Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 2


3)“Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Hùng – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2000. Tác giả phân tích một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, tình hình thực tế và chính sách đầu tư, thương mại các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và góp phần vào công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hanh động tích cực.

4)“Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc Việt Nam” của PGS.TS Đỗ Tiến Sâm và Th.s Hà Thị Hồng Vân, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội năm 2007. Các tác giả nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thương mại qua biên giới nói riêng, sau đó nêu lên một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội ở 4 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc bao gồm Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình.

5)“Quan hệ kinh tế - Thương mại cửa khẩu biên giới Việt – Trung với việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh vùng núi phía Bắc” do PTS. Phạm Văn Linh chủ biên – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 1999. Tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò và tiềm năng kinh tế của các cửa khẩu biên giới Việt Trung, phân tích sự tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại ở các cửa khẩu đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá, tìm ra giải pháp thích hợp nhằm mở rộng thị trường, tăng cường trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới, tạo đà cho việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở khu vực này.

6)“Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải pháp chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn” của Lương Đăng Ninh, Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn, Bộ Thương mại năm 2001. Tác giả đã nghiên cứu về hoạt động buôn bán hàng hoá nói chung và hoạt động buôn lậu hàng hoá nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc từ đó đưa ra các giải pháp để chống buôn lậu.


7)“Thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện trạng và triển vọng”, đề tài cấp viện Lê Tuấn Thanh, Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc Gia, năm 2003. Tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế, thương mại trong nội bộ của hai nước sau đó tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về triển vọng cho thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai.

8)“Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay”, đề tài cấp Viện: của Lê Tuấn Thanh – Phòng Nghiên cứu Quan hệ Việt – Trung, Hà Nội năm 2006. Tác giả đã tìm hiểu đặc điểm các giao dịch của quan hệ kinh tế thương mại song phương. Trong thời gian từ khi bình thường hóa đến năm 2005. Đồng thời, cũng phân tích những nhân tố gây trở ngại tiến trình khai thác kinh tế, thương mại song phương và tìm hiểu mối quan hệ song phương trong thời gian tới thông qua việc hai nước sẽ là thành viên của ACFTA.

9)“Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn”, đề tài cấp bộ của Lương Đăng Ninh, Lạng Sơn năm 2000. Tác giả đã đưa ra những cơ sở khoa học để đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh phía Bắc. Đồng thời đề xuất, kiến nghị với một số phương hướng nhằm đổi mới tính chất quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa.

Ngoài ra, cũng có một số bài viết nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nhỏ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

“Quan hệ Thương mại Việt – Trung từ năm 1991 - nay” của Phạm Cao Phong (2000), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2), “Mấy suy nghĩ về vấn đề: Nâng cao quản lý nhà nước về quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt – Trung ở Lạng Sơn” của Nông Tiến Phong (1999), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (4), “Hội chợ giao dịch hàng hoá biên giới Trung - Việt sẽ được tổ chức vào tháng


Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 2

10”, Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), Bản tin Trung Quốc, (9). “Cuộc hội thảo kinh tế thương mại Trung - Việt khai mạc tại Bắc Kinh), Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), Bản tin Trung Quốc, (10,11), Hiệp định hợp tác “ Hội nghị Uỷ ban hợp tác kinh tế - thương mại Chính phủ hai nước Trung - Việt lần thứ năm tổ chức tại Hà Nội”, Đại Sứ Quán Trung Quốc (2005), Bản tin Trung Quốc…

Tuy vậy, đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:


Phân tích làm rõ thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới này giữa Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu


- Làm rõ cơ sở khoa học của quan hệ thương mại qua biên giới.


- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu


Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế tại tỉnh Lạng Sơn.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ từ năm 1991 tới nay.‌‌

5. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, diễn dịch.

- Phương pháp thống kê sử dụng để phân tích số liệu.


- Khảo sát thực tế.


6. Những đóng góp của Luận văn:

- Hệ thống hoá một số lý luận về quan hệ thương mại qua biên giới, phân tích sự cần thiết của quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Phân tích làm rõ thực trạng về quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển về quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng.


giới

7. Bố cục của Luận văn: Gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thương mại qua biên


Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới Việt Nam và

Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn


Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng.


CHƯƠNG 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI

1.1. Khái niệm, đặc trưng và hình thức của quan hệ thương mại qua biên giới

1.1.1. Khái niệm thương mại qua biên giới

Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, do sự lý giải và nhận thức của con người về quan hệ thương mại qua biên giới không giống nhau, vì vậy có một số khái niệm khác nhau về quan hệ thương mại qua biên giới như sau:

Quan hệ thương mại qua biên giới là quan hệ thương mại tiểu ngạch thông qua các hiệp định được tiến hành ở khu vực biên giới giữa hai nước liền nhau (cách biên giới 15km đến 20km), tùy thuộc vào quy định của mỗi nước [16, tr.4].

Quan hệ thương mại qua biên giới được hiểu theo cách khác đó là: quan hệ thương mại được tiến hành ở khu vực biên giới hai nước.

Quan hệ thương mại qua biên giới là quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế quốc gia có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Tóm lại, theo quan niệm hiện nay thì Quan hệ thương mại qua biên giới là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các nước liền nhau có chung đường biên giới, nó là hình thức mở đầu của buôn bán trao đổi quốc tế và là bộ phận quan trọng của hoạt động ngoại thương của mỗi nước.

Thương mại qua biên giới bao gồm: Các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ qua biên giới, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới,


trao đổi hàng hóa, dịch vụ ở chợ biên giới, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong khu kinh tế cửa khẩu. Ở đây chỉ tập trung nghiên cứu về biên giới đất liền.

Khu vực biên giới đất liền (khu vực biên giới) là bao gồm các xã, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền với nước láng giềng (được quy định tại Nghị định 34/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền). Phát sinh và phát triển thương mại qua biên giới là hiện tượng tự nhiên của lịch sử, là hiện tượng khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, con người vận dụng nó để sắp xếp tổ chức các hoạt động quan hệ thương mại qua biên giới nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội. Các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở khu vực biên giới đều được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước ban hành riêng cho hoạt động thương mại qua biên giới

1.1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế


* Lý thuyết cổ điển

Chủ nghĩa trọng thương: Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa trọng thương coi vàng và các kim loại quý là đại biểu cho sự giàu có của các quốc gia. Để có sự giàu có này các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau các sản phẩm đặc thù của mình. Lợi nhuận buôn bán là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và lường gạt giữa các quốc gia .

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Các quốc gia sẽ thu được lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dựa trên lợi thế tuyệt đối của quốc gia đó. Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng giống nhau. Quốc gia thứ nhất có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá X quốc gia thứ hai có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá Y so sánh với quốc gia thứ nhất. Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong việc sản xuất một mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, sau đó trao đổi thì cả hai quốc gia cùng có lợi.


Lý thuyết về lợi thế tương đối của David Ricado: Nếu một quốc gia bất lợi trong việc sản xuất các mặt hàng thì có thể tham gia vào thương mại quốc tế nếu biết lựa chọn mặt hàng thích hợp có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được của một quốc gia nếu quốc gia đó chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm thể hiện mối tương quan thuận lợi hơn so với quốc gia khác về cùng mặt hàng đó và nhập khẩu những mặt hàng có tính chất ngược lại. Nếu quốc gia nào có hiệu quả thấp trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng thì quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất, nhập khẩu hàng hoá bất lợi nhất.

Lý thuyết Heksher-Ohlin về lợi thế tương đối: Một quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn, đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó, điều này có nghĩa là một nước tương đối giầu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn và ngược lại.

* Lý thuyết hiện đại

Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm: Lý thuyết này giải thích nguyên nhân của hoạt động thương mại quốc tế thông qua các giai đoạn chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm. Khi sản phẩm ở vào giai đoạn suy giảm, triệt tiêu trên vòng đời của nó thì nó được bán ra nước ngoài để kéo dài vòng đời đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân của hoạt động thương mại quốc tế.

Lý thuyết về đầu tư: Hoạt động đầu tư quốc tế là nền tảng cho hoạt động thương mại bởi vì đầu tư cho phép khai thác lợi thế đầy đủ và triệt để hơn, bao gồm: Nguồn lực, công nghệ, thị trường, uy tín, danh tiếng, nhãn hiệu, kinh nghiệm quản lý để thu lợi ích từ thị trường nước ngoài và vượt qua các hàng rào thuế quan. Do đó có thể nói đầu tư quốc tế là sự thay thế tốt hơn cho thương mại quốc tế.


1.1.3. Đặc trưng của quan hệ thương mại qua biên giới

- Khu vực biên giới của hai nước đều cách xa trung tâm kinh tế - chính trị nước mình, có nhiều khu hành chính phân cách, bất lợi cho vị trí kinh tế và cũng trở ngại cho sự phát triển kinh tế khu vực biên giới. Như vậy, quá trình phát triển kinh tế khu vực biên giới không có điều kiện và cơ hội thuận lợi, vì vậy cần được hưởng các chính sách ưu đãi để phát triển quan hệ thương mại qua đường biên, tạo cơ hội cho kinh tế khu vực biên giới phát triển.

- Khu vực biên giới các nước có hoàn cảnh văn hóa, xã hội và tương tự nhau, nhân dân biên giới hai nước có ngôn ngữ văn hóa, tập quán sinh sống, truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng gần giống nhau hoặc tương tự nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Mặc dù cư dân biên giới hai nước chịu sự tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nhưng trên thực tế họ đã có mối quan hệ giao lưu trong lịch sử lâu đời, với tiềm thức trong anh có tôi, trong tôi có anh, cùng nhau tồn tại, hỗ trợ lẫn nhau.

- Tính khác biệt về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới với các nước láng giềng quyết định tính đa dạng, mô thức phát triển từng khu vực có tính đặc thù, đây là một động lực kinh tế, thúc đẩy xu hướng dựa vào nhau, bổ sung cho nhau để phát triển ở khu vực biên giới.

- Khu vực biên giới là phần đất liền giữa hai quốc gia. Nhu cầu khác nhau giữa các địa phương, giữa các nước láng giềng được phản ánh trực tiếp ở khu vực biên giới. Căn cứ vào nhu cầu thị trường nước láng giềng để sản xuất, cũng như tổ chức các nguồn hàng nội địa nhằm phát triển quan hệ thương mại. Như vậy sẽ làm cho khu vực biên giới phát triển mối quan hệ trong ngoài, đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu nhất cho địa phương. Chúng ta có thể nhận thấy ưu thế địa phương là ưu thế khu vực giữa hai nước láng giềng. Chính ưu thế địa phương là điều kiện đầu tiên để mở cửa, nếu không có môi trường thuận lợi để mở cửa

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí