Quản Lý Các Hoạt Động Phục Vụ Và Bảo Đảm Chất Lượng Đào Tạo

truờng đào tạo vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo. Quản lý môi truờng đào tạo chính là quản lý tập thể giáo viên, học sinh; quản lý quá trình giáo dục, dạy học; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; quản lý tài chính và các nguồn lực trường học, mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội. Hoạt động quản lý môi truờng đào tạo do chủ thể quản lý môi truờng đào tạo thực hiện mà người đứng đầu là hiệu trưởng (Giám đốc). Nhưng do nhiệm vụ cơ bản trọng tâm của nhà trường là dạy học, giáo dục nên tất cả các quá trình quản lý đều phục vụ cho quản lý dạy thực hành luật GTĐB đạt kết quả cao nhất. Như vậy, quản lý trường học là đưa nhà trường từ trạng thái đang có tiến lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục ATGT.

Như vậy, có thể khái quát rằng: Quản lý môi truờng đào tạo là hệ thống những tác động có định hướng, có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể quản lý (ở đây là giám đốc) lên các đối tượng quản lý (giáo viên, học sinh, quá trình dạy học, giáo dục, cơ sở vật chất và các mối quan hệ, các nguồn lực khác,...) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của môi truờng đào tạo. Trong quản lý môi truờng đào tạo, quản lý hoạt động dạy thực hành luật GTĐB là nội dung trọng tâm, cơ bản nhất. Mọi hoạt động khác đều nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động giáo dục ATGT và đảm bảo chất lượng dạy thực hành luật GTĐB trên sa hình.

1.3.9. Quản lý các hoạt động phục vụ và bảo đảm chất lượng đào tạo

* Về cơ sở hạ tầng:

- Đối với khu huớng dẫn thực hành luật GTĐB Giám đốc chỉ đạo bộ phận chuyên trách làm vệ sinh toàn bộ khu vực đảm bảo có môi truờng thực hành xanh sạch đẹp, chú ý đến hệ thống biển báo, nếu có hư hỏng xuống cấp thì có biện pháp sửa chữa bảo duỡng kịp thời. Với những tuyến đuờng nhỏ có giải pháp để mở rộng tuyến đuờng, đáp ứng đủ nhu cầu thực hành của học sinh.

- Nhà quản lý giao nhiệm vụ chuyên trách cho cán bộ phụ trách về việc sửa chữa bảo duỡng trang thiết bị, phuơng tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục ATGT.

- Nhà quản lý phân công đồng chí tạp vụ phục vụ nuớc uống đầy đủ cho học sinh trong quá trình hoạt động giáo dục ATGT.

- Đối với nhà hội thảo đảm bảo bàn ghế, CSVC đáp ứng đuợc số học sinh về trung tâm GDTX tỉnh học thực hành luật GTĐB

* Về phưong tiện dạy học:

- Đầu năm học nhà quản lý yêu cầu bộ phận chuyên môn rà soát lại và có biện pháp sửa chữa kịp thời CSVC phục vụ việc dạy và học như: Máy tính, máy chiếu, loa cầm tay, cờ hiệu lệnh, thiết bị trợ giảng...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Giám đốc yêu cầu nguời phụ trách kiểm tra và lên kế hoạch sửa chữa bảo duỡng các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ATGT như: Phương tiện xe đạp, xe máy điện, xe ô tô điện, acquy.

* Về chuyên môn:

Quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở ở trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình - 5

- Đầu năm học nhà quản lý yêu cầu bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn của phòng, tổ chuyên môn. Ban giám đốc xem xét, bổ sung và duyệt kế hoạch trên.

- Đầu năm học Ban giám đốc phân công nhiệm vụ cho giáo viên tham gia hoạt động giáo dục ATGT. Căn cứ vào các tiêu chí như năng lực, sở truờng, điều kiện để giáo viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

- Về hồ sơ chuyên môn nhà quản lý chỉ đạo phối hợp giữa phòng chuyên môn và phòng hành chính để chuẩn bị hồ sơ chuyên môn cho các giáo viên tham gia hoạt động giáo dục ATGT như: Sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, giáo án, sổ dự giờ, sổ họp chuyên môn...

- Trong quá trình tổ chức thực hiện nhà quản lý thuờng xuyên quan tâm đến các hoạt động của giáo viên khi giáo viên thực hiện nhiệm vụ nhằm tìm ra những vấn đề chưa hợp lý để chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT.

* Về tài chính

- Đầu năm học Ban giám đốc xây dựng kế hoạch về tài chính cho hoạt động giáo dục ATGT cả năm học, kiểm tra và duyệt các dự trù mua sắm sửa chữa bảo duỡng các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ATGT.

- Ban giám đốc có kế hoạch kêu gọi đầu tư từ các cơ quan ban ngành có liên quan như : Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban thanh tra giao thông tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh, thành phố...

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục ATGT cho học sinh THCS

- Về tài chính, đầu năm học trung tâm cân đối nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục ATGT. Nên nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động.

- Về đội ngũ: đối với trung tâm GDTX tỉnh một bộ phận đội ngũ giáo viên đuợc phân công kiêm nhiệm nên trong quá trình tổ chức thực hiện có thể ảnh huởng đến quá trình giáo dục ATGT.

- Về cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục ATGT ở trung tâm GDTX tỉnh đã triển khai tới các em học sinh đuợc 8 năm với hơn 60.000 học sinh về trung tâm học tập nên cơ sở vật chất đã bắt đầu xuống cấp. Việc tăng cuờng và có giải pháp sửa chữa bảo duỡng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ATGT là hết sức quan trọng. Nên hàng năm nhà quản lý cần cho bộ phận chuyên môn rà soát lại cơ sở vật chất và có biện pháp bảo duỡng, sửa chữa kịp thời nhằm đáp ứng đuợc hoạt động giáo dục ATGT ngày càng phát triển.

- Lịch học văn hoá của học sinh các truờng THCS cũng có ảnh huởng đến quá trình giáo dục ATGT. Chẳng hạn như: đối với một số truờng THCS lịch học cả ngày, nên việc bố trí lịch học giáo dục ATGT phải đuợc sự thống nhất của lãnh đạo hai đơn vị giáo dục .

- Về điều kiện thời tiết. Hoạt động giáo dục ATGT chủ yếu ngoài trời nên trong quá trình tổ chức thực hiện đôi khi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Nên trung tâm phải có biện pháp chọn thời điểm thực hành, đổi mới phuơng pháp dạy học cho phù hợp với điều kiện thực tế.


Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý, quản lý nhà trường trong đó trọng tâm là quản lý hoạt động dạy thực hành luật GTĐB được trình bày ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một là, Hoạt động giáo dục ATGT là tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý, chủ thể quản lý tác động tới từng thành tố của hệ thống bằng những phương pháp linh hoạt, tế nhị, thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Hai là, trung tâm là tổ chức hoạt động giáo dục ATGT vì vậy công tác quản lý trung tâm là công tác trọng tâm của quản lý giáo dục ATGT.

Ba là, đối với trung tâm GDTX tỉnh quản lý hoạt động giáo dục ATGT nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, thực hiện mục tiêu, nội dung phương pháp dạy thực hành luật GTĐB, kế hoạch giảng dạy thực hành, ý thức thái độ của học sinh thông qua dạy thực hành luật GTĐB. Ngoài ra còn phải quản lý các hoạt động giáo dục ATGT cần thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục ATGT một cách khéo léo, phù hợp với điều kiện cụ thể.

Bốn là, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT là hệ thống các quyết định quản lý của chủ thể quản lý tác động lên các khâu của quá trình dạy thực hành lụât GTĐB, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ATGT của trung tâm để đạt được mục tiêu giáo dục ATGT đề ra.

Năm là, quản lý hoạt động giáo dục ATGT là một bộ phận hợp thành của quá trình QLGD.

Sáu là, giám đốc Trung tâm GDTX là người có vai trò quan trọng trong việc điều hành, duy trì các hoạt động của Trung tâm.

Đây là những luận điểm hết sức cơ bản làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ATGT của trung tâm GDTX tỉnh, vấn đề này tiếp tục trình bày và nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ATGT CHO HỌC SINH THCS Ở TRUNG TÂM GDTX TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Khái quát đặc điểm địa lý, tình hình KT-XH, giáo dục ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Hồng, cách Thủ đô Hà nội 110 km, cách Hải Phòng 70 Km, trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

2.1.1. Dân số

Dân số của tỉnh Thái Bình là 1.865.400 người, chiếm 9,85% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,23% dân số của cả nước. Mật độ dân số trung bình là 1.196,7 người/km2, gấp 1,32 lần vùng Đồng bằng sông Hồng (923 người/Km2) và 3,6 lần so với cả nước .

2.1.2. Giao thông đuờng bộ

Tính đến năm 2015, Thái Bình có 4.079 km đường các loại, trong đó: quốc lộ 108 km (chiếm 2,6%), tỉnh lộ 356 km (8,5%), đường huyện 539 km (13,2%), đường nội thị 123 km (2,9%), đường xã, thôn xóm 3.076 km (73,2%). Có tổng số trên 1.000 chiếc cầu với độ dài 14.250 m và 2 bến phà.

2.1.3. Giáo dục và đào tạo

Toàn tỉnh hiện có khoảng 915 trường (trường ngoài công lập 302), trong đó:

- Giáo dục mầm non 299 trường, trong đó có 9 trường công lập, 287 trường bán công, 3 trường tư thục. Có 1.558 nhóm trẻ, 2.156 lớp mẫu giáo. 58 trường đạt chuẩn Quốc Gia.

- Giáo dục phổ thông 608 trường.

- Có 11 Trung tâm GDTX, đã thành lập 284 trung tâm học tập cộng đồng thu hút được trên 1 triệu người đi học

- Có 2 Trường Đại học : Đại học y dược Thái bình, Đại học Thái Bình

- Có 4 Trường cao đẳng: Cao đẳng Y Thái Bình; Cao đẳng Sư Phạm Thái Bình; Cao đẳng văn hoá nghệ thuật Thái Bình; Cao đẳng Nghề Thái Bình.

2.1.4. Khái quát về Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình nằm trên địa bàn Thành phố Thái Bình.

2.1.4.1. Đặc điểm tình hình.

- Địa điểm trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình:

Số 23 - Nguyễn Đình Chính - Phường Kỳ Bá Thành phố Thái Bình.

- Điện thoại, Fax : 0363834506

- Quá trình thành lập: Trung tâm GDTX tỉnh được thành lập theo QĐ số 430 QĐ-UBND ngày 4 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh Thái Bình trên cơ sở nâng cấp Trung tâm KTTH - HN thành phố Thái Bình.

- Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ giáo viên Trung tâm: 42 người; trong đó 35 biên chế, 07 hợp đồng

+ Ban chi uỷ : 03 đồng chí

+ Chi bộ : gồm 22 đảng viên

+ Ban Giám đốc: 03 đồng chí (01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc )

+ 04 phòng chuyên môn (Phòng Quản lý đào tạo; Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp; Phòng Ngoại ngữ - Tin học).

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình.

Căn cứ vào Quy chế về việc "Tổ chức vào hoạt động của trung tâm GDTX "(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ truởng Bộ GD&ĐT ). Căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình 06/2006 về việc " Giao nhiệm vụ cho trung tâm tổ chức giáo dục ATGT cho học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn Thành phố Thái Bình". Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình có những nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

- Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

3. Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.

4. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

5. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.

6. Tổ chức liên kết đào tạo.

7. Tổ chức giáo dục ATGT cho học sinh Tiểu học và THCS.

Năm 2006 Trung tâm được UBND Thành phố đầu tư kinh phí xây dựng sa hình giao thông và giao thêm nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh trên địa bàn Thành phố. Trung tâm đã nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu luật GTĐB, mời các ban ngành có liên quan như Ban ATGT tỉnh, Ban Thanh tra giao t hông, Phòng CSGT tỉnh và thành phố cùng phối hợp tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên được phân công nhiệm vụ giáo dục ATGT cho học sinh. Trung tâm tổ chức xây dựng chương trình và phương án thực hiện hoạt động giáo dục ATGT sao cho có hiệu quả. Năm 2008 số lượng học sinh về Trung tâm học thực hành Luật GTĐB là 4215 học sinh, đến nay năm học 2015 – 2016 số lượng học sinh đã tăng lên là 8855 học sinh. Sau 8 năm thực hiện, trung bình mỗi năm trung tâm đã hướng dẫn được trên 7500 học sinh từ lớp 3 đến lớp 7 của 17 trường Tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố. Đến trung tâm các em được thực hành đi theo Luật GTĐB trên sa hình bằng các phương tiện mà ô tô điện, mô tô điện, xe đạp là sản phẩm của các thầy cô giáo trung tâm tự chế tạo. Mỗi năm đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng từ những việc tận dụng phế liệu để làm ra các sản phẩm, đồ dùng dạy học có giá trị sử dụng cao.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Để nắm đuợc thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh lớp 6, lớp 7 THCS chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tuợng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm mục đích: Xác định đuợc ưu, nhuợc điểm của hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh lớp 6, lớp 7 THCS, tìm ra các giải pháp nhằm triển khai hoạt động giáo dục ATGT ngày càng hiệu quả.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát tại trung tâm GDTX Tỉnh Th ái Bình bằng phiếu

điều tra (mâu

số 1, mâu

số 2 và mấu số 3) với ba nhóm khách thể:

Nhóm 1: 02 đồng chí trong Ban giám đốc , 06 đồng chí trong Ban giám hiệu các truờng THCS, 01 đồng chí là Chủ tịch công đoàn Trung tâm, 01 đồng chí Chủ tịch hội cựu giáo chức trung tâm. (Tổng số 10 đ/c).

Nhóm 2: 07 đồng chí trưởng phòng, phó phòng chuyên môn và 23 đồng chí giáo viên. (Tổng 30 đ/c).

Nhóm 3: 200 học sinh khối 6, khối 7 THCS Minh Thành, THCS Kỳ Bá, THCS Trần Phú.

2.2.3. Địa bàn và thời gian khảo sát

2.2.3.1. Địa bàn khảo sát

- Tại Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình;

2.2.3.2. Thời gian khảo sát

Từ 15 tháng 11 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2015

2.2.4. Nội dung và kết quả khảo sát

2.2.4.1. Nôi

dung khảo sá t

Tìm hiểu thực tế việc đánh giá củ a nhóm khách thể môt

(Giám đốc, phó giám

đốc, ban giám hiệu các truờng THCS , chủ tịch công đoàn và chủ tịch hội cựu giáo chức Trung tâm ) và nhóm khách thể hai (Truởng phòng, phó phòng chuyên môn và

giáo viên) nhân

thứ c về tầm quan troṇ g củ a các nôi

dung quản lý về kết quả thưc

hiên

biên

pháp quản lý hoạt đôṇ g giáo dục ATGT cho học sinh học thực hành luật GTĐB

ở trung tâm nói chung và học sinh khối 6, khối 7 các truờng THCS nói riêng ở trung

tâm GDTX Tỉnh Thái Bình qua những nôi dung quan̉ lý sau:

1. Quản lý xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình của tổ chuyên môn và của cá nhân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023