Quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục thông tin và thống kê Hải quan - 2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Với quan điểm chỉ đạo phát triển và ứng dụng CNTT phải phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm qua việc phát triển lĩnh vực CNTT luôn nhận được sự đầu tư, khuyến khích của Đảng và Nhà nước. Hàng loạt các dự án đầu tư ứng dụng CNTT được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, hợp tác quốc tế… Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ cũng như những sự thay đổi trong việc áp dụng các dự án đầu tư ứng dụng CNTT vào cuộc sống đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý.

Đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay không còn là lĩnh vực đầu tư mới mẻ. Để khuyến khích việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng và các chính sách tích cực nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trước năm 2010, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW về việc Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp đến là Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2005. Thời điểm này, Cục CNTT và Thống kê Hải quan nói riêng và Tổng cục Hải quan nói chung đã tiến hành nhiều dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cuẩ ngành, song vấn đề quản lý các dự án đầu tư này còn nhiều hạn chế. Kể từ năm 2013, khi phòng quản lý dự án thuộc Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải


quan được thành lập, công tác quản lý các dự án đầu tư ứng dụng CNTT đã được thu về một mối thống nhất, đồng thời công tác quản lý cũng được chú trọng hơn.

Trong thời gian làm việc tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan, đặc biệt qua quá trình tham gia Dự án Xây dựng hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do phía Nhật Bản tài trợ, tôi nhận thấy các dự án CNTT có vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Hải quan và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên việc quản lý các dự án này trong thực tế đang có không ít vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện. Vấn đề tìm giải pháp để nâng cao chất lượng trong hoạt động quản lý các dự án CNTT tại CụcCNTT & TKHQ là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, đặc biệt là trong thời gian tới, khi mà Việt Nam tham gia thực hiện Cơ chế một cửa với các nước ASEAN, và dòi hỏi của thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các dự án CNTT ngày càng cao, quy mô, phạm vi và số lượng các dụ án CNTT ngày càng lớn.Với mong muốn được góp phần giải quyết yêu cầu đó, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài "Quản lý các dự án CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan ".

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan.

b. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Trong khuôn khổ về thời gian luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan từ năm 2011 đến năm 2015.

- Về không gian: Nghiên cứu các dự án CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan


- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý các dự án CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan kể từ khi Bộ tài chính ban hành quyết định số 1766/QĐ-BTC về việc Phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011 -2015 ngày 26/7/2011.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của đề tài là là tìm ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đối với hoạt quẩn lý các dự án CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan trong giai đoạn hiện nay.

- Nhiệm vụ đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận, các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫnluật áp dụng trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng CNTT. Đồng thời, tác giả cũng phân tích các trình tự, yếu tố trong hoạt động quản lý dự án CNTT hiện nay tại đơn vị, và các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước trong đầu tư ứng dụng CNTT tại đơn vị trong thời gian từ năm 2011 - 2015.Từ cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý các dự án CNTT của đơn vị trong thời gian tới.

4. Câu hỏi nghiên cứu:

Có một câu hỏi nghiên cứu chính trong luận văn cần trả lời là: phải thực hiện quản lý các dự án đầu tư ứng dụng CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan như thế nào để đảm bảo hiệu quả và yêu cầu của quản lý Nhà nước nói chung và quản lý hoạt động của Ngành Hải quan nói riêng.

5. Một số đóng góp của đề tài nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài có một số đóng góp sau:

- Về lý luận: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý các dự án CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan

- Về thực tiễn: Luận văn đã phân tích làm rõ thực trạng và nguyên nhân hạn chế về quản lý các dự án CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan; từ đó


đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các dự án CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về quản lý dự án CNTT

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Thực trạng công tác quản lý dự án công nghệ thông tin tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan

Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án CNTT


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Toàn cầu hóa những năm 1990 đã làm xuất hiện khuynh hướng xã hội quan trọng, đó là sự chuyển trạng thái từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức và trong đó thông tin giữ vai trò trọng yếu. Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay báo trước một thời kỳ mới với những thay đổi xã hội lớn lao. Trong tác phẩm “CNTT như một công nghệ chung xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội” chỉ ra CNTT sẽ thay đổi các điều kiện thị trường và vị trí của các đối tác trong cấu trúc chuỗi cung cấp, người tiêu dùng sẽ giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong toàn bộ chuỗi này. Điều đó sẽ có một tác động to lớn đến cấu trúc bên trong và bên ngoài của các công ty. Hơn nữa, khi lao động chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức thì nội dung và hình thức của nó cũng sẽ thay đổi.

Nguyễn Xuân Tư (2013) Một số kinh nghiệm trong công tác thanh tra các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông, tổng hợp các nghiên cứu về kinh nghiệm trong công tác thanh tra các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông. Nghiên cứu bao gồm các vấn đề như: Khái quát về dự án đầu tư, Thanh tra các dự án đầu tư, Một số tính đặc thù của các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông, Một số các sai phạm thường gặp trong thanh tra các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông.

Quản lý dự án phần mềm trong thực tiễn (Software Project Management in Practice) của tác giả Pankaj Jalote, xuất bản năm 2002 mô tả các quy trình đã được sử dụng trong một công ty tầm cỡ thế giới để quản lý hiệu quả các dự án phần mềm. Công ty này là Infosys, một công ty phát triển


phần mềm có một thành tích tuyệt vời trong việc thực hiện dự án; chỉ tính riêng trong năm 2000, những người quản lý dự án ở Infosys đã sử dụng các quy trình được mô tả ở đây để thực hiện thành công khoảng 500 dự án cho khách hàng. Cuốn sách này thảo luận về tất cả các khía cạnh khác nhau của quản lý dự án ở Infosys - lập kế hoạch, thực hiện, và kết thúc. Bạn sẽ học làm thế nào những người quản lý dự án ở Infosys ước lượng/dự toán, lập kế hoạch quản lý rủi ro, thu thập các số đo (metrics), thiết lập các mục tiêu chất lượng, sử dụng các phép đo để giám sát một dự án, v.v. Một khía cạnh thú vị của các quy trình này, sẽ hấp dẫn cho những người quản lý dự án bận rộn, là chúng không phức tạp, cũng không cồng kềnh, sử dụng các số đo đơn giản.

Các nghiên cứu Phương pháp quản lý dự án phần mềm trên website http:// www.sweetsoft.vn chỉ ra một trong những phương pháp nổi trội trong những phương pháp quản lý dự án phần mềm thành công nhất hiện nay đó là phương pháp chuyển giao theo thuyết tiến triển (Evolutionary delivery), thường được gọi là “EVO method”. Kết quả của phương pháp EVO là sự kiểm soát đồng nhất trong việc phát triển dự án, cho kết quả nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, giảm sự căng thẳng cho người phát triển và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Điểm cần chú ý là ngay ở giai đoạn đầu của dự án và cuối mỗi chu kỳ, SweetSoft phải có được một sản phẩm có thể dùng được, 100% làm việc được. Tất nhiên, không phải tất cả 100% những yêu cầu đều phải có. Điều này giúp cho khách hàng có được định hướng và tầm nhìn khi đưa sản phẩm vào dùng.

Quy trình cơ bản phát triển và quản lý dự án phần mềm được đăng tải trên Thời báo vi tính Sài gòn số ra ngày 25/2/2010 đưa ra những nghiên cứu về quy trình của một dự án phát triển phần mềm để được được triển khai thành công trong thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quy trình khác nhau, trong đó các quy trình Phát triển phần mềm và Quản lý dự án có vai trò quan


trọng nhất. Mặc dù về nguyên tắc, một giám đốc dự án giỏi không nhất thiết phải là chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật phát triển phần mềm, tuy nhiên nếu thiếu am hiểu và không có kinh nghiệm về kỹ thuật phát triển phần mềm, sẽ rất khó khăn để quản lý và bảo đảm dự án sẽ đi đến thành công. Vì lý do đó, trong thực tế phần lớn các giám đốc dự án phần mềm thường có “xuất thân” từ các vị trí kỹ thuật, am hiểu về kỹ thuật phát triển phần mềm, cộng với kiến thức, kỹ năng, các tố chất và kinh nghiệm cần thiết để quản trị dự án.

Bài viết Kỹ sư chất lượng phần mềm: anh là ai? được đăng tải trên website http://www.vdctraining.vn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lực lượng chuyên gia quan trọng này. Khi các công ty phần mềm Việt Nam có sự phát triển về tầm vóc cũng như sự gia tăng về số lượng các dự án thực hiện cho các khách hàng quốc tế - vốn đòi hỏi các quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đã làm xuất hiện nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên đảm nhận vai trò của các kỹ sư bảo đảm chất lượng phần mềm hay kỹ sư giám sát quy trình chất lượng (gọi chung là kỹ sư chất lượng. Vai trò của các kỹ sư chất lượng dù không mới trên thế giới nhưng còn khá mơ hồ và chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam. Bài viết này đã khái quát các nét cơ bản nhất về lực lượng chuyên gia quan trọng này.

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.2.1. Các khái niệm

a. Khái niệm Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là sự hoà nhập của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện nhờ công nghệ vi điện tử. Liên lạc là công nghệ lâu đời nhất trong số 3 công nghệ kể trên. Các hệ thống liên lạc bằng điện đã phát triển suốt từ những năm 1840. Công nghệ máy tính ra đời từ những năm 1940, thoạt đầu vì những mục đích quân sự. Công nghệ vi điện tử bắt đầu từ những năm 1960 và đã sớm dẫn đến sự hội tụ nhanh chóng của


cả 2 công nghệ lâu đời hơn thành một công nghệ mới mà ngày nay chúng ta gọi là Công nghệ thông tin. Sự hình thành CNTT được thể hiện qua sơ đồ sau:


Hình 1 1 Sự hình thành công nghệ thông tin Trong nghị quyết Chính phủ 49 CP kí 1


Hình 1.1. Sự hình thành công nghệ thông tin

Trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".

Theo từ điển Wikipedia: “Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất”.

Như vậy, công nghệ thông tin là một lĩnh vực công nghệ nghiên cứu đến sự xử lí thông tin, truyền thông tin theo phương thức hiện đại. Gọi là

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí