Chấp Hành Ctx Nsnn Giai Đoạn 2016 - 2020 Ở Một Số Lĩnh Vực Chính


Hình 2 3 Chấp hành CTX NSNN giai đoạn 2016 2020 ở một số lĩnh vực chính Thứ 1


Hình 2.3. Chấp hành CTX NSNN giai đoạn 2016 - 2020 ở một số lĩnh vực chính

Thứ nhất, chấp hành chi SN Giáo dục và Thể thao.

Hình 2.3 cho thấy, việc chấp hành chi sự nghiệp Giáo dục và Thể thao ở tỉnh Viêng Chăn giai đoạn từ năm 2016 - 2020 chiếm phần lớn CTX, chiếm khoảng 35% - 39,9% tổng CTX theo các năm tương ứng. Năm 2016 chi cho sự nghiệp Giáo dục và Thể thao chiếm 39,9%/100, năm 2020, chiếm 35,6%/100. Tỷ trọng chi sự nghiệp Giáo dục và Thể thao ở tỉnh Viêng Chăn khá cao so với các tỉnh khác (mức bình quân chung của 18 tỉnh/thành trên cả nước xấp xỉ 20% tổng chi NSNN). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do tỉnh Viêng Chăn đầu tư mạnh vào giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trong tương lai, góp phần thúc đẩy kinh tế.

Với chủ trương tăng quyền tự chủ cùng với sự phát triển về quy mô và tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục và thể thao trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục đào tạo và thể thao của tỉnh Viêng Chăn, cụ thể là:

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và thể thao đặc biệt là các trường phổ thông.

- Quan tâm hơn đến đời sống của giáo viên qua các bước cải cách chế độ tiền lương; đặc biệt tỉnh đã thực hiện các chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cán bộ


quản lý giáo dục…

Trong thời gian qua thực hiện chủ trương của nhà nước Lào về xã hội hóa giáo dục và thể thao đã và đang được triển khai mạnh mẽ nhằm mục đích xây dựng cộng đồng trách nhiệm của tất cả các tầng lớp dân cư, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân tài, vật lực trong xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Chủ trương này, xét trên một góc độ nhất định đã góp phần giảm áp lực cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, từ đó tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện những chương trình trọng điểm của ngành giáo dục như: xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, mở rộng giáo dục miền núi… được tăng quy mô chi về đào tạo và huấn luyện cán bộ ngành giáo dục, cải cách chính sách lương bổng. Mặc dù có những chuyển biến tích cực và đóng góp nhất định cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục và thể thao trong thời gian qua. Có thể nói, cách phân bổ ngân sách cho giáo dục theo yêu cầu chi tiêu căn cứ trên dân số hiện nay có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ. Tuy nhiên, cơ chế phân bổ như trên hiện đang phát sinh những hạn chế, đó là: Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học một cách hiệu quả, bởi lẽ trường hợp số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của địa phương có tăng lên hay giảm đi thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn tài chính đã được phân bổ. Hệ thống phân bổ hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc phân bổ nguồn tài chính mà chưa đặt ra yêu cầu phải cung cấp một số lượng hàng hóa dịch vụ công là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Thứ hai, chấp hành chi quản lý hành chính.

Chi quản lý hành chính là khoản chi nhằm bảo đảm sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước từ của tỉnh đến cấp huyện và địa phương. Đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường, mục tiêu xây dựng bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, trong thời gian qua chương trình cải cách hành chính đã được triển khai. Các khoản chi hành chính đã được rà soát lại toàn bộ trên tinh thần của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, ở tỉnh Viêng Chăn các khoản chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí có liên quan đến chế độ sử dụng tài sản công đã được hạn chế.

Hình 2.3 trên cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ trọng chi quản lý


hành chính có xu hướng giảm dần. Năm 2016, tỷ trọng chiếm 20,9%, năm 2017, chiếm 20,6%, năm 2018 chiếm 22,2%, năm 2019 chiếm 22,16% và năm 2020

chiếm 20,38%.

Tỉnh Viêng Chăn đã tích cực triển khai thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; giao khoán biên chế và kinh phí cho các cơ quan hành chính.

Một số kết quả đạt được là đã giao quyền tự chủ trong sử dụng biên chế và kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu và khoán một số khoản mục chi hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước, đã tích cực đổi mới trong quản lý, sử dụng và bố trí kinh phí mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng tiết kiệm tại một số đơn vị sự nghiệp có thu. Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô, định mức phân bổ và sử dụng văn phòng phẩm… Từ đó, đã tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Nếu quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng đúng quy định sẽ đảm bảo các khoản chi đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước.

Thứ ba, chấp hành chi sự nghiệp y tế.

Chi NSNN cho sự nghiệp y tế ở tỉnh Viêng Chăn trong thời gian qua được sử dụng vào các hoạt động chủ yếu sau:

- Thực hiện các chương trình trọng điểm của ngành y tế; cấp phát kinh phí cho các hoạt động phòng chống các dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

- Chi về khám chữa bệnh cho những đối tượng đặc biệt, chi thực hiện các biện pháp hỗ trợ người nghèo, bổ sung kinh phí phụ cấp thu hút cán bộ y tế công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng.

- Chi về tăng cường cơ sở vật chất khám và chữa bệnh cho các trạm xá, bệnh viện, phòng khám, bổ sung kinh phí trực, phẫu thuật, thủ thuật…

Hình 2.3 cho thấy, chi sự nghiệp y tế chiếm tỷ lệ bình quân 11,6% tổng chi


TX trong giai đoạn 2016 - 2020, năm cao nhất (2018) đạt 12,5%, năm thấp nhất (2020) là 9,8%. Tỷ trọng chi y tế trong CTX cũng có xu hướng giảm qua các năm. Những con số nêu trên cho thấy, chi NS cho lĩnh vực y tế là thấp so với chi giáo dục và thể thao ở tỉnh Viêng Chăn.

Hiện nay, Nhà nước Lào có chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp nên các hoạt động của ngành Y tế cũng hoạt động với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh và năng suất lao động của cán bộ ngành Y tế, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền y học hiện đại và đặc biệt là tạo điều kiện mở rộng mạng lưới y tế. Tỉnh Viêng Chăn tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cả 3 tuyến; tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện đa khoa huyện, thành phố. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều phòng khám tư nhân được thành lập và triển khai các hoạt động liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị, góp phần nâng cao năng lực chẩn đoán, khám, chữa bệnh và điều trị.

Thứ tư, chấp hành chi sự nghiệp kinh tế.

Hình 2.3 cho thấy, quy mô chi sự nghiệp kinh tế tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020 cơ bản ổn định, bình quân đạt tỷ trọng 11,7% tổng CTX. Ngoài ra một số chương trình được tài trợ từ NSĐP đã được nghiên cứu triển khai như: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản. Chương trình nông thôn mới ở Viêng Chăn đã được triển khai trong toàn tỉnh và đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều tiêu chí quan trọng đã đạt được, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân từng bước được nâng lên và được người dân ủng hộ rất lớn cả vật chất lẫn tinh thần.

2.2.3.2. Thực trạng chấp hành chi đầu tư phát triển

Một là, tổ chức chấp hành kế hoạch vốn đầu tư dự toán chi đầu tư phát triển.

Trong các nhiệm vụ chi ĐTPT của tỉnh, chi ĐTPT trong lĩnh vực XDCB giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Từ nguồn đầu tư này đã hình thành nên những công trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện mức sống dân cư.

Chi ĐTPT của tỉnh Viêng Chăn bao gồm: (1) Chi đầu tư XDCB; (2) Chi đầu


tư xây dựng cơ sở hạ tầng (3) Chi bồi thường giải phóng mặt bằng và (4) Chi đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Tổng hợp kết quả chấp hành kế hoạch vốn ĐTPT tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện trên hình 2.4

Hình 2 4 Tổng dự toán và chấp hành chi ĐTPT giai đoạn 2016 2020 Hình 2 4 cho 2

Hình 2.4. Tổng dự toán và chấp hành chi ĐTPT giai đoạn 2016 - 2020

Hình 2.4 cho thấy, trừ năm 2019, các năm khác chấp hành chi ĐTPT giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Viêng Chăn có xu hướng tăng dần qua các năm, từ năm 2016 đến 2020, chấp hành chi ĐTPT đều thấp hơn dự toán được giao. Riêng năm 2019 các khoản chi vượt dự toán lớn là chi đầu tư XDCB (các cơ sở y tế) phục vụ thu dung điều trị các bệnh nhân COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh Viêng Chăn.

Quá trình chấp hành chi ĐTPT ở một số lĩnh vực chính của tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện tại hình 2.5 dưới đây.


Hình 2 5 Chấp hành chi ĐTPT giai đoạn 2016 2020 Hình 2 5 cho thấy đại bộ phận 3


Hình 2.5. Chấp hành chi ĐTPT giai đoạn 2016 - 2020

Hình 2.5 cho thấy, đại bộ phận chi ĐTPT là chi đầu tư XDCB, chiếm tỷ trọng từ 27% đến 54% theo các năm tương ứng. Chi khác bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi bồi thường giải phóng mặt bằng, chi đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Hai là, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm.

Sau khi thực hiện công tác lập kế hoạch chi, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng mức đầu tư phải được xác định, bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất, lãi vay của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, chi phí bảo hiểm và chi phí dự phòng.

Trong quá trình quản lý kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Viêng Chăn, thường vào quý 4, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh và tình hình thực tế, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Trong giai đoạn từ 2016 - 2019, nguồn đầu tư thực tế giao đã giải ngân qua KBNN tỉnh Viêng Chăn được điều chỉnh tăng (+), giảm (-) so với kế hoạch theo Nghị quyết HĐND tỉnh theo bảng 2.6 dưới đây.


Bảng 2.6: Điều chỉnh tăng (+) giảm (-) nguồn vốn triển khai so với Nghị quyết HĐND tỉnh Viêng Chăn

Đơn vị: Tỷ kip


TT

Hạng mục cân đối

2016

2017

2018

2019

2020

1

Vốn cân đối NSĐP

+103,278

+194,568

+206,256

+235,300



2

Nguồn hỗ trợ có mục tiêu và các quyết định của TTCP


+14,0


+15,0


+17,0


+122,245


3

Tín dụng ưu đãi




+196,000

+190,626

4

Nguồn vốn TPCP




+217,875


Tổng

+117,278

+209,568

+223,256

+559,650

+190,626

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Tài chính - Quyết toán thu, chi tỉnh Viêng Chăn các năm 2016, 2017, 2018, 2019,2020.

Bảng số liệu trên cho thấy, hầu hết các khoản vốn đầu tư ở các lĩnh vực phục vụ cho chi ĐTPT đều được điều chỉnh tăng so với kế hoạch được giao đầu năm. Các khoản chi trên thường được thực hiện điều chỉnh vào quý IV hàng năm, khi nguồn vốn thừa (đối với cân đối NSĐP) hay các công trình đầu tư XDCB điều chỉnh so với dự toán do trượt giá, tăng hạng mục… Việc điều chỉnh các khoản vốn đầu tư tăng (+), giảm (-) so với kế hoạch cho thấy vai trò của lãnh đạo địa phương trong việc quản lý kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế nếu nguồn vốn thừa hoặc điều chỉnh so với dự toán do một số nguyên nhân khách quan tác động như yếu tố trượt giá, tăng hạng mục. Qua đó, cho thấy năng lực của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN của tỉnh là vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả quản lý kế hoạch vốn của tỉnh. Thông qua các quyết định tăng, giảm nguồn vốn của lãnh đạo địa phương đã thể hiện trình độ năng lực và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý chi NSNN nói chung và lập kế hoạch vốn đầu tư nói riêng.


Bảng 2.7. Cấp phát vốn ĐTPT qua KBNN tỉnh Viêng Chăn

giai đoạn 2016 - 2020



TT


Nội dung


Đơn vị

Năm


Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

1

Kế hoạch vốn

Tỷ kip

1.758

1.769

1.867

1.895

2.200

9.489

2

Số giải ngân

Tỷ kip

1.632

1.665

1.745

1.789

2.086

8.917


Trong đó: Số tạm ứng

Tỷ kip

297

310

350

297

385

639

3

Tỷ lệ giải ngân/KH vốn

%

92,8

94,0

93,5

94,4

94,8

94,2

4

Tỷ lệ tạm ứng/giải ngân

%

18,2

18,6

20,1

16,6

18,5

18,4

Nguồn: Sở Tài chính - Quyết toán thu, chi tỉnh Viêng Chăn các năm2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

Qua thực tế thực hiện thanh toán tạm ứng tại tỉnh Viêng Chăn, theo đánh giá của KBNN tỉnh Viêng Chăn, vốn đầu tư tạm ứng cho các nhà thầu đã được quản lý khá chặt chẽ, tỷ lệ vốn tạm ứng trong số vốn giải ngân chiếm tỉ lệ thấp; vốn đầu tư giải ngân được chuyển vào giá trị công trình nhiều hơn, mức độ chiếm dụng vốn NSNN của các nhà thầu ít hơn, một số trường hợp tạm ứng qua nhiều năm nhưng không có khối lượng thanh toán đã bị thu hồi. Kết quả theo dõi thanh toán tạm ứng vốn ĐTPT tại tỉnh Viêng Chăn trong giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp trong bảng 2.8.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, hiệu quả giải ngân vốn đầu tư từ NS tỉnh đạt khá cao, tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Vốn đầu tư XDCB thuộc NS tỉnh Viêng Chăn trong 5 năm 2016 - 2020 đã được KBNN giải ngân đạt quy mô 8.917 tỷ kip trên tổng kế hoạch vốn kế hoạch được giao là 9.489 tỷ kip, tương ứng tỷ lệ giải ngân vốn bình quân đạt 94,2%. Tỷ lệ giải ngân tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó năm 2016 đạt 92,8%, năm 2018 đạt 93,5%, năm 2019 đạt 94,4%.

Có được kết quả như trên là do UBND tỉnh Viêng Chăn đã triển khai thực hiện khá nghiêm túc các Quy định, Chỉ thị của Chính phủ Lào về tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Các Quy định, Chỉ thị được UBND tỉnh triển khai nghiêm túc trong giai đoạn 2016 – 2020 cụ thể là: Chỉ thị số 35/CT-TTg, ngày 10

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023