Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 17


cầu của các bên mua, bên bán về phẩm chất, số lượng, khối lượng, chất lượng, bao bì, tổn thất hàng hóa. Cùng với các tổ chức giám định của Việt Nam (chiếm khoảng 70% doanh thu từ phí giám định) còn có các tổ chức giám định nước ngoài. So với trình độ chung của thế giới, trình độ giám định của Việt Nam còn thấp, bộc lộ nhiều yếu điểm trong khâu kiểm tra hay giám định ngay trong khâu sản xuất, chưa kể trang thiết bị phục vụ cho công tác này còn rất thủ công. Những yếu kém này dẫn tới một số trường hợp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài khiếu kiện. Tại Việt Nam, việc kiểm nghiệm để chứng nhận hàng hóa và xuất xứ hàng hóa do các tổ chức nhà nước và Phòng Thương mại và Công nghiệp thực hiện. Còn đối với giám định hàng hóa, cả nước có bảy tổ chức, trong đó ba tổ chức là cơ quan nhà nước thực hiện loại dịch vụ này. Vì vậy doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt và hợp lý các tổ chức giám định.

* Dịch vụ vận tải, giao nhận kho vận

Việc vận chuyển hàng hóa XNK của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu do các công ty nước ngoài đảm nhiệm. Các lực lượng trong nước mới đảm nhận được khoảng 20% khối lượng hàng hóa XNK. Nguyên nhân là đội tàu thuyền của Việt Nam còn rất yếu, chưa phát triển, giá cả đắt hơn mức trung bình quốc tế, sức cạnh tranh thấp và đa số doanh nghiệp trong nước chủ yếu xuất FOB nhập CIF. Hiện nay có khoảng 20 tổ chức trong nước kinh doanh giao nhận kho vận, bao gồm giao nhận vận chuyển hàng hóa XNK thông thường và hàng triển lãm, hàng công trình, hàng phát chuyển nhanh; giao nhận vận chuyển từ cửa tới cửa, thông qua đại lý giao nhận; đóng gói, bốc xếp, bảo quản và lưu giữ hàng hóa trong kho của tổ chức giao nhận; thay mặt chủ hàng làm thủ tục khai báo hải quan, mua bảo hiểm và các thủ tục khác liên quan đến giao nhận hàng hóa.


* Dịch vụ tư vấn pháp luật

Dịch vụ này bao gồm dịch vụ đặt yêu cầu, đàm phán kinh doanh, cung cấp thông tin pháp luật về thuế, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, hải quan, hướng dẫn thủ tục lập các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương; tư vấn lựa chọn công nghệ, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp khi có tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trước tòa án và trọng tài kinh tế. Hiện nay cả nước có 25 công ty luật trong nước, hơn 200 văn phòng và trung tâm tư vấn, 25 công ty luật nước ngoài và 42 chi nhánh công ty luật nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù đã có bước phát triển nhất định về số lượng, nhưng có thể nói, chất lượng tư vấn của các tổ chức tư vấn trong nước còn rất hạn chế, kinh nghiệm tư vấn ít. Những hạn chế này cũng là nguyên nhân tại sao còn ít doanh nghiệp XNK tìm đến các chuyên gia tư vấn. Do khó khăn về tài chính, nên chi phí bình quân cho dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trong giá thành của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung còn thấp, trong đó phần lớn dành cho các dịch vụ buộc phải sử dụng như vận tải, ngân hàng, kế toán. Những dịch vụ mới như nghiên cứu phát triển (R&D), tiếp nhận công nghệ mới, quảng cáo, tiếp thị, thông tin thị trường, bảo hiểm còn chiếm tỷ trọng hết sức khiêm tốn. Việc hiểu và sử dụng dịch vụ trong hoạt động XNK của doanh nghiệp là rất cần thiết, vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời giảm thiểu mọi rủi ro nhất là đối với các thị trường mới, các doanh nghiệp cần sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu một cách hợp lý.


KẾT LUẬN

Luận văn đã giới thiệu được một cách chung nhất về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và vị thế của các nước GCC so với một số khu vực khác trên thế giới. Luận văn đã đánh giá quan hệ hợp tác ngoại giao - kinh tế giữa Việt Nam với các nước GCC đang trên đà phát triển. Từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước GCC, có nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam với các nước GCC đã thăm viếng qua lại nhau. Đây là sự mở cửa, tạo tiền đề cho quan hệ kinh tế và đặc biệt trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ ngoại giao, lao động và đầu tư sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC. Trong đó các thị trường UAE, Arập Xêút, Côoét là những thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Về quan hệ thương mại, luận văn đã đánh giá thực trạng chung của thị trường các nước GCC gồm kim ngạch xuất nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng của thị trường khu vực này. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích quan hệ thương mại của ba thị trường trọng điểm của Việt Nam như thị trường UAE, Arập Xêút và Côoét. Từ việc đưa ra thực trạng về kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng, luận văn cũng đã trình bày những đặc điểm chính sách thương mại của ba thị trường trọng điểm này. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có những thông tin tiếp cận tốt hơn để xâm nhập vào thị trường các nước GCC. Về kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam với các nước GCC trong năm 2006 mới chỉ đạt 612,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,75% so với tổng kim ngạch thương mại Việt Nam với thế giới. Tỷ trọng này là quá nhỏ so với tiềm năng quan hệ thương mại của hai bên. Điều đó cho thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC còn rất hạn chế. Trong ba thị trường thương mại trọng điểm các nước GCC, thị


Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 17

trường Côoét là thị trường lâu đời nhất, Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Côoét là lớn nhất các nước GCC trong giai đoạn 2002 -2006, đạt 1136,3 triệu USD; lớn thứ hai là thị trường UAE, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với thị trường này trong giai đoạn 2002 – 2006 đạt 777,84 triệu USD; lớn thứ ba là thị trường ArậpXêút, tổng kim ngạch trong giai đoạn 2002 – 2006 đạt 487,8 triệu USD. Về cơ cấu mặt hàng, do cơ cấu nền kinh tế của các nước GCC là tương đối giống nhau, đây là những nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, lĩnh vực nông nghiệp kém phát triển. Do đó, các nước GCC là thị trường nhập khẩu lớn và lâu dài các mặt hàng nông sản và tiêu dùng. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việt Nam cũng nhập khẩu từ các nước GCC các mặt hàng thiết yếu cho sự phát triển công nghiệp như dầu lửa, phân Ure, chất dẻo và các sản phẩm hóa dầu khác vv…Có thể nói, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC hết sức thiết thực, bổ sung cho những thiếu hụt của nhau. Xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế so sánh. Đây là quan điểm chính trong các lý luyết về thương mại quốc tế.

Từ việc đánh giá thực trạng trong kim ngạch xuất nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC, luận văn đã đưa ra những mặt đã đạt được trong quan hệ thương mại giữa hai bên được kể đến như sau: Thứ nhất, thị trường GCC là thị trường giàu có trong khu vực Trung Đông, là thị trường dễ tính, tự do về lao động và hàng hóa; thứ hai, quan hệ ngoại giao Việt Nam - GCC có nhiều bước phát triển tích cực, nhiều phái đoàn cấp cao hai bên đã thăm viếng nhau, mở đường tiếp xúc cho các doanh nghiệp hai bên; thứ ba, Việt Nam đã ký được các Hiệp định thương mại với các nước chủ chốt GCC; thứ tư, các nước GCC áp dụng hầu hết mức thuế nhập khẩu bằng không cho các mặt hàng nông sản, gồm phần lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam; thứ năm, Việt Nam đã xác định thị trường


Dubai của UAE là thị trường bàn đạp trọng điểm trong các nước GCC; thứ sáu, Đảng và nhà nước đã có những nhìn nhận tích cực hơn trong quan hệ hợp tác với các thị trường mới như châu Phi và Trung Đông. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nhận được những hỗ trợ của chính phủ để thâm nhập vào các thị trường mới và chứa nhiều rủi ro như các nước GCC.

Ngoài những mặt đã đạt được kể trên, những hạn chế chủ yếu đang tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai bên phải kể đến như: Thứ nhất, khu vực Trung Đông luôn tiềm ẩn những bất ổn, rủi ro về chính trị; thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin chính xác về thị trường các nước GCC; thứ ba, kim ngạch thương mại và hàng hóa của Việt Nam tại GCC còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé, hơn nữa Việt Nam lại thường nhập siêu; thứ tư, GCC là một thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá của các tập đoàn kinh tế lớn; thứ năm, quan hệ bạn hàng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước bạn chưa nhiều và chưa vững chắc; thứ sáu, hầu hết các hàng hoá của Việt Nam khi đến thị trường này đều phải thông qua một nước thứ ba.

Một số nguyên nhân chính gây ra những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai bên gồm: Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa đủ tầm để thâm nhập và nhảy vào kinh doanh tại các thị trường khó, có độ rủi ro cao, thiếu thông tin như thị trường các nước GCC; thứ hai, nền kinh tế của Việt Nam có xuất phát điểm thấp, lại đang trong giai đoạn chuyển đổi nên tích luỹ nội bộ chưa cao; thứ ba, một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn làm ăn theo kiểu "đánh quả" trong hợp tác với các nước GCC; thứ tư, trong số các Hiệp định đã ký giữa Việt Nam với các nước GCC thì vẫn ở mức các Hiệp định thương mại, thoả thuận theo hình thức Hiệp định thương mại tự do (AFTA(, Tối huệ quốc (MFN) là chưa có; thứ sáu, do điều kiện cách xa về mặt địa lý nên chi phí vận chuyển, chi phí nghiên cứu thị trường cũng như các


hoạt động xúc tiến thương mại khác rất tốn kém; thứ bảy, trong thực tế nhiều doanh nghiệp của GCC thường đề ra yêu cầu là thanh toán chậm, các doanh nghiệp của Việt Nam lại còn hạn chế về nguồn vốn, nên nhiều khi cả hai đều có nhu cầu nhưng kết quả là chưa thực hiện được; thứ tám, tâm lý của các nhà lãnh đạo cũng như của các doanh nghiệp thuộc các nước GCC là thường muốn làm ăn với các nước giàu và sự thâm nhập của Việt Nam vào thị trường này là muộn.

Trên đây là đánh giá về những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân đang tồn tại trong việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với khu vực thị trường GCC. Để thâm nhập thành công vào thị trường này cần phải có các chiến lược cụ thể với thị trường đối với nhà nước và các doanh nghiệp của Việt Nam. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về phía nhà nước và doanh nghiệp Việt nam để tăng cường hơn nữa trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC, đặc biệt là tăng cường xuất khẩu sang thị trường tiềm năng các nước vùng Vịnh này. Có thể kể đến một số giải pháp như sau:

Về phía nhà nước: Giải pháp thứ nhất, tăng cường quan hệ ngoại giao hơn nữa với các nước GCC; thứ hai, tăng cường hiệu quả của quốc gia trong việc phát triển thị trường khu vực GCC; thứ ba, Sử dụng hợp lý các quỹ khuyến khích xuất khẩu theo hướng ưu tiên phát triển các thị trường mới và mặt hàng mới; thứ tư, có chiến lược và phương thức thích hợp để tiếp cận thị trường các nước GCC; thứ năm, đổi mới cơ cấu mặt hàng và phát huy những mặt hàng trưyền thống xuất khẩu sang thị trường các nước GCC; thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), hỗ trợ doanh nghiệp ở cấp Chính phủ.

Về phía doanh nghiệp có thể kể đến một số giải pháp sau: thứ nhất, tiếp cận - phân tích thông tin để thâm nhập thị trường các nước GCC; thứ hai, tăng


cường tiếp xúc với thị trường xuất nhập khẩu mới; thứ ba, nâng cao năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam; thứ tư, chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược thị trường; thứ năm, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.

Với các giải pháp cho những hạn chế đang tồn tại đã nêu trong luận văn, Luận văn kỳ vọng sự phát triển hơn nữa trong quan hệ tiềm năng về kinh tế nói chung và hợp tác thương mại nói riêng giữa Việt Nam với các nước GCC. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng mạnh trong kim ngạch thương mại, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam cả về giá trị và chất lượng, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cạnh tranh được về giá và chất lượng với nước ngoài trên thị trường GCC. Điều này sẽ góp phần làm cân bằng trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC.

Bằng sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, đến nay luận văn đã được hoàn thành. Vì luận văn là mảng nghiên cứu khoa học còn rất mới và ít trong các đề tài nghiên cứu của Việt Nam, các điều kiện thâm nhập vẫn còn hạn chế, các nguồn tư liệu tham khảo ở trong nước và nước ngoài còn rất ít. Do đó, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô giáo trong Hội đồng góp ý để luận văn có điều kiện hoàn thành tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. s¸ch, luËn ¸n, b¸o c¸o:

1. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình kinh tế – chính trị cơ bản của Trung Đông, Đề tài cấp Bộ Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

2. Cục Xúc Tiến Thương mại (2005), Giới thiệu thị trường DUBAI – UAE, NXB Hà Nội, Hà Nội.

3. Lê Quang Thắng (2007), Quan hệ kinh tế quốc tế của Arập Xêút , Đề tài cấp Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Hà Nội.

4. Bộ ngoại giao Việt Nam (2007), Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Hợp tác Việt Nam – Châu Phi – Trung Đông, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Bùi Xuân Lưu – Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

6. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.

B. Bµi b¸o trong t¹p chÝ:

1. Đỗ Đức Định, Từ Thanh Thủy (2005), “Quan hệ Việt Nam – Trung Đông”,

Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (04), Tr. 23-26.

2. Lê Quang Thắng (2007), “Quan hệ Việt Nam – Arập Xêút”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (07), Tr. 35-45.

3. Nguyễn Văn Dần, “Vai trò địa chính trị - kinh tế của Arập Xêút trong tiến trình toàn cầu hóa”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (08), Tr. 46-57.

4. Trần Thị Lan Hương, “Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và những nỗ lực liên kết khu vực”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (24), Tr. 21-27.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022