiếu nỗ lực phấn đấu, tìm tòi trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Hai là, ở góc độ quản lý văn hóa, chúng ta có một hệ thống chính trị, pháp lý, pháp quyền được thể hiện cụ thể qua các cơ quan chuyên ngành bên dân sự như: Bộ VHTTDL, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở VHTT ở các địa phương. Bên quân sự cũng có từ Tổng Cục Chính trị; Cục Tuyên huấn; Cục Chính trị Quân khu,…Tuy nhiên vấn đề đặt ra là v n có không ít hoạt động biểu diễn nghệ thuật chưa đạt hiệu quả cao, hình thức thể hiện tương đối giống nhau, “một màu” trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp.
2.3.3. Những yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
- Nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy các cấp
Được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy cấp trên, đặc biệt là Bộ Quốc
phòng. Các chủ trương lớn của Trung ương cũng đã đề cao, nhấn mạnh về văn hoá nói chung và nghệ thuật nói riêng.
Lãnh đạo các cấp luôn chỉ đạo sâu sát các HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ. Bộ Quốc phòng có riêng 1 thiết chế văn hóa quy định về hoạt động văn hóa văn nghệ trong Quân đội, trong đó có HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động và phát triển VHVN Quân đội.
Chỉ huy cấp trên chỉ đạo, định hướng, hướng d n công tác chuyên môn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực như đội ngũ cán bộ, diễn viên, nhân viên có chất lượng, năng lực. Cùng với đó là sự đầu tư về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Việc nhận thức đúng đắn của lãnh đạo các cấp đối với HĐBDNT là hết sức cần thiết, giúp hoạt động này đi đúng quỹ đạo và phát huy được những mặt tích cực của hoạt động văn hóa văn nghệ.
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo còn thể hiện ở việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện để đảm bảo những hoạt động biểu diễn nghệ thuật được diễn ra thuận lợi nhất trong điều kiện có thể. Đối với các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thì việc được trang bị đầy đủ phương tiện như đạo cụ, phục trang, âm thanh, ánh sáng, địa điểm khép kín cho những hoạt động tập luyện của cá nhân, tập thể là hết sức cần thiết.
- Nhận thức của cán bộ quản lý Đo n Văn công Quân đội
Cán bộ quản lý các Đoàn VCQĐ khi được hỏi đều đã kh ng định, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã chủ động, nhạy bén nắm chắc được sự cần thiết của hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong đời sống văn hóa của người lính, nên đã bám sát chỉ đạo theo đúng định hướng của cấp trên và yêu cầu của công tác văn hóa văn nghệ trong toàn quân. Chính nhờ nhận thức đúng đắn nên các đồng chí từ Đoàn trưởng cho đến chính trị viên đã quan tâm lãnh đạo chặt ch với những
chủ trương, giải pháp đúng đắn; đồng thời chỉ đạo sát sao, quyết liệt, nhất là yêu cầu về đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành, quy trình thực hiện và bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện để tiến hành công tác xây dựng kế hoạch các HĐBDNT nh m nâng cao chất lượng, hiệu quả cho những hoạt động này.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị đối với việc đẩy mạnh hoạt động nghệ thuật ở các đơn vị chuyên nghiệp chưa sâu sắc, nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện có đơn vị chưa thật hiệu quả. Công tác giáo dục, nhất là giáo dục truyền thống, giáo dục phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa các dân tộc các vùng miền có nội dung chưa sâu sắc.
Vì vậy cán bộ quản lý, chỉ huy các Đoàn VCQĐ cần quan tâm, đầu tư đúng mức đến việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng đến công tác chọn nguồn, xây dựng, bồi dưỡng nguồn từ đơn vị cơ sở. Thực hiện đúng các bước, nghiêm túc khâu xét tuyển, gửi đi đào tạo, bố trí sắp xếp công tác. Bảo đảm cân đối, phù hợp với cả 3 lực lượng: lực lượng gửi đi đào tạo, hoạt động thường xuyên và lực lượng kế cận.
Làm tốt khâu quản lý nguồn nhân lực, nhất là quản lý về chất lượng chuyên môn, phẩm chất đạo đức, lối sống, trách nhiệm nghề nghiệp.
Tổ chức tốt việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng hoạt động thực tiễn...cho đội ngũ cán bộ, diễn viên, nhân viên văn hóa nghệ thuật của Đoàn Văn công.
- Nhận thức của đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Mọi cán bộ, diễn viên luôn có tinh thần đoàn kết thống nhất yêu thương, giúp đỡ, gắn bó xây dựng đơn vị, xây dựng Quân đội. Và trên hết là yêu ngành, yêu nghề, có trách nhiệm với nhiệm vụ mình được giao, có ý thức nghiêm túc trong làm nghề, luôn học tập, trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của một diễn viên chuyên nghiệp.
Đội ngũ HĐBDNT có ý thức, nghiêm túc, đảm bảo tính chuyên nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ. Một số nghệ sĩ tên tuổi của các đơn vị, các NSND, NSUT thuộc biên chế của các Đoàn VCQĐ trong QĐ cũng góp phần không nhỏ để tạo nên thành công trong những buổi biểu diễn của Đoàn, có một lượng khán giả riêng, hâm mộ tên tuổi và chuyên môn nên dễ dàng quảng bá hình ảnh cho các Đoàn VCQĐ.
- Nhu cầu, sở th ch của khán giả
Về thể loại âm nhạc
Nghiên cứu tiến hành khảo sát về mức độ yêu thích thể loại âm nhạc của các cán bộ, chiến sĩ, đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 điểm, với 1 là không yêu thích và 5 là mức độ yêu thích cao nhất, kết quả cho thấy Nhạc đương đại Việt Nam là thể loại âm nhạc được nhiều cán bộ, chiến sĩ yêu thích nhất. Nhạc Hàn Quốc cũng là thể loại âm nhạc được yêu thích của các cán bộ, chiến sĩ, vị trí thứ 3 là nhạc Âu Mỹ được khá nhiều cán bộ, chiến sĩ yêu thích.
Bên cạnh 3 thể loại âm nhạc được yêu thích trên, thì nhạc dân tộc Việt Nam là thể loại được ít cán bộ chiến sĩ yêu thích. Có thể thấy, đa phần cán bộ chiến sĩ là thanh niên trẻ tuổi, cũng có xu hướng yêu thích các thể loại âm nhạc đương đại.
Phân tích theo nhóm tuổi cũng nhận thấy, nhóm tuổi trẻ hơn dưới 30 tuổi có mức độ yêu thích cao nhạc: đương đại Việt Nam, nhạc Hàn Quốc, Âu Mỹ và Trung Quốc với điểm trung bình trên 4.00. Đặc biệt, nhiều cán bộ, chiến sĩ có mức độ yêu thích cao với nhạc đương đại Việt Nam 4.38 điểm và nhạc Hàn Quốc là 4.30 điểm. Trong khi đó, nhóm từ 30 tuổi trở lên mức độ yêu thích thể loại nhạc đương đại Việt Nam, nhạc Hàn Quốc, Âu Mỹ và Trung Quốc thấp hơn điểm trung bình từ 2.77 đến 3.47, riêng nhạc Trung Quốc có mức độ yêu thích thấp nhất ở nhóm trên 30 tuổi với điểm trung bình là 2.77.
Về loại hình biểu diễn
Bảng 11: Mức độ yêu thích về loại hình biểu diễn (đơn vị %)
Theo thang điểm tăng dần từ 1- 5, 1 = không yêu thích; 5 = mức độ yêu thích cao nhất | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trung bình | Thứ tự | |
1. Ca nhạc | 0.8 | 3.0 | 6.7 | 18.6 | 70.9 | 4.56 | 1 |
2. Múa | 2.2 | 9.7 | 22.4 | 18.2 | 47.5 | 3.99 | 2 |
3. Nhảy | 3.6 | 10.7 | 21.8 | 16.0 | 47.9 | 3.94 | 3 |
4. Nhạc kịch | 11.1 | 15.8 | 20.2 | 16.4 | 36.6 | 3.52 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Nguồn Nhân Lực Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Đánh Giá Về Chất Lư Ng Đội Ngũ Biểu Diễn Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội (Đơn Vị %)
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật Tại Các Đoàn Văn Công Quân Đội
- Mức Độ Yêu Thích Về Chương Trình Nghệ Thuật (Đơn Vị %)
- Định Hướng Của Đảng, Nh Nước, Quân Đội Về Văn Hóa Văn Nghệ V Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lư Ng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)
Bảng số liệu trên cho thấy cán bộ, chiến sĩ yêu thích nhất là ca nhạc với 70.9% lựa chọn 5 điểm, điểm trung bình 4.56, xếp ở vị trí thứ 1. Thứ hai, là múa với lựa chọn chủ yếu từ 3 đến 5 điểm, điểm trung bình 3.99. Thứ ba, loại hình biểu diễn nhảy với 47.9% chọn mức độ yêu thích 5 điểm, từ 2 đến 4 điểm dao động từ 10.7% đến 21.8%, điểm trung bình 3.94.
Cuối cùng là nhạc kịch chiếm ở vị trí thứ 4 với 11.1% cán bộ, chiến sĩ không yêu thích, mức độ yêu thích nhất là 5 điểm chỉ có 36.6%. Điểm trung bình của thể loại nhạc kịch là 3.52.
Về loại hình nghệ thuật
Bảng 12: Mức độ yêu thích về loại hình nghệ thuật (đơn vị %)
Theo thang điểm tăng dần từ 1- 5, 1 = không yêu thích; 5 = mức độ yêu thích cao nhất | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trung bình | Thư tự | |
1. Chèo | 26.3 | 19.8 | 18.2 | 14.5 | 21.2 | 2.85 | 4 |