Tình Trạng Việc Làm Của Sv Sau Khi Tốt Nghiệp

34,68%, Trung bình 27,56% và yếu 0% . Như vậy rõ ràng ĐT của nhóm thử

nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

Để đánh giá hiệu quả của nó, tác giả cũng đã tiến hành điều tra về tình trạng việc làm của SV nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau khi tốt nghiệp. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.9 và mô hình hóa ở biểu đồ 3.2.

Bảng 3.9: Tình trạng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp


TT

Nhóm

Tình trạng việc làm

Nhóm thực nghiệm (%)

Nhóm đối chứng (%)

1

Có việc làm đúng ngành nghề ĐT

72

45

2

Có việc làm không đúng ngành nghề

ĐT

18

32

3

Chưa có việc làm

10

23

Tổng

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo của các trường Cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ - 23


Có việc làm đúng ngành nghề ĐT


Có việc làm không đúng ngành nghề ĐT

Chưa có việc làm

80

70

60

50

40

30

20

10

0

72

45

32

18

23

10

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 3.2: Tình trạng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp

Qua bảng 3.9 và biểu đồ 3.2. về tình trạng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp cho thấy: Nhóm thử nghiệm chiếm tỷ lệ có việc làm đúng ngành nghề là 72%, có việc làm không đúng ngành nghề ĐT 18%, chưa có việc làm 10%. Kết quả này đã chứng tỏ hiệu quả ĐT của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Kết quả điều tra so sánh với thực trạng ở chương 2 cũng đã phản ánh rõ điều kiện thực tế về ĐTN đang diễn ra trong các trường dạy nghề hiện nay ở nước ta và cũng phải thừa nhận những SV đã trải quả các kì thực tập nghiêm túc thường sẽ có cơ hội tìm việc làm cao sau khi tốt nghiệp, thậm chí có mức lương cao hơn và những nơi làm việc lý tưởng hơn so với những SV không được thực tập một cách bài bản. Tuy nhiên, chính những kinh

nghiệm thu được thông qua các hoạt động thực tập tại các cơ sở nhỏ hơn sẽ là chìa

khóa để SV tiếp cận được với những vị trí việc làm tại các khách sạn lớn và uy tín.

* Kết luận về việc thử nghiệm

- Về tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất

Kết quả thử nghiệm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp cũng như chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.Trong thử nghiệm một số giải pháp đề xuất được áp dụng một cách thành công, được nhà trường, DoN và SV đồng tình và thực hiện một cách có kết quả trong thực tiễn.

Mỗi giải pháp có những ảnh hưởng tích cực riêng đến chất lượng, hiệu quả, làm cho ĐTN ngày càng đáp ứng hơn nhu cầu DoN.

- Về chất lượng ĐT

Vận dụng các giải pháp sẽ tăng cường được các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT như CTĐT phù hợp với yêu cầu của DoN, có thêm được các chuyên gia, nhân viên lành nghề chất lượng cao, có kinh nghiệm tham gia vào công tác ĐT đáp ứng nhu cầu DoN. Nhờ vậy, nhà trường sẽ nâng cao được chất lượng ĐT và DoN có cơ hội để tuyển dụng được những người lao động phù hợp với yêu cầu. Mặt khác, người học sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để tìm được việc làm.

- Về hiệu quả ĐT

Vận dụng các giải pháp sẽ thực hiện được quy luật cung- cầu về ĐT nhân lực trong cơ chế thị trường, bên cạnh đó nâng cao chất lượng ĐT. Nhờ vậy, SV tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm, nhà trường nâng cao được hiệu quả ĐT. Tiểu kết chương 3

Chương 3 của Luận án đã đề xuất được 7giải pháp QLĐT ở các trường theo hướng đáp ứng nhu cầu DoN bao gồm: Quản lý thông tin về nhu cầu nhân lực của DoN; Quản lý việc phát triển CTĐT; Quản lý phát triển đội ngũ GV; Quản lý CSVC và PTDH; Quản lý quá trình dạy học nghề du lịch theo NLTH vàQuản lýĐT liên kết giữa trường và DoN; Quản lý việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho SV tốt nghiệp.

Để minh chứng cho tính đúng đắn và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất cũng như tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được đề ra. Tác giả đã

khảo sát ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết, tính khả thi và tính hợp lý của các giải pháp, đã thử nghiệm giải pháp 1: “Quản lý thông tin về nhu cầu nhân lực của các DoN”, một phần của giải pháp 7“ Quản lý việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho SV tốt nghiệp” và “Liên kết thực tập tại DoN của SV” thuộc giải pháp 6“Quản lý đào tạo liên kết giữa trường và doanh nghiệp” tại trường CĐDL Hà Nội.

Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm cho thấy các giải pháp được đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao, đáp ứng được nhu cầu DoN, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN và giả thuyết khoa học đã được chứng minh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Chất lượng và hiệu quả là vấn đề sống còn của ĐT nhân lực trong cơ chế thị trường, mà ĐT phải tuân thủ quy luật cung cầu để nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐT. Để chuyển ĐT từ hướng cung sang hướng cầu, ĐT gắn với sử dụng, với nhu cầu của DoN có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

Vận dụng mô hình CIPO, luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về QLĐT đáp ứng nhu cầu DoN, bao gồm: Quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình dạy học, và quản lý các yếu tố đầu ra.

Luận án đã khảo sát và đánh giá thực trạng về ĐT và QLĐT nhân lực trình độ CĐN ngành du lịch khu vực đồng bằng Bắc Bộ để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy: Chất lượng, quy mô và cơ cấu ngành nghề ĐT của các trường chưa đáp ứng được nhu cầu DoN. Nhận thức của CBQL và GV các trường đối với ĐTN theo hướng đáp ứng nhu cầu DoN còn hạn chế, do vậy, việc triển khai ĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu DoN còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống thông tin TTLĐ của nhà nước hoạt động chưa hiệu quả, chưa công bố được những số liệu cần thiết cho các trường làm căn cứ tuyển sinh hàng năm. Các CSĐT cũng chưa có được các biện pháp phù hợp để thu thập thông tin về nhu cầu ĐT của DoN nên ĐT chưa đáp ứng được nhu cầu DoN. Chương trình khung hiện hành tỏ ra nhiều bất cập trong việc ĐT đáp ứng nhu cầu DoN, đội ngũ GV còn thiếu và yếu về kỹ năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng ĐT. CSVC và PTDH còn lạc hậu và thiếu so với nhu cầu ĐT. ĐT liên kết giữa nhà trường và DoN là yếu tố cần thiết để ĐT đáp ứng nhu cầu DoN, tuy nhiên, việc tổ chức ĐT liên kết giữa trường và DoN còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được thường xuyên.

Thực trạng nêu trên cho thấy, để các trường có thể thực hiện ĐT đáp ứng nhu cầu DoN cần có những giải pháp quản lý hữu hiệu và khả thi để khắc phục được những nhược điểm nêu trên.

Luận án đã đề xuất 7 giải pháp về QLĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu DoN,

đồng thời, tác giả đã khảo sát lấy ý kiến chuyên gia ở các trường và DoN về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp và tiến hành thử nghiệm 2 giải pháp tại trường CĐDLHà Nội. Kết quả khảo sát và thử nghiệm cho thấy các giải pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao.

Kết quả thử nghiệm cũng khẳng định tính phù hợp với cơ chế và quy trình quản lý, chứng minh được giả thuyết khoa học đã đề ra.

Kiến nghị

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo

- Cho các trường dạy nghề cấu trúc lại các chương trình khung hiện hành thành các MKH để thuận tiện cho việc ĐT đáp ứng nhu cầu DoN và ĐT theo học chế tín chỉ liên thông giữa các trình độ.

- Thiết lập hệ thống thông tin về ĐTN và nhu cầu DoN để kịp cung cấp thông tin cho các trường dạy nghề về nhu cầu ĐT của xã hội.

- Củng cố hoạt động của các Trung tâm thông tin thị trường lao động để kịp thời cung cấp thông tin cho các CSĐT làm căn cứ cho việc tuyển sinh đáp ứng nhu cầu DoN và cho TTLĐ.

- Sửa đổi các quy định, hướng dẫn liên quan đến xây dựng, ban hành triển khai chuẩn đầu ra và phát triển CTĐT các ngành nghề ĐT để đầu ra và CTĐT được CSĐT công khai đảm bảo về chất lượng, tính khả thi, tính thực tiễn.

- Đội ngũ cán bộ cần được Bộ quan tâm cho đi ĐT, bồi dưỡng ở các học viện quản lý trong và ngoài nước để có đầy đủ phẩm chất, kỹ năng, năng lực chuyên môn giỏi, nghiệp vụ quản lý vững vàng, có khả năng vận dụng những thành tựu của khoa học quản lý cũng như của khoa học kỹ thuật vào công việc.

- Về CSVC cần được bổ sung thêm, đầu tư mới, nâng cấp để các trường có đầy đủ tất cả các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác quản lý. Đặc biệt là thư viện nhà trường cần được bổ sung các đầu sách, thành lập thư viện điện tử dùng cho CBQL trường, GV và SV học tập tra cứu. Tạo điều kiện đến việc tổ chức các mối quan hệ hợp tác quốc tế cho các trường có những dự án về vốn, chuyển giao công nghệ mời chuyên gia giỏi của các nước tham gia giảng dạy.

- Ban hành các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi và động lực cho nhà

trường và DoN trong việc ĐT liên kết giữa trường và DoN.

- Thể chế hóa việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học sau ĐT bằng các cơ chế chính sách cụ thể như: Khuyến khích và có lộ trình bắt buộc các DoN có trách nhiệm trực tiếp trong quá trình ĐT nhân lực, có cơ chế phối hợp giữa DoN và CSĐT trong cung ứng lao động, ĐT lại hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động.

- Các Bộ ngành ban hành chuẩn nghề nghiệp cho từng nghề để làm cơ sở

pháp lý và cơ sở khoa học cho việc phát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu DoN.

- Đầu tư thích đáng cho các CSĐT để đảm bảo các điều kiện tối thiểu khi tổ

chức ĐT và QLĐT theo chuẩn đầu ra đối với ngành nghề.

Đối với doanh nghiệp

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên lành nghề cụ thể về số lượng,

chất lượng cơ cấu ngành nghề, trình độ ĐT.

- ĐT liên kết với các trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân

lực của DoN.

- Thiết lập mối ĐT liêt kết với các trường để đáp ứng nhu cầu phát triển

nhân lực cho DoN.

- Cần quan tâm đến việc chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho SV khi thực

tập tại DoN cũng như tham gia xây dựng CTĐT tại các trường.

- Cung cấp những thông tin dự báo về nhu cầu, kết quả làm việc của SV mới ra trường đang công tác tại các cơ sở của mình.

Đối với các trường

- Chương trình ĐTN được xây dựng linh hoạt hơn, chương trình lý thuyết có thể theo chương trình khung của Bộ nhưng cho phép các trường một tỷ lệ linh hoạt cao hơn (khoảng 40%), phần thực hành do các trường và DoN thống nhất tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu của DoN.

- Đổi mới tư duy quản lý của lãnh đạo nhà trường theo hướng coi nhà trường như một “DoN đào tạo” trong nền kinh tế thị trường để tiếp cận nhanh chóng phương thức quản lý hướng tới chất lượng và thực sự tự chủ trong quản lý.

- Cần quan tâm, có quy chế bắt buộc CBQL trường, GV thường kỳ phải có

kế hoạch học tập, nâng cao trình độ quản lý theo kế hoạch của nhà trường và kế hoạch tự học để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.

- Đảm bảo sự liên thông dọc và liên thông ngang theo hướng ngoại ngữ cơ bản chiếm 50% thời lượng (để đạt trình độ tối thiểu bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), kế đến ngoại ngữ chuyên ngành 50% (du lịch khách sạn, lễ tân, nhà hàng, chế biến món ăn…) theo hướng giúp SV thi tốt nghiệp có thể đạt trình độ tối thiểu bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương B1 theo CEFR.

- Rà soát tổng thể hệ thống văn bản quy định liên quan đến QLĐT tại CSĐT để điều chỉnh, thống nhất và hoàn thiện nhằm làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và QLĐT theo chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu thực tiễn DoN.

- Vận dụng các biện pháp mà luận án đề xuất vào QLĐT trong điều kiện cụ

thể của nhà trường.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1 Trần Văn Long (10/2013), “Đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.” Hội thảo quốc gia về nguồn nhân lực và phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, tr. 392 – 402.

2 Trần Văn Long (1/2014), “Thực trạng và giải pháp đào tạo của trường Cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp” Tạp chí Khoa học giáo dục, tr. 40-42.

3 Trần Văn Long (10/2014), “Quản lý đào tạo nghề du lịch theo mô –đun tại các trường Cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp”, Tạp chí khoa học giáo dục, tr.37-40.

4 Trần Văn Long (10/2014), “Giải pháp quản lý đào tạo nghề du lịch ở các trường Cao đẳng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp” Tạp chí giáo dục, tr.137-139.

5 Trần Văn Long (số 372 kỳ II, tháng 12/2015)“Thực trạng quản lý đào tạo nghề du lịch ở các trường Cao Đẳng đáp ứng nhu cầu nhân lực doanh nghiệp”Tạp chí giáo dục.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí