Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở trường Đại học Hùng Vương - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



BP

Biện pháp

CB

Cán bộ

CBCT

Cán bộ coi thi

Cao đẳng

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

CSVC

Cơ sở vật chất

CTĐT

Chương trình đào tạo

CTSV

Công tác sinh viên

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐH

Đại học

ĐT

Đào tạo

GDĐH GV KCQ ND

ƯDCNTT

Giáo dục đại học Giảng viên Không chính quy Nội dung

Ứng dụng công nghệ thông tin

PTNL

Phát triển năng lực

QL

Quản lý

QLĐT

Quản lý đào tạo

QLGD

Quản lý giáo dục

QLTH

Quản lý trường học

QTDH

Quá trình dạy học

SP

Sư phạm

SV

Sinh viên

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TS

Tuyển sinh

TT

Trung tâm

VLVH

Vừa làm vừa học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở trường Đại học Hùng Vương - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Bảng so sánh chương trình định hướng nội dung và chương trình

định hướng phát triển năng lực 18

Bảng 2.1. Thực trạng quy mô đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL giai

đoạn 2013- 2017 35

Bảng 2.2. Thống kê kết quả tuyển sinh hệ VLVH từ năm 2013 - 2017 39

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện công tác tuyển sinh hệ VLVH 43

Bảng 2.4. Mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý chương trình VLVH 45

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện công tác quản lý kế hoạch đào tạo hệ VLVH 46

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đối

với sinh viên hệ VLVH 48

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học tập của sinh viên hệ VLVH 50

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về thái độ học tập của sinh viên 52

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ các hoạt động kiểm tra, đánh giá 53

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về hình thức thi hết học phần 54

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các nội dung của quản lý học vụ hệ VLVH 55

Bảng 2.12. Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ đào tạo hệ VLVH 57

Bảng 2.13. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào

tạo ở trường Đại học Hùng Vương 59

Bảng 3.1. Các nhóm đối tượng được khảo sát 82

Bảng 3.2. Bảng đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 83

Bảng 3.3. Bảng đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 85

Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi 86

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Hình 1.1. Đặc điểm đào tạo theo hướng PTNL người học 19

Hình 1.2. Mô hình mạng lưới tổ chức đào tạo hệ VLVH 23

Hình 3.1. Mô hình các bước phát triển chương trình đào tạo 69

Hình 3.2. Mô hình quản lý đào tạo hệ VLVH bằng phần mềm Edusoft 79

Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện công tác tuyển sinh hệ VLVH 43

Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý chương trình VLVH 46

Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện công tác quản lý kế hoạch đào tạo hệ VLVH 47

Biểu đồ 2.4. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

đối với sinh viên hệ VLVH 49

Biểu đồ 2.5. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học tập của sinh viên hệ VLVH theo hướng PTNL người học 51

Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về thái độ học tập của sinh viên 52

Biểu đồ 2.7. Đánh giá mức độ các hoạt động kiểm tra, đánh giá Hệ VLVH

theo hướng PTNL người học 53

Biều đồ 2.8. Kết quả điều tra vấn đề thi hết học phần 54

Biểu đồ 2.9. Mức độ thực hiện các nội dung của quản lý học vụ hệ VLVH

theo hướng phát triển năng lực người học 55

Biểu đồ 2.10. Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ đào tạo hệ VLVH 58

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 87

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức trường Đại học Hùng Vương 34

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của phòng Đào tạo 36

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học 81

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của lịch sử xã hội ngày càng khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục chính là chìa khóa để mở cánh cửa tương lai. Trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia, sự phát triển giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước luôn được đánh giá là nhân tố quan trọng hàng đầu.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục cao đẳng, đại học, nhằm phục vụ đắc lực quá trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi người đều có quyền được học tập và được tạo điều kiện để học tập. Một nền giáo dục thực hiện công bằng trong giáo dục, đào tạo; xây dựng và hình thành một xã hội học tập; tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời. Để hiện thực chủ trương đó, bên cạnh hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy tập trung thì các hình thức giáo dục đào tạo khác cũng được xác lập, củng cố và phát triển như đào tạo từ xa, liên kết đào tạo, vừa làm vừa học,... Chính nhờ những hình thức giáo dục đào tạo đó đã tạo điều kiện cho những người do các hoàn cảnh khác nhau không có điều kiện theo học tập trung được đào tạo, tiếp cận những kiến thức khoa học hiện đại, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Đẩy mạnh giáo dục trong nhân dân bằng các hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập” [14;15]. Như vậy, cùng với GDĐH chính quy, GDĐH không chính quy (trong đó có cả hệ VLVH) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đất nước.

Song, sự bùng nổ GDĐH cũng có thể dẫn đến những bất cập về chất lượng, đặc biệt là chất lượng đào tạo hệ VLVH. Nhiều nguyên nhân đã được khảo sát như: Hạn chế về nguồn nhân lực, chất lượng đầu vào, nội dung, chương trình, năng lực đội ngũ giảng viên, công tác quản lý... Trong các nguyên nhân được chỉ ra, công tác quản lý giáo dục được xem là vấn đề cấp thiết.

Nghị quyết Hội nghị TW8 BCHTW Đảng, Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhận định: “Công tác quản lý giáo dục - đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập... Mở rộng quy mô giáo dục đào tạo và phát triển nhiều loại hình giáo dục - đào tạo nhưng có nhiều thiếu sót trong việc quản lý chương trình, nội

dung và chất lượng...” và “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”. Nghị quyết cũng đã đề ra 9 giải pháp chủ yếu cho định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong đó, giải pháp thứ 5 là: “Đổi mới công tác quản lý giáo dục” [14; 6].

Theo Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ghi rõ :

- Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, bao gồm: tổ chức đào tạo; thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp; xử lý vi phạm.

- Quy chế này áp dụng đối với các khóa đào tạo theo hình thức VLVH trình độ đại học hoặc cao đẳng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng“ [4;1].

Trường Đại học Hùng Vương thành lập theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ. Là trường đại học công lập đa ngành, đa cấp đầu tiên trên quê hương đất Tổ, Trường Đại học Hùng Vương có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực. Bên cạnh nhiệm vụ ĐT các ngành hệ chính quy, công tác ĐT ĐH hệ VLVH là một nhiệm vụ quan trọng của Trường Đại học Hùng Vương,cần phải được tổ chức tốt và không ngừng nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ cao. Tuy nhiên nhìn từ góc độ khoa học quản lý đối với hệ VLVH, trong xu thế phát triển GD hiện nay, còn có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, khảo sát như tư duy quản lý, chu trình quản lý, các thành tố quản lý, năng lực quản lý vv… Mặt khác, công tác quản lý ĐT hệ VLVH ở Trường ĐHHV còn bộc lộ những bất cập như đội ngũ cán bộ quản lý chưa đồng bộ, hạn chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý trường học, chất lượng đầu vào của học viên chưa đồng đều, đầu ra vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội v.v...

Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Hùng Vương đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nguồn đào tạo cán bộ, giáo viên. Nhiều thế hệ sinh viên của trường đã trưởng thành đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. Trường Đại học Hùng Vương đã huy động thế mạnh, tiềm năng của mình, mở các loại hình đào tạo.

Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng của loại hình đào tạo này. Thực tế việc tổ chức đào tạo hệ VLVH đã được Trường Đại học Hùng Vương triển khai tổ chức đào tạo từ nhiều năm qua, nhưng việc nghiên cứu tổng kết, đánh giá một cách khách quan, khoa học về công tác quản lý đào tạo đối với hệ VLVH chưa được tiến hành. Ngày nay, xu hướng phát triển giáo dục có nhiều thay đổi: Dạy và học theo quan điểm phát triển năng lực đang dần hình thành ở các cấp học, bậc học. Đây là phương pháp dạy học không chỉ chú ý tích cực hóa người học về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Giữa người dạy và người học có nhiều hoạt động tương tác, trao đổi. Đây là hoạt động rất quan trọng giúp người dạy khám phá ra năng lực người học đồng thời sẽ có những điều chỉnh trong nội dung và phương pháp giảng dạy. Phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất độc lập, sáng tạo của tư duy. Quản lý đào tạo hệ VLVH không nằm ngoài xu hướng của sự thay đổi này. Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, là cán bộ trực tiếp làm công tác theo dõi, quản lý đào tạo hệ VLVH, bản thân tôi nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ VLVH và từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo đối với hệ VLVH ở trường Trường Đại học Hùng Vương.

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương, đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học một cách khoa học, hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH ở trường ĐHHV để tìm ra biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học.

4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ.

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2017.

- Khách thể điều tra là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các lớp đại học VLVH của các ngành đào tạo ở trường Đại học Hùng Vương.

5. Giả thuyết khoa học

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý đào tạo hệ VLVH ở Trường Đại học Hùng Vương đã có một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra được một số biện pháp quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học 1 cách khoa học, đồng bộ và hệ thống là rất cần thiết, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo học viên đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành giáo dục địa phương

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học.

- Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương.

- Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý luận, những kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng nhằm xác lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng các biện pháp quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho những người làm công tác quản lý thấy được thực trạng quản lý của công tác này để từ đó đưa ra các chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm đào tạo có chất lượng hệ vừa làm vừa học đáp ứng nhu cầu của xã hội cả về số lượng lẫn chất lượng.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Phân tích những mặt hạn chế trong hoạt động quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương từ đó đề xuất những biện pháp khoa học, hợp lý để nâng cao hiệu quả đào tạo hệ vừa làm vừa học.

- Phương pháp hệ thống hoá lý thuyết: Sắp xếp các tài liệu, phiếu điều tra khoa học theo từng mặt, từng vấn đề có cùng dấu hiệu nhằm giúp việc đánh giá thực trạng một cách đầy đủ.

8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành nghiên cứu định lượng với mẫu phiếu điều tra dành cho các đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, các chuyên viên, sinh viên của Trường Đại học Hùng Vương để thu thập ý kiến từ các khách thể khảo sát về vấn đề thực trạng quản lý đào tạo của Trường, tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất.

- Phương pháp phỏng vấn: Tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên để thu thập thông tin về đánh giá thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH tại Trường và các ý kiến nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo hệ VLVH.

- Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến các chuyên gia về thực trạng, tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Thông qua các báo cáo tổng kết, chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của Trường Đại học Hùng Vương thời gian qua để khái quát bài học kinh nghiệm trong quản lý đào tạo hệ VLVH tại Trường.

8.3. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng thống kê toán học.

9. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học.

Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương.

Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học ở Trường Đại học Hùng Vương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022