Bảng 2.4. Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020
Đvt: Triệu đồng;%
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||
Dự toán | Thực hiện | Dự toán | Dự toán | Dự toán | Thực hiện | Dự toán | Thực hiện | |
Tổng chi ngân sách cấp thành phố | 1.098.459 | 1.040.376 | 1.011.767 | 1.007.199 | 1.085.883 | 1.246.086 | 1.491.642 | 1.599.414 |
Chi thường xuyên | 681.300 | 723.756 | 697.625 | 751.841 | 788.045 | 802.042 | 833.104 | 879.978 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Buôn Ma Thuột
- Thực Trạng Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Của Thành Phố Buôn Ma Thuột Trong Giai Đoạn 2017-2020
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Thành Phố Buôn Ma Thuột Giai Đoạn 2017-2020
- Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Của Thành Phố Buôn Ma Thuột
- Quan Điểm, Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Của Thành Phố Buôn Ma Thuột
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, thành phố Buôn Ma Thuột)
Qua bảng 2.4 chi thường xuyên thực hiện đều tăng so với dự toán. Điều này cho thấy công tác dự báo chi là chưa tốt, chi quản lý hành chính bao gồm các khoản chi sinh hoạt như tiền điện, nước, điện thoại, vật tư văn phòng phẩm, hội nghị khánh tiết… Năm 2017, số thực hiện là 723.756 triệu đồng, tăng 6,23% so với dự toán. Năm 2018, thực hiện tăng 28.085 triệu đồng so với năm 2017 (tăng 7,77% so với dự toán). Năm 2019, thực hiện là 802.042 triệu đồng (tăng 1,78% so với dự toán). Năm 2020, thực hiện là 879.978 triệu đồng (tăng 5,62% so với dự toán). Nội dung tăng bao gồm các công việc đột xuất của thành phố, tăng chi công tác phí, chi lương và các khoản phụ cấp theo lương tăng, kinh phí cải cách tiền lương và các nội dung tăng chi khác.
Theo báo cáo tình hình thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn, Kho bạc nhà nước đã kiên quyết từ chối việc thanh toán không đúng chế độ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn. Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô, định mức phân bổ và sử dụng văn phòng phẩm, công tác phí... từ đó đã tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Đồng thời, hiện nay phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước thành phố đã áp dụng hệ thống
TABMIS do đó, việc kiểm soát chi trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm soát các khoản chi của đơn vị, rà soát kỹ trong tham mưu cấp ngân sách để tránh lãng phí, qua đó đã tiết kiệm các khoản chi hành chính nhằm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động tại đơn vị.
2.2.3.3. Thực trạng quản lý chi đầu tư phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột
Chi đầu tư phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố. Cơ cấu chi đầu tư của thành phố được duy trì ở mức bình quân là 19% trong giai đoạn 2017-2020, thấp hơn so với cơ cấu chi đầu tư bình quân của tỉnh khoảng 30% thời gian qua.
Chi đầu tư phát triển của nhà nước bao gồm:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Hỗ trợ phát triển kinh tế;
+ Đầu tư phát triển các chương trình kinh tế khác (chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình công nghệ thông tin,...).
Trong đó, đại bộ phận là đầu tư xây dựng cơ bản, do vậy, trọng tâm phân tích chi đầu tư phát triển nhà nước là phân tích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Đầu tư của thành phố Buôn Ma Thuột trong lĩnh vực xây dựng cơ bản qua việc sử dụng nguồn ngân sách chưa được chú trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển kinh tế của thành phố. Dù nguồn đầu tư này là cần thiết để hình thành nên những công trình làm tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế, và cải thiện mức sống dân cư một cách căn bản. Loại công trình này ít thu hút được vốn đầu tư của các chủ thể kinh tế khác vì nhiều lý do, hoặc là vốn đầu tư quá lớn so với khả năng đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân, hoặc là do thời hạn thu hồi vốn quá dài, thậm chí không thể
thu hồi vốn một cách trực tiếp, hoặc vì các lý do chính trị - an ninh - quốc phòng mà các nhà đầu tư tư nhân không được phép đầu tư.
Về nguyên tắc, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và quản lý chi đầu tư phát triển nói chung được quy định khá chi tiết và chặt chẽ, huyện quản lý chi đầu tư phát triển cũng chủ yếu dựa trên các quy định pháp luật. Những quy định mang tính pháp lý liên quan đến đầu tư và xây dựng ra đời nhằm mục đích:
- Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.
- Đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch, công trình xây dựng có chất lượng, đúng hạn quy định, với chi phí hợp lý.
Như vậy, quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản không phải là chỉ theo từng dự án, mà còn phải theo quy hoạch, và theo đúng pháp luật. Quản lý chi ngân sách nhà nước đối với chi đầu tư phát triển sau đây sẽ chủ yếu đề cập tới vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi đầu tư phát triển tại thành phố Buôn Ma Thuột
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Tổng chi Đầu tư phát triển | 287.690 | 223.647 | 279.089 | 587.577 |
- Chi xây dựng cơ bản | 203.690 | 157.647 | 237.089 | 347.292 |
Tỷ trọng chi XDCB/tổng chi đầu tư phát triển | 70,8 | 70,49 | 84,95 | 59,11 |
- Chi khác ngân sách | 84.000 | 66.000 | 42.000 | 240.285 |
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, thành phố Buôn Ma Thuột)
Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Quy trình và thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, gồm các bước sau: Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra; Lập tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch; Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch.
Nguồn vốn dành cho đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Khả năng về nguồn vốn có thể chi phối đến quy mô và tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, xem xét kỹ lưỡng khả năng này ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư giúp cho nhà nước chọn được phương án đầu tư với quy mô và tiến độ thích hợp. Hơn nữa vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một số vốn lớn, nó ảnh hưởng đến phần vốn dành cho các nhu cầu khác của nhà nước. Việc xem xét khả năng này là hết sức cần thiết để khẳng định khả năng thực hiện và hoàn thành công trình xây dựng cơ bản trong một thời hạn nhất định.
Ngoài ra, ngân sách trung ương vẫn chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung, do vậy tính chủ động trong đầu tư của thành phố khá bị động, phụ thuộc nhiều vào ngân sách trung ương. Các khoản chi bổ sung từ ngân sách trung ương cho thành phố là chương trình hỗ trợ có mục tiêu, bao gồm cả các chương trình mục tiêu quốc gia, như chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, chương trình giáo dục và đào tạo. Các hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố góp phần quan trọng đổi mới bộ mặt đô thị và nông thôn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Hiện nay, thành phố đang tiếp tục huy động đầu tư, triển khai các dự án nâng cấp, xây dựng hệ thống thoát nước, nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, kiên cố hoá kênh mương.
Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư n m
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng mức đầu tư phải được xác định, bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất (đối với các dự án sản xuất), lãi vay của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, chi phí bảo hiểm và chi phí dự phòng.
Hàng năm, thường vào quý 4, Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Buôn Ma Thuột tiến hành rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Các khoản vốn đầu tư ở các lĩnh vực phục vụ cho chi đầu tư phát triển hầu như đều được điều chỉnh tăng so với kế hoạch được giao đầu năm. Việc điều chỉnh các khoản chi trên thường được thực hiện vào quý 4 hàng năm, khi nguồn vốn thừa (đối với cân đối ngân sách địa phương) hay các công trình đầu tư xây dựng cơ bản điều chỉnh so với dự toán do trượt giá, tăng hạng mục.
Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm: Thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Thanh toán tạm ứng: Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng theo quy định của Nhà nước đối với
từng loại hợp đồng cụ thể.
- Thu hồi vốn tạm ứng: Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 90% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng.
- Hồ sơ thanh toán tạm ứng:
Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; ủy nhiệm chi; bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.
Bảng 2.5. Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Tổng số công trình XDCB | 40 | 35 | 50 | 52 |
Tổng số vốn | 203.690 | 157.647 | 237.089 | 347.292 |
Số công trình hoàn thành | 23 | 38 | 20 | 22 |
Số công trình chuyển tiếp | 22 | 26 | 12 | 30 |
Số nợ đọng | 43.098 | 32.765 | 59.157 | 73.841 |
(Nguồn: Báo cáo đầu tư XDCB của thành phố Buôn Ma Thuột qua các năm)
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tư.
Ủy ban nhân dân thành phố, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia dự án
về tình hình sử dụng vốn tạm ứng, vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.
Trong quá trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản các cơ quan trên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình để quản lý việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Công tác quyết toán vốn đầu tư tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng một số chủ đầu tư chưa nhận thức được trách nhiệm về công tác quyết toán dự án hoàn thành, chất lượng báo cáo quyết toán thấp, phải chỉnh sửa nhiều lần; nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm mới lập hồ sơ quyết toán hoặc chưa thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
Còn những bất cập trong quá trình quyết toán:
+ Một số chủ đầu tư chưa chỉ đạo kịp thời, quyết liệt đối với Ban Quản lý dự án và các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân, hoàn tạm ứng và thanh quyết toán. Công tác quản lý nhà thầu trong quá trình thi công chưa chặt chẽ, bố trí nhân lực, thiết bị, tài chính không đúng với hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký kết.
+ Chế độ, chính sách của Nhà nước có biến động dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung hồ sơ nhiều. Giá cả vật tư, nguyên vật liệu trượt giá nhanh, trong khi đó vốn đầu tư không đáp ứng tiến độ thanh toán gây khó khăn cho việc đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các công trình trọng điểm.
Tình hình nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn từ 2017-2018 có xu hướng giảm dần nhưng đến năm 2019-2020 lại tăng mạnh, do thực hiện việc ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản các công trình đã quyết toán, công trình hoàn thành chưa phê duyệt quyết toán; công trình chuyển tiếp, sau đó mới đến các công trình xây dựng mới. Nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2017
là 43.098 triệu đồng; năm 2018 giảm còn 32.765 triệu đồng; đến năm 2020 tăng 73.841 triệu đồng, tăng 14.684 triệu đồng so với năm 2019.
Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2017-2020, nguồn vốn đầu tư công được bố trí cho một số dự án để thanh toán nợ, dự án thu hồi đối ứng và chuyển tiếp từ giai đoạn trước sang theo tiến độ. Do vậy, việc phát huy hiệu quả của một số dự án còn chưa cao. Bên cạnh đó, ngân sách của thành phố hàng năm do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai chậm nhưng việc điều chỉnh thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân nên phải chờ khi có kỳ họp định kỳ hoặc bất thường thì mới báo cáo xin chủ trương của HĐND, dẫn tới việc triển khai các thủ tục chậm.
Nhiều dự án khởi công mới, nhưng chưa có tên trong danh mục quy hoạch sử dụng đất nhưng đã có tên trong quy hoạch chuyên ngành khác nên chưa đủ điều kiện để thu hồi đất, chưa thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai thực hiện. Số vốn phân bổ thực tế hàng năm còn thiếu so với trung hạn 2016-2020 còn khá lớn nên đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương.
2.2.3.4. Thực trạng thanh kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách
Công tác thanh tra chi ngân sách thực hiện dựa vào Luật NSNN năm 2015; Nghị định và các Thông tư hướng dẫn thực hiện những Nghị định trên, Thông tư số 107/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố thực hiện công tác kiểm tra việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách ngân sách để kịp thời nắm bắt tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị. Việc kiểm tra đột xuất tại đơn vị cũng được phòng thực hiện trong trường hợp phát hiện những sai phạm cần thanh tra, kiểm tra trong năm để ngăn ngừa tình trạng chi sai, chi lãng phí ngân sách. Bên cạnh việc kiểm tra thường xuyên các đơn vị cấp dưới, phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố