Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Buôn Ma Thuột


người dân và du khách.

- Ngành công nghiệp – xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2020 thực hiện được 10.449 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 114,71% so với năm 2019. Hoạt động ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chế tạo, nhà máy bia, cơ sở chế biến cà phê, sản xuất bơm nước, cán tôn, điện thương phẩm, khai thác, xử lý và cung cấp nước...hoạt động sản xuất tốt, sản lượng sản phẩm tăng hơn so với năm 2019.

Thành phố đã xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp nhưng do các doanh nghiệp trong giai đoạn này đang gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn đầu tư, thị trường đầu ra không ổn định, đặc biệt là cơ sở hạ tầng của thành phố chưa đồng bộ nên kết quả thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm chủ yếu của tỉnh rất hạn chế. Bên cạnh đó, một số dự án chế biến sâu có tiến độ đầu tư chậm, hiệu quả sản xuất không cao như: Cà phê hoà tan, cà phê bột, cồn sinh học; do đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chưa được cải thiện. Mặc dù ngân sách nhà nước đã cố gắng hỗ trợ vốn nhưng trên địa bàn thành phố chưa có khu, cụm công nghiệp nào hoàn chỉnh về hạ tầng, hệ thống giao thông trong Khu, cụm công nghiệp, thoát nước, cấp nước, xử lý môi trường nhìn chung còn chưa đảm bảo nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy tại các Khu, Cụm công nghiệp.

2.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hiện nay, hầu hết diện tích đất quy hoạch chung đô thị Buôn Ma Thuột được duyệt năm 1998 (5.000 ha) đã được phủ kín quy hoạch phân khu 1/2000 (chiếm khoảng 84%), đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển đô thị. Trong giai đoạn năm 2019-2020, thành phố Buôn Ma Thuột đang tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, lấy việc quản lý và xây dựng, chỉnh trang đô thị là một


trong những khâu đột phá để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, cây xanh… được thành phố quan tâm như: hoàn thành việc xây dựng mở rộng hệ thống đường giao thông đối ngoại, thực hiện nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 14, 26, 27, 29, 14C, nối Quốc lộ 29 với Campuchia; hoàn chỉnh quy hoạch đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột; đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột trở thành sân bay quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đầu tư mở rộng các tỉnh lộ từ thành phố Buôn Ma Thuột đến trung tâm các huyện: Cư M’gar (tỉnh lộ 8), Buôn Trấp (tỉnh lộ 2), Buôn Đôn (tỉnh lộ 1); xây dựng một số tuyến đường đô thị mới như đường vành đai phía Tây, đại lộ Đông – Tây, đường Ama Khê kéo dài, đường Trần Quý Cáp; cải tạo xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa trên các trục đường phố, trong các khu đô thị mới.

Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn được chú trọng. Tỷ lệ trẻ em đi mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tăng dần qua từng năm. Cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Thành phố hiện có trường Đại học Buôn Ma Thuột là trường Đại học lớn của Tây Nguyên, 04 trường Cao đẳng, 08 trường Trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học trên toàn thành phố. Hệ thống trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được củng cố và mở rộng cả về quy mô và ngành nghề đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Hệ thống cung cấp điện được tăng cường đầu tư phát triển, hệ thống thủy lợi chủ yếu là những công trình vừa và nhỏ, đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp do không được duy tu, bảo dưỡng.


Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 9

Mạng lưới y tế từ thành phố đến cơ sở xã, phường được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia, các chính sách y tế cho người nghèo, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đạt kết quả tốt từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Xã hội hoá lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe ngày một mạnh mẽ hơn đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Toàn thành phố có 15 cơ sở y tế với 1.876 giường bệnh, 1.635 cán bộ y tế. Có 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% thôn, buôn có cán bộ y tế, 100% trạm y tế xã có đủ nhân lực và cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc gia.

2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột

2.1.4.1 Thuận lợi

- Trong thời gian qua, kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng cao. Bước đầu phát huy được các thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; cây lâm nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; dịch vụ du lịch… xây dựng kết cấu hạ tầng; mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài; gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Bước đầu đã tạo được thế và lực để phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh trong thời kỳ mới.

- Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng; có giá trị kinh tế, có giá trị khoa học và bảo vệ môi trường cao.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phục vụ tốt cho công nghiệp khai khoáng. Cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng, phát triển tạo thuận lợi cho các ngành kinh tế xã hội phát triển.

- Nguồn lao động khá dồi dào, đồng bào dân tộc có đức tính cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm đối với các nghề thủ công truyền thống, là cơ sở


quan trọng để phát triển các ngành nghề mới, phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Các chính sách đầu tư phát triển hạ tầng đang thu hút được sự đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong vùng. Vì vậy, sẽ thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực tài chính dưới mọi hình thức để thực hiện xây dựng phát triển kinh tế của địa phương.

2.1.4.2. Khó khăn

- Việc gia tăng dân số dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.

- Cơ cấu kinh tế của thành phố về cơ bản vẫn nặng về nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn chậm phát triển. Hoạt động sản xuất của nông thôn trong vùng chủ yếu vẫn là thuần nông, quy mô nhỏ, năng suất và chất lượng nông lâm sản còn thấp, dẫn đến thu nhập của người dân chưa cao, khả năng huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng rất hạn chế. Trình độ lao động trong toàn vùng chưa đồng đều, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn hạn chế.

- Kinh tế công nghiệp: Mặc dù đã có những bước phát triển khá song công nghiệp vẫn có những thách thức lớn. Quy mô các các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên giá trị và khả năng cạnh tranh không cao; một số nhà máy chưa phát huy hiệu quả, thiếu đội ngũ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Việc triển khai các dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp còn chậm, hiệu quả đầu tư thấp.

- Kinh tế dịch vụ - thương mại, du lịch: Hiệu quả và tốc độ phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa tạo được chuyển biến trong phát triển kinh tế xã hội; Chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch


phát triển chậm; chưa thu hút được nhiều các dự án đầu tư trên lĩnh vực vui chơi, giải trí; hoạt động kinh doanh, dịch vụ tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng, hàng nông sản thô, các sản phẩm dịch vụ bổ trợ chất lượng thấp.

- Tình hình kinh tế của thành phố còn gặp nhiều khó khăn, thiếu nguồn vốn đầu tư và còn bị động gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.

2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2017-2020

2.2.1. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương tỉnh Đắk Lắk trong năm ngân sách và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Lắk trong đó quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp chính quyền thuộc tỉnh Đắk Lắk, nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện gồm các nội dung sau [10]:

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản:

+ Đầu tư xây dựng cơ bản các dự án do huyện quản lý cho các lĩnh vực được quy định và chi đầu tư xây dựng các trường trung học phổ thông công lập theo phân cấp quản lý đầu tư của tỉnh.

+ Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên:

+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách huyện bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

+ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, giáo dục thường


xuyên và các hoạt động giáo dục khác; đào tạo nghề nghiệp, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác do huyện quản lý;

+ Chi thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học và công nghệ;

+ Sự nghiệp văn hoá thông tin; bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hóa khác thuộc huyện quản lý;

+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác thuộc huyện quản lý;

+ Sự nghiệp thể dục thể thao; bao gồm quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác do huyện quản lý;

+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường do huyện quản lý;

- Các hoạt động kinh tế:

+ Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường do huyện quản lý;

+ Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc phạm vi quản lý của huyện;

+ Sự nghiệp tài nguyên: lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất hàng năm; thông kê, kiểm kê đất đai và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác của huyện;

+ Lĩnh vực quy hoạch; thương mại, du lịch của huyện;

+ Sự nghiệp thị chính: Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, công viên và các sự nghiệp thị chính khác của huyện;

+ Các sự nghiệp kinh tế khác do huyện quản lý;


- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do huyện quản lý;

- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam của huyện; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của huyện (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh);

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở huyện theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Các khoản chi thường xuyên khác ở huyện theo quy định của pháp luật.

- Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp huyện.

- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

- Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

2.2.2. Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Hội đồng nhân dân: Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán; Quyết định điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

Uỷ ban nhân dân: Lập dự toán và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách, dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp.

Thực hiện kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về lĩnh


vực tài chính-ngân sách; căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp xã. Thực hiện các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phương.

Phòng Tài chính - Kế hoạch: Là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu cho UBND thành phố trong việc quản lý, điều hành công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, ngoài ra còn một số cơ quan khác có liên quan. Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho nhu cầu chi từ nguồn ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài sản, quản lý ngân sách và thực hiện chế độ tài chính của chính quyền cấp phường và các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận; yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước. Thực hiện thẩm định và thông báo quyết toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.

Kho bạc Nhà nước: Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

Đơn vị dự toán ngân sách: Lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; Thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền.

Đơn vị sử dụng ngân sách: Chấp hành đúng quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách, được cung cấp thông tin, tham gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2023