DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng:
Bảng 1.1. Năng lực dạy học của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục 19
Bảng 1.2. Năng lực dạy học của giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 19
Bảng 2.1. Kết quả học lực của HS trường THPT Hà Quảng 43
Bảng 2.2. Kết quả học lực của HS trường THPT Lục Khu 44
Bảng 2.3. Kết quả học lực của HS trường THPT Nà Giàng 45
Bảng 2.4. Tổng số GV của ba trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 46
Bảng 2.5. Tổng số GV dạy học các môn có chủ đề tự chọn của ba trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 48
Bảng 2.6. Kết quả do GV tự đánh giá 50
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 1
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lí Bồi Dưỡng Giáo Viên
- Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Vài Nét Về Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Và Môn Học Tự Chọn Trong Chương Trình
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Bảng 2.7. Kết quả do TTCM và Hiệu trưởng tự đánh giá GV 50
Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn 55
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện các nội dung trong hoạt động BD NLDH các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 56
Bảng 2.10. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn 61
Bảng 2.11. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn 62
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả quản lý công tác BD NLDH các môn tự chọn 66
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 93
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 94
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ thống quản lý 16
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong bồi dưỡng giáo viên 22
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với quan điểm đúng đắn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc đầu tư cho nền giáo dục nước nhà. Đặc biệt, trước những biến đổi sâu sắc về mọi mặt trên thế giới hiện nay, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.
Một trong những thay đổi gần đây của nền giáo dục phổ thông là dạy học tự chọn được đưa vào chương trình. Cụ thể là từ năm học 2006 - 2007, Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 đã tiến hành dạy học tự chọn. Mục tiêu của dạy học tự chọn là góp phần thực hiện dạy học phân hoá, trên cơ sở bảo đảm một mặt bằng chuẩn kiến thức phổ thông thống nhất, thực hiện phân hoá nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh. Dạy học phân hoá ở cấp THCS thực hiện bằng dạy học tự chọn, ở cấp THPT thực hiện bằng kết hợp phân ban với dạy học tự chọn. Dạy học tự chọn là để củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng một số môn học và hoạt động giáo dục nhằm thực hiện Mục tiêu giáo dục, góp phần hướng nghiệp cho học sinh.
Theo đó, dạy học tự chọn ở cấp THPT gồm có hai phần: Một là tự chọn bám sát theo môn học, gọi là chủ đề tự chọn, gồm có 8 môn cơ bản; Hai là tự chọn các môn học, ví dụ như môn học nghề phổ thông, ngoại ngữ 2. Do đặc thù địa phương, đối với các môn học tự chọn, các trường THPT ở huyện Hà Quảng chỉ chọn môn học nghề phổ thông, mời các giáo viên ở Trung tâm hướng nghiệp - Dạy nghề Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng lên dạy tại trường vào dịp hè. Đối với nhóm môn có chủ đề tự chọn, các trường THPT huyện Hà Quảng có thực hiện theo chủ trương chung. Bước đầu dạy học tự chọn được các thầy cô giáo và học sinh đón nhận và tán thành bởi qua đó học sinh được củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng, được hướng dẫn vận dụng kiến thức,…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nảy sinh một số vướng mắc về phía giáo viên. Các giáo viên từ trước tới nay chưa tiếp cận với dạy học tự chọn, nhất là giáo viên ở vùng núi huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nên ít nhiều có lúng túng về mặt phương pháp tiếp cận, phương pháp giảng dạy. Điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy học tự chọn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Do đó, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tự chọn cho giáo viên cũng như việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tự chọn là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải luôn chú trong bồi dưỡng kiến thức cũng như năng lực dạy học, trong đó có năng lực dạy học tự chọn. Đồng thời, đòi hỏi người lãnh đạo cũng cần chú trọng việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy học tự chọn nói riêng ở đơn vị mình.
Mặt khác, trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục, nền giáo dục đã và đang có những thay đổi lớn hướng tới chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Trong đó, chương trình giáo dục phổ thông mới cũng chú trọng dạy học tự chọn. Vì thế, việc bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực giáo viên trong dạy học tự chọn là điều thiết yếu, nhất là đối với một địa phương còn khó khăn về nhiều mặt như huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là cuộc tập dượt để các thầy cô chuẩn bị bước vào thực hiện dạy học tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, dự kiến sẽ thực hiện từ năm học 2019 - 2020.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”. Việc nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Hà Quảng nói riêng và chất lượng dạy học nói chung ở địa phương, từ đó góp một phần nhỏ vào quá trình đổi mới nền giáo dục của tỉnh Cao Bằng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học và thực tiễn công tác quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học nói chung cũng như năng lực dạy học các môn tự chọn nói riêng cho đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn tự chọn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, hướng tới thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ởcác trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã được quan tâm thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, yếu kém trong việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng; việc quan tâm bồi dưỡng năng lực dạy học chưa được toàn diện, thiếu đầy đủ, chưa kịp thời. Nếu nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT, thực hiện những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên phù hợp cách khoa học, đồng bộ, hợp lý, khả thi với điều kiện thực tế của địa phương thì hoạt động bồi dươngx năng lực dạy học các môn tự chọn sẽ có kết quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn THPT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, luận văn hướng tới việc nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn học tự chọn, cụ thể là các môn học có chủ đề tự chọn bám sát trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
6.2. Giới hạn khách thể khảo sát
Thành phần khảo sát:
- Cán bộ quản lí: 06.
- Giáo viên: 62.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tại các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, gồm ba trường: THPT Nà Giàng, THPT Hà Quảng, THPT Lục Khu.
6.3. Thời gian nghiên cứu
Các số liệu khảo sát thống kê sử dụng trong đề tài là số liệu của năm học 2017 - 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu,… các tài liệu khoa học, các văn bản quy định của ngành có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THPT làm cơ sở lí luận cho luận văn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Xem xét các hoạt động quản lý của công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn tại các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để thu thập các thông tin trực tiếp.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằm mô tả thực trạng quản lý bồi dưỡng GV tại các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý nhằm bổ sung cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng GV tại các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn tại các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
7.3. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê để xử lý số liệu thu được từ phiếu điều tra.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở cấp THPT.
- Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ CHỌN Ở CẤP THPT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học là một việc làm quan trọng cần được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã khẳng định: Bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện để mọi giáo viên có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời; kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là phương châm của các cấp quản lý giáo dục. Chính vì vậy có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo viên, phát triển giáo viên, quản lý giáo dục và quản lý giáo viên.
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập tới nhiều nội dung BD. Với đề tài “Learning: The treasure within” (Học tập - một kho báu tiềm ẩn), tác giả Jacques Dolors đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển chuyên môn GV trong bối cảnh mới. Mặt khác, công trình này còn đưa ra những vấn đề về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ GV. Trong nghiên cứu của Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen (Phần Lan), các tác giả đã mô tả chi tiết và đã phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọng trong cấu trúc, nội dung chương trình bồi dưỡng GV để nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà nghiên cứu ở bang Quebec (Canada) đã trình bày bộ tiêu chuẩn năng lực GV; đặt ra vấn đề đổi mới quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng GV; đề xuất thiết kế các chương trình BDGV.
Từ những nghiên cứu trên ta thấy nội dung bồi dưỡng cho giáo viên thường là những kiến thức bổ trợ và phục vụ cho các môn học, cho các môn tự chọn như Tin học, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, phong tục tập quán của địa phương,… Nội dung bồi dưỡng GV cần chú trọng tập trung BD về kiến thức, kỹ năng, giá trị, thái độ,... Đây là những nội dung quan trọng, thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.