DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ | |
1. | BP | Biện pháp |
2. | CB | Cán bộ |
3. | CBQL | Cán bộ quản lý |
4. | ĐTB | Điểm trung bình |
5. | ĐTKS | Đối tượng khảo sát |
6. | GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
7. | GDKNS | Giáo dục kỹ năng sống |
8. | GV | Giáo viên |
9. | GVMN | Giáo viên mầm non |
10. | KNS | Kỹ năng sống |
11. | MN | Mầm non |
12. | PH | Phụ huynh |
13. | SL | Số lượng |
14. | TB | Trung bình |
15. | TP | Thành phố |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên - 1
- Khái Niệm Quản Lý, Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường
- Khái Niệm Kỹ Năng Sống Và Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Ở Các Trường Mầm Non
- Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Ở Các Trường Mầm Non
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mẫu đối tượng khảo sát thực trạng 44
Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi đội ngũ giáo viên, CBQL các trường mầm non trên
địa bàn TP Thái Nguyên 45
Bảng 2.3. Cơ cấu tuổi nghề đội ngũ giáo viên, CBQL trường mầm non địa
bàn TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên 45
Bảng 2.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên, CBQL trường mầm
non TP Thái Nguyên 46
Bảng 2.5. Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên, phụ huynh về vai trò của giáo
dục KNS cho trẻ 55
Bảng 2.6. Ý kiến CB, GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên 58
Bảng 2.7. Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên về sử dụng phương pháp giáo
dục KNS cho trẻ 60
Bảng 2.8. Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên về hình thức giáo dục KNS cho trẻ 61
Bảng 2.9. Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên về đánh giá kết quả giáo dục KNS
cho trẻ 5-6 tuổi 63
Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
5-6 tuổi 65
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, giáo viên về tổ chức thực hiện nội dung, chương trình giáo dục KNS cho trẻ 67
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL giáo dục, giáo viên về quản lý cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi 68
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL giáo dục, giáo viên về kết quả kiểm tra, đánh
giá kết quả giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non 71
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 100
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của biện pháp quản lý giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 101
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường trên địa bàn TP Thái Nguyên 99
Biểu đồ 3.1. Mối tương ở quan giữa tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên 104
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, mầm non là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo nền móng vững chắc cho trẻ bước vào các lớp học, bậc học tiếp theo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy làm thế nào để phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà luôn là nhiệm vụ chính trị được Đảng ta đặc biệt quan tâm, là một trong những nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng.
Nghị quyết trung ương 8 khóa XI đã đề cập đến việc Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: “Tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, mầm non là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo nền móng vững chắc cho trẻ bước vào các lớp học, bậc học tiếp theo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với các bậc học khác, giáo dục mầm non phải đổi mới căn bản và toàn diện, nhằm “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Để đạt được mục tiêu ấy, đòi hỏi ngành giáo dục phải có một đội ngũ giáo viên luôn đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn sư phạm, có khả năng tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục mầm non nói riêng và mục tiêu giáo dục của nước nhà nói chung.
Việc giáo dục KNS cho trẻ ở giai đoạn lứa tuổi mầm non có vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi 5- 6 tuổi giai đoạn này chính là thời điểm bước ngoặt, là sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục cần quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác là sự chuẩn bị tích cực cho trẻ đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông, để trẻ bước vào lớp 1 với sự tự tin, thích nghi nhanh chóng với môi trường giáo dục mới thì việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý đến học tập ở
trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của giai đoạn giáo dục mẫu giáo nói chung và trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi nói riêng. Trẻ bước vào trường học ngoài mặt tâm lý, vốn tri thức nhất định về thế giới xung quanh thì phải có các chuẩn mực hành vi đạo đức, kỹ năng cần thiết giúp trẻ nhanh chóng gia nhập vào tập thể lớp, tìm được vị trí của mình trong tập thể đó, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động. Chất lượng, hiệu quả giáo dục KNS cho trẻ em mầm non tùy thuộc vào nhiều yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt phụ thuộc trực tiếp vào quản lý của các nhà quản lý trong nhà trường MN. Tăng cường thay đổi và người có trình độ quản lý đồng thời là nâng cao hiệu quả giáo dục KNS, hình thành được KNS phù hợp cho trẻ em trong các trường MN. Vì vậy nghiên cứu để đưa ra được các giải pháp quản lý phù hợp vì trong lĩnh vực quản lý giáo dục MN còn rất thiếu. Do vậy, việc giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS cho trẻ mầm non và đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu như hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc trực tiếp vào người hướng dẫn - người dạy và người học thì việc quản lý nó chính là đường hướng, là kim chỉ nam để hoạt động giáo dục kỹ năng sống được phát triển và thực sự có ích. Vì vậy để hoạt động giáo dục kỹ năng sống mang lại hiệu quả, có chất lượng, đi đúng đường thì cần có một la bàn tốt - đó chính là chiến lược quản lý nó.
Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non đã được nhiều nhà khoa học, luận án, luận văn, bài báo khoa học quan tâm, nghiên cứu với cách tiếp cận của các chuyên ngành khác nhau. Các công trình trên rất đa dạng, phong phú, đã phân tích vấn đề giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống dưới nhiều góc độ, đã làm rõ được nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục kỹ năng sống, cũng như quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non, trẻ ở các cấp học. Tuy nhiên, còn có rất ít những công trình quan tâm giải quyết vấn đề giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên” là hết sức cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học trong giáo dục
mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trên địa bàn TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về quản lí giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh TN, luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã được thực hiện nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi một cách khoa học và phù hợp với tâm sinh lý giáo dục trẻ sẽ nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở các trường mầm non TP Thái Nguyên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.
5.2. Khảo sát đánh giá đúng thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm sư phạm biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
6.2. Chủ thể quản lý
- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường mầm non.
6.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu: tháng 8/2019 đến tháng 4/2020.
6.4. Giới hạn khách thể khảo sát: Các trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên
- Tỉnh Thái Nguyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: thực hiện điều tra xã hội học đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, chuyên viên giáo dục, để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp quan sát: quan sát việc quản lý các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn. Quan sát hoạt động dạy học, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho trẻ của giáo viên.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: hệ thống sổ sách của cán bộ quản lý và kế hoạch học tập công tác của giáo viên, trong đó chú trọng đến kế hoạch công tác của cán bộ quản lý nhà trường.
- Phương pháp phỏng vấn: tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý, chuyên viên giáo dục và giáo viên từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và đề nghị, Danh mục các công trình có liên quan đến luận văn, Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.