Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Tỉnh Viêng Chăn


giải ngân và thu hồi vốn tạm ứng. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của thành phố tham mưu cho UBND tỉnh Chămphasack triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh toán vốn đầu tư XDCB. Thực hiện nghiêm quy trình quản lý hồ sơ dự án, hồ sơ thanh toán bảo đảm tính pháp lý, đúng thẩm quyền phê duyệt. Giám sát, quán triệt cán bộ, công chức chấp hành nghiêm quy trình, thời hạn thanh toán, giải ngân kịp thời, đúng thời hạn khi đã tiếp nhận đủ hồ sơ. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSĐP. Trong 6 tháng đầu năm 2019, quản lý chi NSĐP tỉnh Chămphasack đã tích cực phối hợp triển khai chương trình dịch vụ công trực tuyến tới 100% đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án trên địa bàn. Thông qua chương trình này, các đơn vị có thể giao dịch thanh toán qua mạng điện tử bảo đảm an toàn, nhanh chóng và công khai minh bạch. Công tác điều hành ngân quỹ NSĐP được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong toàn tỉnh, bảo đảm an toàn và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSĐP và các đơn vị giao dịch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH của địa phương. Chi NSĐP 6 tháng đầu năm 2019 đạt 20.695 tỷ kip; trong đó CTX 9.640 tỷ kip, đạt 46,2% so với dự toán giao đầu năm; chi đầu tư XDCB 3.511 tỷ kip, đạt 61,6% kế hoạch. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý chi, tỉnh Chămphasack đã yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị dự toán bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục thanh toán 33 món, với tổng số tiền gần 9,1 tỷ kip.

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Viêng Chăn

Thứ nhất, cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi NSĐP.

Tỉnh Viêng Chăn cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSĐP theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ Lào về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KTXH. Các khoản chi NSĐP phải có dự toán được HĐND tỉnh Viêng Chăn và cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng nội dung, đúng mục đích, đúng định mức tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, tăng cường cải cách quản lý chi NSĐP.

Các chế độ chính sách và định mức chi NSNN cần được xây dựng phù hợp


với nhu cầu của địa phương: Tỉnh Viêng Chăn cần xây dựng được hệ thống định mức phân bổ ngân sách cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, phản ánh nhu cầu thực tiễn và phù hợp với nhu cầu của địa phương như một số tỉnh trên toàn quốc Lào (tỉnh Chămphasack, thủ đô Viêng Chăn…)

Thứ ba, tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm toán chi NSĐP.

Tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm toán các khoản chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ Nhà nước ở Lào như hiện nay.

Thứ tư, hoàn thiện các cơ chế quản lý chi NSĐP.

Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSĐP phải linh hoạt, kết hợp phương thức quản lý ngân sách truyền thống theo đầu vào với phương thức quản lý chi ngân sách theo kết quả phù hợp với từng nội dung chi NSĐP và điều kiện cụ thể của địa phương. Tăng cường kỷ cương và kỷ luật tài khóa; đồng thời bảo đảm quản lý chi phân bổ NSĐP gắn kết chặt chẽ với các ưu tiên chiến lược thực hiện các mục tiêu chính trị, KTXH. Quản lý NSĐP gắn liền với việc tăng cường cải cách hành chính; đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa cung cấp dịch vụ công nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu hiệu quả hoạt động trong quản lý chi NSĐP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục tiêu nghiên cứu lý luận về quản lý chi NSĐP và kinh nghiệm quản lý chi ngân sách của một số địa phương, chương 1 của luận án đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, hệ thống hóa, phân tích làm phong phú và rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về chi NSĐP như khái niệm, đặc điểm và phân loại chi NSĐP. Quản lý chi NSĐP cần nhận thức đầy đủ các tiêu thức phân loại chi ngân sách phù hợp với các mục tiêu cụ thể quản lý chi NSĐP; đồng thời nhận thức các đặc điểm chi NSĐP là cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp với


các khoản chi NSĐP nói chung và tính chất, đặc điểm của từng khoản chi NSĐP nói riêng.

Hai là, hệ thống hóa, phân tích góp phần làm phong phú và rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSĐP như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phương thức, nội dung, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP. Chi NSNN nói chung và chi NSĐP rất đa dạng và phức tạp, theo đó quản lý chi NSĐP cũng rất đa dạng và phức tạp. Tuy vậy, mục tiêu của quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSĐP là bảo đảm kỷ luật tài khóa, hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động. Với mục tiêu quản lý và tính chất đa dạng, phức tạp của quản lý chi NSĐP, đòi hỏi quản lý chi NSĐP phải linh hoạt vận dụng các phương thức quản lý truyền thống theo đầu vào hay phương thức quản lý theo kết quả phải phù hợp với từng nội dung chi và điều kiện cụ thể của địa phương. Đánh giá quản lý chi NSĐP thường xuyên và định kỳ là cách tốt nhất để chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách nhận biết được những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục cải thiện để đạt được các mục tiêu quản lý chi NSĐP.

Ba là, tổng kết và nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi ngân sách của một số địa phương của Việt Nam và ở CHDCND Lào, luận án rút một số bài học có giá trị tham chiếu cho hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn; trong đó cần xác định mục tiêu ưu tiên trong chi NSĐP, quản lý chi NSĐP gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đề cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong quản lý chi NSĐP, tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm toán góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng cường kỷ cương và kỷ luật tài khóa, hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động trong quản lý chi NSĐP.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CHDCND LÀO


2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VIÊNG CHĂN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Viêng Chăn, một trong 18 tỉnh/thành phố của Lào có diện tích 15.927 km2 với 11 huyện (Huyện Phôn Hông, Viêng Khăm, Keo U Đồm, Thu La Khôm, Hìn Hớp, Văng Viêng, Ka Sỉ, Phương, Mét, Mứn, Xa Na Kham) thuộc vùng Tây Bắc Lào. Tiếp giáp tỉnh Xay Sôm Bun về phía Đông Bắc, tỉnh Bo Li Khăm Xay về phía Đông, thủ đô Viêng Chăn và nước Thái Lan về phía Nam, và tỉnh Xay Nha Bu Li ở phía Tây. Tỉnh lỵ nằm tại thành phố Phong Hông, thuộc huyện Phôn Hông, được nối bằng đường bộ với thủ đô Viêng Chăn cách 70 km về phía nam và cố đô Luang Prabang về phía tây bắc theo Quốc lộ 13, đây cũng là đường quốc lộ chính của tỉnh, tiếp theo là Quốc lộ 10. Phần lớn dân số của tỉnh nằm ở các thị trấn và làng mạc dọc theo và gần Quốc lộ 13. Trong năm 2020, Chính phủ Lào và tỉnh Viêng

Chăn đã thông xe đường cao tốc Thủ đô Viêng Chăn nối với tỉnh Viêng Chăn và đường tầu cao tốc.

- Khí hậu: Tỉnh Viêng Chăn là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hanh rét kéo dài vào các tháng 11, 12, 1, 2.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C. Nhiệt độ chênh lệch tháng nóng nhất

(tháng 7 là 390C) và tháng lạnh nhất (tháng 2 là 80C) là 310C. Biên độ ngày đêm từ 60C đến 80C. Lượng mưa trung bình trong năm là 2.307 mm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 là 629,2 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 0,83 mm. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 1.700 - 1.800 giờ/năm.

Độ ẩm trung bình là 84,6%. Lượng nước bốc hơi trung bình là 97 mm. Tỉnh Viêng Chăn gần biển nên biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động thấp (từ 60C đến 80C), do có gió biển thổi nên không khí mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông


và có độ ẩm cao, thuận lợi cho du lịch, nghỉ dưỡng và phát triển ngành nông lâm nghiệp.

- Thuỷ văn: Do địa hình dốc nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình nội thành phố dốc theo hướng Bắc Nam (hướng nước chảy ra Sông Mê Công, Sông Nặm Ngầm, Nặm Lịch) (Thủy điện Nặm Ngầm I - II, Nặm Lịch, Nặm Măng) lượng mưa hàng năm lớn đã hình thành lên một hệ thống kênh, suối dầy, lòng suối hẹp và có độ dốc lớn.

- Địa hình: Theo kết quả phân cấp địa hình tương đối đạt mức trung bình cao, diện tích đồng bằng chiếm 55% tổng diện tích. Thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Dân số: Tổng nhân khẩu của tỉnh Viêng Chăn năm 2018 là 166.892 người, trong số đó có nữ giới là 82.727 người và có 29.867 hộ, mật độ dân số 97 người/km². Trong đó có dân tộc Mông 14.079 người, dân tộc Khơ Mú 1.252 người và dân tốc khác 207 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,70%. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao trên 70% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức của tỉnh Viêng Chăn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.

- Lao động việc làm: Tổng lao động của tỉnh Viêng Chăn năm 2018 là

164.563 người, bình quân 3 năm tăng 0,52%. Trong đó, lao động công nghiệp, XDCB có chiều hướng giảm so với năm 2014 giảm 5,04%, còn lao động ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của tỉnh Viêng Chăn tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song tỉnh phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Viêng Chăn

Trong những năm qua, trước bối cảnh trong nước và quốc tế không được thuận lợi, nhất là vào những tháng cuối năm 2019 và năm 2020, đại dịch COVID-19 diễn ra đã gây tác động và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có


CHDCND Lào và tỉnh Viêng Chăn. Tuy vậy, quá trình điều hành và phát triển kinh tế ở Viêng Chăn đã đạt được những thành tựu quan trọng trong một số lĩnh vực kinh tế chính, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Viêng Chăn đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế.

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020


TT


Nội dung

Đơn vị tính

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

1

Tổng sản phẩm trong tỉnh - GDP


Tỷ kip


5.928,98


6.425,99


7.087,98


7.739,99


8.056,11


Tỷ lệ tăng trưởng GDP

%

8,16

9,23

9,07

9,16

9,61


Tổng GDP/đầu người

Triệu kip


13,41


14,43


15,87


16,81


17,21

2

Tỷ trọng đóng góp các ngành kinh tế


%


100


100


100


100


100


Nông, lâm, ngư nghiệp

%

37,43

35,74

34,92

32,93

32,50


Công nghiệp, xây dựng

%

31,31

32,36

32,71

33,50

37,28


Dịch vụ

%

31,26

31,90

32,37

33,57

30,21

3

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm








Nông, lâm, ngư nghiệp

%


3,49

7,77

2,98

2,74


Công nghiệp, xây dựng

%


12,02

11,49

11,84

15,84


Dịch vụ

%


10,6

11,93

13,25

-6,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 9

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Viêng Chăn - Thống kê các chỉ tiêu KT-XH các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chính trong bảng trên cho thấy:

Kinh tế của tỉnh Viêng Chăn liên tục tăng trưởng trong 5 năm từ 2016 - 2020, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Khu vực kinh tế Nhà nước thu hẹp và củng cố theo hướng nâng cao hiệu quả và khẳng định vai trò chủ đạo trong các ngành, các lĩnh vực then chốt. Kinh tế hợp tác địa phương trong quá trình đổi mới và tổ chức lại, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh đóng góp một phần rất lớn vào thu nhập quốc dân, còn kinh tế tư nhân đang phát triển theo hướng hình thành


các công ty sở hữu hỗn hợp. Kinh tế tư bản Nhà nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các công ty liên doanh với nước ngoài.

Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ GDP tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 9,04%/5năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt bình quân đạt 15,55 triệu kíp/người/năm. Tỷ lệ tăng thu nhập bình quân trên người đạt 7,8%/năm.

Về tỷ trọng các ngành kinh tế.

- Trong khu vực vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực kinh tế nông lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân/5 năm đạt 4,25%, do chăn nuôi được phục hồi, dịch bệnh được kiểm soát, giá bán tăng; ngành lâm nghiệp tăng trưởng chủ yếu do khai thác gỗ tăng và ngành thủy sản tăng do mở rộng diện tích nuôi thâm canh, năng suất và sản lượng thủy sản tăng.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GRDP toàn tỉnh. Trong 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 12,8%/năm. Trong đó, ngành khai khoáng đạt mức tăng do khai thác than và khai thác đá tăng cao, xây dựng tăng do các dự án đầu tư được mở rộng.

- Khu vực thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ được mở rộng, nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đối với quan hệ kinh tế quốc tế, tỉnh tăng cường cả xuất và nhập khẩu trong giai đoạn 2016 - 2020. Hàng hóa xuất khẩu tăng lên với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 7,36%/5 năm (trừ năm 2020, do tác động và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tăng trưởng khu vực dịch vụ giảm 6,34% so với năm 2019). Hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu xuất nhập khẩu nhiều là máy móc trang thiết bị, vật liệu xây dựng và dụng cụ phục vụ thi công các dự án hỗ trợ của CHXHCN Việt Nam và các tổ chức quốc tế khác. Thương mại nội địa chuyển biến tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quan hàng năm của các ngành dịch vụ đạt 6%/năm; đóng góp 23,5% vào tăng trưởng GDP. Tổng mực bán hàng lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân hàng năm trên 7%/năm, đáp ứng tốt hơn như cầu về trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất.

Về cơ cấu kinh tế: Do ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn nên


ngày càng chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó tốc độ tăng trưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thấp hơn nên cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ ngày càng giảm dần. Năm 2020, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 37,28%, khu vực dịch vụ chiếm 30,21% và khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 32,50%. So với bình quân chung cả nước, khu vực công nghiệp xây dựng của tỉnh cao hơn trên; cơ cấu khu vực nông lâm thủy sản cao hơn; khu vực dịch vụ của tỉnh tỷ trọng thấp hơn nhiều so với cả nước.

Tỉnh Viêng Chăn đã tập trung mọi nguồn lực, huy động mọi nguồn vốn vốn đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sự chuyển biến tích cực phát triển bộ mặt từ nông thôn đến thành thị. Tỉnh kêu gọi và thu hút đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm, tạo lập và xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp, khu chế xuất, đường giao thông cao tốc.

Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn này đạt được 378,019 tỷ kíp, Trong đó năm 2005 đạt 30 tỷ kíp, năm 2006 đạt 31 tỷ kíp, năm 2007 đạt 35 tỷ kíp, năm 2008 đạt 41,428 tỷ kíp, 2009 đạt 15,795 tỷ kíp, 2010 đạt 21,106 tỷ kíp, 2011

đạt 27 tỷ kíp, 2012 đạt 37,00 tỷ kíp, 2013 đạt 54,2 tỷ kíp, 2014 đạt 78,6 tỷ kíp, năm đạt 2015 85,5 tỷ kíp. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020 là 157 dự án với tổng vốn đạt được 157 triệu USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt 100%, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm có xu hướng tăng lên bình quân 3,5%/năm. Trong đó nguốn vốn đầu tư từ doanh nghiệp chiếm 25%. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, các khu kinh tế, hệ thống giao thông vận tải và xóa đói giảm nghèo… được tăng lên.

Các chỉ tiêu về văn hóa xã hội được chính quyền tỉnh Viêng Chăn quan tâm đặc biệt, điều đó đã và đang thu được một số thành tựu to lớn. Kết quả thông qua một số chỉ tiêu xã hội chính toàn tỉnh Viêng Chăn được tổng hợp trong bảng 2.2.

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí