Nâng Cao Hiệu Quả Kiểm Tra, Thanh Tra Quản Lý Và Sử Dụng Ngân Sách Địa Phương


đầu tư có tác động lớn đến phát triển KTXH của tỉnh.

- Giữ gìn sự ổn định xã hội, an ninh, quốc phòng và tăng cường quảng bá các điều kiện hấp dẫn của Viêng Chăn để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoại tỉnh hỗ trợ và làm tăng tác động lan tỏa của đầu tư công. Thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ gia đình đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ cho các ngành có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện các chương trình hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ chế vay vốn ngân hàng thuận lợi. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ tài chính từ NSNN nhằm khuyến khích thành lập và phát triển hệ thống các tổ chức có vai trò hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trên các lĩnh vực như cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tư vấn và triển khai ứng dụng công nghệ, đào tạo lao động…

Thứ hai, kiểm soát quá trình sử dụng vốn đầu tư.

Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn tại các dự án ưu tiên có tính chiến lược để đảm bảo việc phân bổ nguồn lực phù hợp với tiến độ thi công kết hợp với kiểm soát chặt chẽ chất lượng theo quy trình. Trong quá trình kiểm soát chi, cho phép chủ đầu tư và bên thi công linh hoạt, thay đổi một số khoản mục chi phù hợp với quy trình, thời gian thi công nhưng phải đảm bảo chất lượng và tổng dự toán không thay đổi.

Xác định cụ thể trách nhiệm cho từng cơ quan đơn vị tham gia vào quá trình quản lý đầu tư XDCB để tránh chồng chéo cũng như trùng lặp trách nhiệm, nhưng không được bỏ sót, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị như: Sở Xây dựng, Sở Giao thông & Vận tải, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, KBNN.

Thực hiện chế độ khoán chi nhằm trao quyền tự chủ rộng rãi cho ban quản lý dự án đầu tư trong việc tái phân bổ nguồn lực và nâng cao trách nhiệm giải trình của họ trước kết quả sử dụng vốn đầu tư. Giảm phương pháp kiểm soát theo cách xin - cho, hòa lẫn trách nhiệm giữa đối tượng quản lý và chủ thể quản lý dự án đầu tư. Kiện toàn cũng như nâng cao năng lực cũng như trách nhiệm của các đơn vị chủ đầu tư trong lĩnh vực XDCB cho phù hợp với tình hình tại địa phương, thường


xuyên đào tạo cập nhật những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực XDCB.

Đổi mới cơ chế cấp phát kinh phí xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc cho các cơ quan hành chính Nhà nước. Nếu NSĐP eo hẹp, có thể tạm thời sử dụng cơ sở vật chất thuê của khu vực tư nhân. Các khoản chi thiết lập cơ sở vật chất để cung cấp dịch vụ kinh tế cần chuyển từ cấp phát không hoàn lại sang cho vay đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán công trình và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong chậm thanh, quyết toán để có hình thức xử lý đúng người, đúng tội. Kiên quyết thu hồi kinh phí từ các dự án không hoàn thành công trình đúng chất lượng. Phạt các đơn vị thi công chậm tiến độ không có lý do bất khả kháng… Thu hồi nhanh tiền về NSĐP trong những trường hợp đã có quyết định thu hồi. Siết chặt kỷ luật đấu thầu và kỷ luật thực hiện hợp đồng trong các dự án sử dụng NSĐP.

3.3.2.6. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng ngân sách địa phương

Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 21

Một là, nâng cao chất lượng giám sát NSĐP của HĐND tỉnh.

Bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ cho các ủy viên HĐND tỉnh Viêng Chăn, nhất là các báo cáo thực hiện theo quý, năm, kết luận của kiểm toán nhà nước, số thông báo chỉ tiêu phân bổ từ TW… để các ủy viên có căn cứ đánh giá tình hình thực hiện NSNN cũng như phê chuẩn NSĐP một cách chính xác, hợp lý.

HĐND tỉnh Viêng Chăn nên tăng tần suất thực hiện giám sát triển khai thực hiện các dự án trọng điểm đầu tư từ NSĐP dưới nhiều hình thức, đa dạng như giám sát qua báo cáo, thị sát trực tiếp công trình hoặc chỉ đạo, đôn đốc UBND tỉnh Viêng Chăn kiểm tra, thanh tra chặt chẽ, khi cần thiết yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý dự án, UBND giải trình sử dụng vốn đầu tư trước HĐND.

Chỉ đạo, đôn đốc UBND mời Kiểm toán nhà nước kiểm tra chi tiêu NSĐP đối với các dự án trọng điểm hoặc dự án có dấu hiệu vi phạm chế độ, chính sách quản lý NSĐP.

Hai là, phát huy vai trò của thanh tra tài chính và thanh tra nhà nước trong kiểm tra, giám sát sử dụng ngân sách đầu tư tại địa phương.

Để phát huy tác dụng của thanh tra tài chính và thanh tra nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng NSĐT tại các đơn vị thụ hưởng NSĐP, Sở Tài chính


cần kiểm tra sát sao quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công của các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính nhằm phòng ngừa cán bộ quản lý trong các cơ quan này lợi dụng quyền chủ động biển thủ, tham ô NSNN.

Cần phát huy tinh thần tự chủ của cán bộ, nhân viên trong các cơ quan nhà nước giám sát sử dụng NSNN trong đơn vị. Muốn vậy, bộ phận kiểm soát nội bộ trong từng đơn vị phải hỗ trợ người lao động giám sát sử dụng NSNN, thực hiện công khai thông tin về sử dụng NSNN tại trụ sở đơn vị. Đặc biệt, cần chú trọng xử lý đơn thư tố giác của nhân dân về sai phạm của cán bộ, cơ quan trong sử dụng NSNN. Các trường hợp sai phạm phải được xử lý nghiêm khắc, kịp thời nhằm củng cố lòng tin của người có tinh thần tố giác và thiết lập kỷ cương trong quản lý NSNN.

Hàng năm, UBND tỉnh Viêng Chăn nên tổng kết hoạt động quản lý NSNN và công bố những đánh giá của cơ quan quản lý đến tất cả các đơn vị thụ hưởng NSĐP để khuyến khích người làm tốt, phê bình người làm kém, tăng tính thuyết phục trong cơ chế quản lý NSNN nói chung.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1. Kiến nghị với Quốc hội Lào

Quốc hội Lào Khóa IX hiện tại và Quốc hội các khóa tiếp theo cần xem xét, đồng bộ và điều chỉnh, sửa đổi, thống nhất các quy định của Luật NSNN hiện hành theo hướng mở rộng quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền của tỉnh trong việc xây dựng các định mức chi NSĐP. Hạn chế tối đa sự lồng ghép các quyết định của các cấp chính quyền địa phương trong dự toán và quyết toán chi NS. Tăng cường cơ chế khoán và cho phép từng cấp chính quyền địa phương tự cân đối thu chi những khoản chi trong khung khổ NS được phân bổ.

Thống nhất phương thức lập kế hoạch theo Luật NSNN Lào hiện hành. Hiện tại Luật Đầu tư công của Lào đòi hỏi xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư 5 năm, trong khi cân đối chi ĐTPT trong dự toán NS chỉ được thực hiện hằng năm, trong khi đó kế hoạch tài chính trung hạn của tỉnh chỉ được xây dựng cho 3 năm.

Khi phê chuẩn dự toán NSNN, Quốc hội nên cân nhắc cắt giảm các khoản chi gây tác động ít nhất đến tăng trưởng, đến ổn định xã hội ở địa phương, thay đổi


cách giảm bình quân mọi khoản chi theo một tỷ lệ % như cách làm những năm gần đây.

Quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của Kiểm toán nhà nước liên quan đến chính quyền địa phương cho HĐND của tỉnh trước khi có những cuộc họp thực hiện nhiệm vụ giám sát hoặc phê chuẩn NSĐP.

3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ Lào

Chính phủ cần rà soát, điều chỉnh hệ thống chế độ và định mức phân bổ NSNN áp dụng chung cho các địa phương, nhất là định mức phân bổ NS quản lý hành chính cho các đơn vị trực thuộc tỉnh, định mức phân bổ CTX sự nghiệp giáo dục, đào tạo và thể thao, sự nghiệp y tế.

Củng cố hệ thống thông tin tài chính - NS, hệ thống kế toán NS, kế toán kho bạc và kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN nhằm cung cấp mặt bằng thông tin thống nhất và đầy đủ cho cán bộ quản lý NSNN ở các đơn vị khi họ có nhu cầu. Đầu tư xây dựng một số trung tâm có nhiệm vụ dự báo xu hướng phát triển dài hạn của lĩnh vực tài chính, ngân sách, đầu tư để hỗ trợ các đơn vị quản lý NSNN ở địa phương, giúp họ xây dựng dự toán chính xác hơn. Tăng thời gian chuẩn bị dự toán cho các cấp chính quyền địa phương nhằm tăng chất lượng dự toán.

Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý NSĐP khi TW điều chỉnh chính sách của mình. Các Bộ, ngành Trung ương sớm trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn về cơ chế tài chính trong các lĩnh vực Giáo dục và thể thao, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí theo. Đối với cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định tại Nghị định và cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác theo Nghị định của Chính phủ, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể để thuận tiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định. Cần hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của từng dịch vụ công; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ công; cách xác định giá từng dịch vụ công để làm cơ sở xây dựng phương án tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong trên địa bàn tỉnh.


Sớm đưa vào áp dụng khung đo lường hiệu quả hoạt động để đánh giá và báo cáo điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý tài chính công tại các địa phương.

3.4.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Viêng Chăn

Trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đề nghị UBND tỉnh Viêng Chăn nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi một cách hợp lý và thường xuyên cập nhật để phù hợp với điều kiện thực tế. Trong công tác, đề nghị cần có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp quản lý để tránh những chống chéo, sai phạm, giúp cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong việc nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN, đề nghị UBDN tỉnh và các đơn vị chuyên môn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ để đáp ứng nhu cầu công việc và giúp cho cán bộ cập nhật kịp thời những cơ chế, chính sách và quan điểm mới trong công tác nói chung và công tác quản lý chi thường xuyên nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn và cơ sở căn cứ vào định hướng, mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn, Luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn. Đó là: đó là: (i) Nhóm các giải pháp về thể chế, cơ chế, chính sách và (ii) Nhóm các giải pháp về tổ chức thực hiện thể chế, cơ chế, chính sách. Trong đó, trọng tâm là các giải pháp sau:

- Nâng cao năng lực quản lý ngân sách của bộ máy và phân cấp quản lý

- Rà soát hoàn thiện chế độ, chính sách, định mức trong lập dự toán chi và chấp hành chi ngân sách nhà nước

- Hình thành khung chính sách kinh tế nhiều năm và hoàn thiện chiến lược phát triển KTXH làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách dài hạn

- Phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên phù hợp với mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh


- Mở rộng quyền tự chủ của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chấp hành chi ngân sách nhà nước

- Nâng cao quả kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng ngân sách tỉnh

Để các giải pháp của Luận án có cơ sở thực hiện, Luận án có các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ Lào nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn.

Nếu được triển khai và thực hiện nghiêm túc các giải pháp nêu trên, quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn sẽ được hoàn thiện và đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn từ đó là điều kiện để quản lý chi NSNN tốt hơn.


KẾT LUẬN


Quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng nhằm góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN tỉnh Viêng Chăn nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước Lào khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Luận án Quản lý chi NSNN tỉnh Viêng chăn đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung nghiên cứu đạt được chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đã hệ thống hoá, phân tích góp phần làm phong phú thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN như khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò chi NSNN; các lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý chi NSNN, chỉ ra các phương thức quản lý chi NSNN theo đầu vào và theo kết quả. Luận án cũng đã trình bày các lý luận cơ bản về nội dung quản lý chi NSNN tiếp cận theo quy trình quản lý gồm: lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán, thanh tra và kiểm tra. Luận án đã trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN và các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN theo tiêu chí định tính và định lượng.

Thứ hai, đã nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý chi NSNN của một số địa phương ở nước CHDCND Lào và Việt Nam. Từ đó, rút ra 04 bài học kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho tỉnh Viêng Chăn.

Thứ ba, đã tổng quan về thực trạng quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn; tổng hợp, phân tích, minh chứng và rút ra một số kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020.

Thứ tư, luận án đã trình bày mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Viêng Chăn và đưa ra các quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2030 gồm 05 quan điểm. Luận án đề xuất 2


nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và 02 kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Viêng Chăn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, đáng chú ý là các giải pháp: Nâng cao năng lực quản lý ngân sách của bộ máy và phân cấp quản lý; rà soát hoàn thiện chế độ, chính sách, định mức trong lập dự toán chi và chấp hành chi ngân sách nhà nước; hình thành khung chính sách kinh tế nhiều năm và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách dài hạn; phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên phù hợp với mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mở rộng quyền tự chủ của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước; nâng cao quả kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng ngân sách tỉnh.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng nội dung nghiên cứu của đề tài luận án là một vấn đề phức tạp, liên quan tới nhiều nội dung và do có những hạn chế nhất định về ngôn ngữ tiếng Việt Nam và khả năng nghiên cứu, thời gian, khoảng cách đại lý và nguồn số liệu nên còn một số nhỏ vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn, tác giả đề tài luận án rất mong nhận được ý kiến góp ý, chỉ dẫn của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn.

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí