ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
ĐÀO THỊ HỒNG DUYÊN
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
- THỰC TẾ Ở LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ KIM SA
MỤC LỤC
i | |
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU …..……..………………………………... | ii |
MỞ ĐẦU…………………………………………………………...……… | 1 |
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI………………………………...…….. | 7 |
1.1. Khái niệm, đặc trưng và hình thức của quan hệ thương mại qua biên giới | 7 |
1.1.1.Khái niệm thương mại qua biên giới………………..…….…....... | 7 |
1.1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế …………….………….……..…... | 8 |
1.1.3. Đặc trưng của quan hệ thương mại qua biên giới………………. | 10 |
1.1.4. Hình thức của quan hệ thương mại qua biên giới………………. | 12 |
1.2. Vai trò của quan hệ thương mại qua biên giới.................................... | 12 |
1.2.1.Vai trò đối với Trung Quốc ………………………………..……. | 13 |
1.2.2. Vai trò đối với Việt Nam ………………………..……...……… | 14 |
1.3. Chính sách biên mậu của hai nước Việt Nam và Trung Quốc......... | 18 |
1.3.1. Chính sách biên mậu của Trung Quốc…………………….…….. | 18 |
1.3.2. Chính sách của Việt Nam về quan hệ thương mại cửa khẩu biên giới.. | 24 |
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC – THỰC TẾ Ở LẠNG SƠN…... | 28 |
2.1. Tổng quan về quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Namvà Trung Quốc | 28 |
2.1.1. Quy mô, tốc độ, kim ngạch……………………..…….…..……... | 32 |
2.1.2. Cơ cấu trao đổi thương mại……………………………..……… | 36 |
2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc | 36 |
2.1.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc | 42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 2
- Chính Sách Biên Mậu Của Hai Nước Việt Nam Và Trung Quốc
- Chính Sách Của Việt Nam Về Quan Hệ Thương Mại Cửa Khẩu Biên Giới
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
2.1.2.3. Thực trạng buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu hàng
hóa qua biên giới Việt Trung…………………..………………….. 46
2.1.2.4. Chủ thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa………………. 50
2.2. Đánh giá chung về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam
– Trung Quốc………………………………………………………....…… 51
2.2.1. Thành tựu……………………………..…………………………. 51
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………..……………….. 54 2.2.2.1. Hạn chế……………………………………………………. 54 2.2.2.2. Nguyên nhân……………..………………….……………. 58
2.3. Thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới Việt Nam và Trung
Quốc tại tỉnh Lạng Sơn…………………………………………..……….. 63
2.3.1. Khái quát………………………………...………………………. 63
2.3.2. Hoạt động thương mại đường biên tại Lạng Sơn – Trung Quốc... 66
2.3.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu……………………………….. 66
2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng XNK của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc….. 68
2.3.3. Tình hình buôn lậu ở tỉnh Lạng Sơn…………..……………….. 72
2.4. Nhận xét về thương mại qua biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Quốc . 76
2.4.1. Điểm mạnh………..…………….………………………………. 76
2.4.2. Điểm yếu…………….…………………………………………... 78
2.4.3. Cơ hội………………..……………….…………………………. 79
2.4.4.Thách thức……………..……………..………………………….. 80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NÓI 81 CHUNG VÀ TỈNH LẠNG SƠN NÓI RIÊNG……………….…………..
3.1. Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong bối cảnh quốc tế mới……….………………………………….……. 81
3.1.1. Những nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới…….. 81 3.1.2. Những vấn đề tồn tại……………………………..………..…….. 85
3.2. Định hướng và triển vọng thương mại qua biên giới giữa Việt Nam 88 và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn……………………………….……
3.2.1. Định hướng về thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc 88
3.2.2. Triển vọng về thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc 89
3.2.2.1. Triển vọng kim ngạch XNK hai nước đến năm 2015……. 90
3.2.2.2. Triển vọng mặt hàng XNK giữa hai nước trong những năm tới.. 91
3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng…........... 93
3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước……………………………….…….. 93
3.3.2. Giải pháp về phía tỉnh Lạng Sơn… 104
3.3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp……………………..…………. 108
KẾT LUẬN… 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO… ……………………….………. 112
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt | Nguyên nghĩa | |
1 | WTO | Tổ chức thương mại thế giới |
2 | ASEAN | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
3 | GATT/WTO | Hiệp định chung về thuế quan và thương mại |
4 | ACFTA | Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc |
5 | EHP | Chương trình thu hoạch sớm |
6 | USD | Đồng đô la Mỹ |
7 | NDT | Đồng nhân dân tệ |
8 | FTA | Hiệp định thương mại tự do |
9 | FDI | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
10 | KN | Kim ngạch |
11 | XNK | Xuất nhập khẩu |
12 | XK | Xuất khẩu |
13 | NK | Nhập khẩu |
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Số hiệu bảng | Tên bảng số liệu | Trang | |
1 | Bảng 2.1 | Kim ngạch mậu dịch biên giới giữa Quảng Tây Trung Quốc và Việt Nam (1989 – 1992) | 29 |
2 | Bảng 2.2 | Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ 1991 – 2009. | 33 |
3 | Bảng 2.3 | Tỷ lệ kim ngạch XNK đường biên của các tỉnh biên giới phía Bắc so với kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1991-2009 | 35 |
4 | Bảng 2.4 | Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 1995. | 37 |
5 | Bảng 2.5 | Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000 | 39 |
6 | Bảng 2.6 | Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009 | 40 |
7 | Bảng 2.7 | Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000. | 44 |
8 | Bảng 2.8 | Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009 | 45 |
9 | Bảng 2.9 | Kim ngạch XNK tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc giai đoạn năm 1991-2000 | 65 |
10 | Bảng 2.10 | Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc giai đoạn 2005-2008 | 67 |
11 | Bảng 2.11 | Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc, năm 2007-2008. | 69 |
12 | Bảng 2.12 | Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc, năm 2007-2008. | 70 |
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có nét tương đồng về kinh tế văn hoá xã hội. Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991 tới nay, quan hệ thương mại qua biên giới giữa hai nước đã không ngừng phát triển góp phần quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh vùng núi phía Bắc, trong đó có Lạng Sơn mà còn là đòi hỏi tất yếu trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế hai nước trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO và Trung Quốc đang trên con đường trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới.
Buôn bán qua biên giới có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển cụ thể như là thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp và xây dựng, thúc đẩy cơ sở hạ tầng vùng biên giới, mở rộng các hoạt động du lịch…
Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tác động tới sự phát triển kinh tế văn hóa và xã hội khu vực phía Bắc, nó làm tăng ngân sách nhà nước trên từng địa bàn, góp phần thúc đẩy nhịp độ phát triển kinh tế, giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các cặp địa phương cải thiện tình hình kinh tế xã hội cơ bản, thúc đẩy sự ra đời của một số trung tâm kinh tế quan trọng, đời sống nhân dân các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc được cải thiện rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Sự giao lưu về kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện giữ gìn an ninh biên giới.
Buôn bán giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các tỉnh biên giới trong đó có Lạng Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng vì tính bổ sung của hai bên có thể phát huy được những thế mạnh cũng như hạn chế được những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế tốt hơn.
Tuy nhiên quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của hai nước. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp.
2.Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc:
1) “Buôn bán qua biên giới Việt Trung Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng” của Nguyễn Minh Hằng chủ biên – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 2001. Tác giả đã trình bày quá trình buôn bán qua biên giới Việt - Trung trong lịch sử, phân tích và đánh giá những mặt được và chưa được của buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ khi hai nước bình thường hoá đến nay và triển vọng của nó.
2) “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam” của Phạm Văn Linh – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001. Tác giả đã phân tích vị trí, tầm quan trọng của khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của bốn khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung đã được phép thành lập (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai), trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô hình kinh tế mới này.