Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Của Thành Phố Buôn Ma Thuột


cẩn thận, chất lượng hồ sơ thấp,tính toán nhu cầu đầu tư chưa sát với thực tế, khi triển khai thực hiện phát sinh chi phí mới làm đội vốn đầu tư lớn hơn dự toán, gây khó khăn cho cả cơ quan duyệt vốn lẫn đơn vị thi công.

- Kế hoạch vốn đầu tư còn bố trí dàn trải, phân tán vượt quá thời hạn tối đa theo quy định của Chính phủ làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, tăng chi phí đầu tư, chậm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, hiệu quả kinh tế xã hội của vốn đầu tư thấp. Khi xây dựng kế hoạch đầu tư, chủ đầu tư chưa chủ động bố trí đủng nguồn trả các khoản vay đến hạn nên phát sinh chi phí lãi vay quá hạn, nợ xấu. Việc giao kế hoạch vốn chưa hợp lý

- Tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm không đáp ứng yêu cầu do khả năng huy động vốn của chủ đầu tư thấp. Một số nhà thầu cam kết bỏ vốn thi công khi đấu thầu, nhưng khi triển khai thực hiện thì không đủ vốn theo tiến độ cam kết, dẫn đến kéo dài thời gian thi công và phát sinh chi phí bổ sung. Một số chủ đầu tư chưa chỉ đạo kịp thời, quyết liệt đối với Ban Quản lý dự án và các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công.

- Việc giám sát, đánh giá sử dụng vốn đầu tư chưa sâu sát dẫn đến chất lượng một số công trình thấp. Công tác quản lý nhà thầu trong quá trình thi công chưa chặt chẽ. Một số nhà thầu bố trí nhân lực, thiết bị, tài chính không đúng với hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký kết chưa bị xử lý.

- Ngoài ra, nguồn thu của UBND thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2017-2020 không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, dẫn đến khả năng cân đối vốn của UBND thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng vốn không bố trí đủ theo tiến độ nên một số dự án thuộc ngân sách thành phố chậm thanh toán vốn do không có vốn.

Thứ ba, công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước

Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu ( nhất là các báo cáo thuyết


minh chi tiết các khoản chi tiếp khách, mua sắm....) do trình độ chuyên môn của một số kế toán chưa đạt chuẩn, việc sử dụng quản lý ngân sách nhà nước bằng phần mềm nhiều kế toán sử dụng chưa thành thạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều đơn vị lập báo cáo số liệu chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 13

Mặc dù được tiến hành thường xuyên nhưng công tác thanh tra, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao, còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm. Kết quả thanh tra chưa phản ánh trung thực hoàn toàn tình hình thực tế của đơn vị nên chưa mang tính chất răn đe.

Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đúng thủ tục nhưng thủ tục hành chính còn rườm rà, giải quyết công việc vẫn cứng nhắc, cán bộ bị quá tải nhất là những tháng cuối quý, cuối năm gây ra ách tắc trong xử lý chứng từ, giao dịch với các đơn vị sử dụng ngân sách ở một số nơi còn tồn tại tình trạng quan liêu. Sự phối hợp và báo cáo thông tin giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan Tài chính cùng cấp đôi khi chưa đầy đủ, kịp thời.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế, chính sách, định mức chi ngân sách nhà nước của Trung ương còn một số bất cập

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định: Việc lập và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Việc lập dự toán chi thường xuyên cho quản lý hành chính được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ các địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thời


gian lập dự toán và phân bổ dự toán quá ngắn nên các cấp cơ sở khó có thể lập dự toán chính xác, cấp tỉnh khó lòng tổng hợp và đánh giá các căn cứ lập dự toán một cách cẩn trọng. Chính vì thế dự toán ngân sách nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn có khoảng cách.

Định mức phân bổ Trung ương ban hành nhanh chóng lạc hậu song được duy trì ổn định trong cả thời kỳ dài, vì vậy nhiều đơn vị không tiết kiệm được kinh phí hoặc tiết kiệm không đáng kể đã làm giảm động lực nhận khoán của cán bộ, công chức trong đơn vị thụ hưởng ngân sách. Việc giảm 10% chi thường xuyên thực sự gây khó cho các đơn vị có nguồn tài chính eo hẹp, trong khi không khuyến khích tiết kiệm đủ mức ngân sách ở các khâu còn lãng phí. Việc tách biệt giữa quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cũng mang lại những bất cập như: Các khoản chi thường xuyên về cơ bản được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, trong khi đó các khoản chi đầu tư phát triển được quản lý bởi hệ thống các văn bản pháp lý về đầu tư công nên khó gắn kết và đánh giá tác động của hai khoản mục chi ngân sách đó.

Trình độ phát triển kinh tế thấp, việc phát sinh nhiều nhu cầu chi ngân sách đặc thù gây sức ép cho quản lý chi ngân sách

Nguyên nhân của tình trạng chi thực tế lệch với dự toán là do tỉnh chưa bảo đảm được nguồn thu bền vững, bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả đã hút nguồn lực phục vụ chi thường xuyên, áp đảo nguồn lực chi đầu tư phát triển.

Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột vẫn còn là ngành kinh tế nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp. Hơn nữa, xu hướng giảm giá một số nông sản chủ lực của thành phố trong những năm gần đây đã làm cho thu ngân sách địa phương trên địa bàn khó khăn, khiến tỉnh càng phụ thuộc nhiều hơn vào cân đối từ Trung ương. Trong khi đó, kinh tế phát triển


khó khăn còn làm phát sinh nhiều khoản chi ngân sách địa phương mới như chi nhiều hơn cho các hoạt động hỗ trợ nông dân tái canh cây cà phê, hỗ trợ hỗ nông dân là dân tộc thiểu số nghèo, hỗ trợ xúc tiến thương mại... Ngoài ra, nhu cầu tăng cường an ninh, quốc phòng ở các địa bàn nhạy cảm cũng khiến chi ngân sách cho lĩnh vực này tăng lên.

Là tỉnh miền núi với tỷ trọng người dân tộc thiểu số khá cao, thu nhập, trình độ dân trí thấp so với mặt bằng chung cả nước, nguồn nhân lực có chất lượng thấp cũng là những yếu tố làm cho hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước gặp thêm khó khăn.

Thời gian xây dựng dự toán và mô hình ngân sách còn bất cập

Theo quy định hiện hành, trước ngày 10/6/N Bộ Tài chính gửi số kiểm tra ngân sách cho UBND tỉnh thì chậm nhất là ngày 20/7/N UBND tỉnh phải gửi dự toán ngân sách năm sau về Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư bao gồm dự toán ngân sách cấp thành phố, huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh. Thời gian xây dựng dự toán ngắn, các cơ quan khó trong công tác chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán. Bên cạnh đó, HĐND cấp dưới phải phê duyệt dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi HĐND cấp trên trực tiếp phê duyệt và phân bổ dự toán ngân sách địa phương. Do vậy, công tác chuẩn bị rất gấp gáp dẫn đến việc lập dự toán khá qua loa và khó tránh được sai sót.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ Chính quyền địa phương

Các quy định của nhà nước trong việc điều hành ngân sách cũng như các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong khâu lập dự toán chi ngân sách còn nhiều bất cập, chưa khoa học, còn phụ thuộc rất nhiều và các văn bản chỉ đạo điều hành hàng năm của cấp trên, mặt khác chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm.


Các đơn vị lập dự toán kế hoạch chi ngân sách hàng năm theo hướng tăng dần còn các đơn vị xét duyệt ngân sách lại căn cứ vào dự báo nguồn thu ngân sách của năm kế hoạch nên dẫn đến tình trạng bên chi tiêu luôn có nhu cầu tài chính còn bên quản lý nguồn lực chịu áp lực bởi nguồn thu điều này sẽ dẫn đến tình trạng thỏa hiệp, dễ dẫn đến tình trạng ban phát từ phía các cấp

lãnh đạo.

Các hướng dẫn về đánh giá việc chấp hành dự toán chi ngân sách còn lỏng lẻo; các quy định về thanh tra, kiểm tra, công khai chấp hành ngân sách chưa đầy đủ, kịp thời; cơ chế thưởng, phạt đối với việc tuân thủ hay không

tuân thủ các quy định về chấp hành dự toán ngân sách cũng không rõ ràng. Áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống hàng năm, tầm nhìn ngắn, thiếu chủ động nên chưa dự trù được nguồn lực dành cho khu vực công cho mỗi giai đoạn trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu cần phải đạt được để phân bổ ngân sách, song các nguồn lực này thường bị chi phối bởi mục tiêu đặt ra hơn là dựa vào các cơ sở khách quan của nền kinh tế địa phương. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh đổi, thực hiện ưu tiên hóa chưa được thực hiện một cách hiệu quả.

Hệ thống định mức phân bổ ngân sách của tỉnh giai đoạn 2017-2019 còn chưa bao quát hết, một số định mức chi vẫn còn eo hẹp, chưa đảm bảo cho đơn vị thụ hưởng ngân sách đủ kinh phí hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều định mức chi được xác định tại năm đầu của thời kỳ ổn định, trong những năm tiếp theo, khi chính sách của Trung ương thay đổi, các định mức này nhanh chóng lạc hậu, nhưng không được phép thay đổi.

Ví dụ như định mức phân bổ chi thường xuyên theo Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 là căn cứ để xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2017 và các năm giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, định mức phân bổ ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi của đơn vị trong năm đầu


của chu kỳ ngân sách, trong những năm tiếp theo định mức không được điều chỉnh nên một số đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động do ảnh hưởng của yếu tố trượt giá, nhu cầu chi phát sinh tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu và ban hành các chế độ, chính sách mới. Do đó, hàng năm đều phát sinh thêm các khoản bổ sung ngoài định mức phân bổ cho các sự nghiệp và bổ sung thêm cho các nhiệm vụ đặc thù phát sinh.

Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục định mức chi được phân bổ theo số học sinh theo từng cấp học và địa bàn, trong đó có quy định tỷ lệ cơ cấu chi hoạt động dạy học và chi cho con người theo địa bàn là 82-18. Tuy nhiên tỷ lệ này chủ yếu mới chỉ đảm bảo trong vài năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách. Các năm tiếp theo, khi Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở thì tỷ lệ chi lương và các khoản có tính chất lương phát sinh tăng nhưng nội dung chi hoạt động giáo dục lại không được tăng tương ứng, do vậy không đảm bảo được tỷ lệ cơ cấu chi cho con người và chi cho hoạt động theo nghị quyết HĐND tỉnh. Mặt khác, các nội dung chi như dạy thêm giờ, buổi, ghép lớp chưa được tính vào phần chi cho con người… làm nhu cầu phát sinh hàng năm tăng thêm và cần phải bổ sung các khoản chi ngoài định mức phân bổ.

N ng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Đội ngũ cán bộ ngành tài chính ở cấp thành phố, còn thiếu về số lượng và chất lượng, trình độ còn chưa đồng đều, chưa được chuẩn hóa và bắt kịp với tiến trình cải cách tài chính. Nhận thức về Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản về ngân sách nhà nước của cán bộ còn hạn chế dẫn đến quá trình sử dụng, quản lý ngân sách còn lúng túng thậm chí còn thực hiện sai chế độ hiện hành.

Việc triển khai tin học hóa công tác kế toán ngân sách còn chậm và


thiếu đồng bộ dẫn đến việc đối chiếu rất vất vả, gây áp lực lớn trong kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách chưa chặt chẽ đặc biệt là khâu thu thập số liệu và lập báo cáo, số liệu còn khập khiễng giữa các bên có liên quan nên khó đưa được con số chính xác kịp thời tham mưu phục vụ công tác điều hành ngân sách trên địa bàn.

Hiện nay, một mặt chưa có chế tài xử phạt thực sự nghiêm khắc đối với việc vi phạm trong quản lý ngân sách, mặt khác cán bộ kiểm tra, thanh tra chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình dẫn đến công tác thanh, kiểm tra mang nặng tính hình thức, gây lãng phí ngân sách nhưng lại thiếu hiệu quả. Công tác lập dự toán chi ngân sách tại một số đơn vị bị coi nhẹ, chưa có ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm ngân sách. Kế toán nhiều đơn vị là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm lập dự toán nên còn xảy ra tình trạng vi phạm chế độ quản lý tài chính. Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa được quan tâm đúng mực. Một số lãnh đạo không có chuyên môn về Tài chính nên khó kiểm soát được sai sót trong quản lý của cấp dưới hoặc có tư tưởng sử dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm nguồn ngân sách dẫn đến sai phạm.


Tiểu kết chương 2


Trong chương này, tác giả đã đánh giá những đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột. Đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý chi ngân sách thành phố ở các khâu như lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, thanh toán, kiểm tra chi ngân sách nhà nước. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột. Từ đó đã làm rõ những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột trong chương 3.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 25/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí