Thực Hiện Hiệu Quả Nhiệm Vụ Giúp Đỡ Cuộc Kháng Chiến Của Nhân Dân Campuchia, Góp Phần Xây Dựng Liên Minh Chiến Đấu Của Hai Dân Tộc Chống Kẻ Thù


Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo “dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, trong suốt quá trình kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ rồi Trung ương Cục miền Nam đã lãnh đạo thực hiện một cách nhất quán chủ trương của Đảng về giải quyết vấn đề ruộng đất trong khuôn khổ không gây tổn hại cho khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Theo đó, Xứ ủy Nam Bộ rồi Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo tạm cấp ruộng đất của thực dân và việt gian phản động cho dân cày, gia tăng vận động địa chủ hiến điền, vận động nhân dân đấu tranh đòi giảm tô 25%...

Tinh thần dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân Nam Bộ về nhiệm vụ cách mạng ruộng đất được thể hiện rõ trong việc Trung ương Cục miền Nam tạm hoãn rồi quyết định chưa thi hành chủ trương phát động quần chúng đi đến xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân được thông qua tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1953). Chủ trương trên đây của Trung ương Cục miền Nam dựa trên cơ sở điều tra kỹ lưỡng thực tế tình hình nông thôn Nam Bộ rồi đi đến quyết định đầy bản lĩnh: "Trong khi Nam Bộ chưa thi hành chính sách phát động quần chúng thì tất cả những sắc lệnh, nghị định mới của Trung ương, Chính phủ về vấn đề ruộng đất từ sau khi có chỉ thị phát động quần chúng sẽ chưa thi hành ở Nam Bộ."[153; 69, tr. 475].

Hiện thực lịch sử cho thấy, việc thực thi chính sách ruộng đất một cách rất sáng tạo của Trung ương Cục miền Nam đã bảo đảm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thu hút nhân tâm, tập hợp và phát huy mọi tiềm lực trong nhân dân phục vụ kháng chiến. Việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng ở Nam Bộ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm của nông dân với cách mạng, làm cho sự gắn bó giữa nông dân với Đảng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng trở nên tình sâu nghĩa nặng, làm cho khối liên minh công nông được tăng cường vững chắc, không có sức mạnh phản động nào phá vỡ được [214; 219;].


3.1.3.4. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia, góp phần xây dựng liên minh chiến đấu của hai dân tộc chống kẻ thù chung

Được Trung ương Đảng phân công trực tiếp giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam xác định nhiệm vụ “giúp bạn là mình tự giúp mình” trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thủy chung. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương miền Nam từng bước cùng và giúp nhân dân Campuchia xây dựng từ những cơ sở kháng chiến đầu tiên, đội ngũ cán bộ, tổ chức Đảng, Mặt trận, đến xây dựng lý luận, đường lối, và thường xuyên củng cố tổ chức Đảng ở Campuchia, lập Ban Cán sự Cao Miên, và hệ thống Ban sự miền cho Cao Miên để mở rộng phạm vi hoạt động cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng.

Chính cương của Đảng được thông qua tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2-1951) ghi rõ: "Dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với hai dân tộc Miên, Lào và hết sức giúp đỡ hai dân tộc ấy cùng nhau kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng cho tất cả các dân tộc Đông Dương... Nhân dân Việt Nam trên lập trường lợi ích chung mà hợp tác lâu dài với hai dân tộc Miên, Lào trong kháng chiến và sau kháng chiến"[66, tr.441-442]. Trung ương Cục miền Nam phân công đồng chí Nguyễn Đức Thuận, nguyên là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác trên địa bàn Campuchia, tham gia Ban Cán sự. Trong quá trình hoạt động, Trung ương Cục miền Nam luôn nắm sát tình hình, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoặc giải đáp những vấn đề khúc mắc của Ban sự Cao Miên, quán triệt cho các cán bộ đảng viên rõ bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Cao Miên làm nghĩa vụ quốc tế giúp dân tộc và nhân dân Cao Miên. Đội ngũ cán bộ Đảng ở Cao Miên có sự trưởng thành, tiến bộ về nhiều mặt, phát triển được nhiều cơ sở Đảng trong nhân dân Cao Miên; nắm bắt được những vấn đề lớn như tình hình giai cấp xã hội, vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng bộ đội, du kích địa phương; thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề


dân tộc: “Cách mạng Miên cốt tử do người Miên”, góp phần tăng cường mối quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

hệ Việt- Miên- Lào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Với những định hướng đúng đắn, chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Ban Cán sự Đảng ở Campuchia đảm đương được nhiệm vụ giúp bạn lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Campuchia đồng thời xây dựng Đảng bộ Việt kiều tại Campuchia, chuẩn bị các điều kiện giúp cách mạng Campuchia thành lập Đảng nhân dân Khơme.

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 17

3.1.3.5. Hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến

Cùng với xây dựng tổ chức cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ở Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam chú trọng và tích cực thực hiện công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng thống nhất ở Nam Bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng ở Nam Bộ được nâng lên. Vượt qua sự ruồng bố của kẻ thù, hệ thống tổ chức của Đảng ở Nam Bộ được củng cố từ Trung ương đến cơ sở theo 5 cấp và được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình chiến trường Nam Bộ.

Trên cơ sở quy định của Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã trực tiếp chỉ đạo cuộc công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chỉnh huấn ở các cấp bộ Đảng Nam Bộ với mục tiêu kiên quyết giữ vững kỷ luật Đảng, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên, tích cực sửa chữa những sai lầm trong chỉ đạo thực hiện chiến tranh nhân dân. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam thường xuyên tiến hành tổng kết những thành tựu và chỉnh đốn những hạn chế, sai lầm trong công tác chỉnh huấn, đồng thời đẩy mạnh công tác này theo đúng chủ trương của Trung ương Đảng trên địa bàn Nam Bộ.

Hệ thống tổ chức Đảng được xây dựng trong vùng các đô thị, trong những vùng tôn giáo phức tạp: Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng trên toàn địa bàn Nam Bộ.


Xây dựng, củng cố và bảo vệ thành công hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Bộ là một thành công lớn của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, là một nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ.

3.1.4. Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có một số hạn chế, thiếu sót

3.1.4.1. Công tác xây dựng tổ chức, bộ máy và nhân sự của Xứ ủy Nam

Bộ trong thời đầu còn lúng túng

Chủ trương duy trì Xứ ủy Nam Bộ là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ. Tuy nhiên, trong thời gian 1945 - 1946, việc củng cố Xứ ủy còn bộc lộ nhiều lúng túng cả về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự.

Như đã trình bày, trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, tại Nam Bộ hình thành hai đầu mối lãnh đạo đều tự nhận là Xứ ủy Nam Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương. Mâu thuẫn hai Xứ ủy khá sâu sắc, thậm chí dẫn đến xung đột, gây đổ máu giữa lực lượng của hai bên tại Bốt Tân Bình (tỉnh Gia Định) trong ngày Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn - Nam Bộ 25-8-1945. Đến ngày thực dân Pháp gây hấn tại Sài Gòn, mâu thuẫn trong nội bộ những cán bộ chủ chốt tại Nam Bộ vẫn chưa được giải quyết. Để giải quyết hạn chế trên đây của nội bộ Đảng bộ Nam Bộ, rất cần tiến hành ngay một đợt phê bình và tự phê bình theo tinh thần tự chỉ trích Bônsêvích. Cuộc phê bình đó cần đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, qua đó khắc phục những nghi ngờ và định kiến, thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động dựa trên nhiệm vụ chính trị là xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, phát động và lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, trên thực tế, Hội nghị Đảng bộ Nam Bộ tổ chức tại Cầu Vĩ (Mỹ Tho), ngày 15-10-1945, do đồng chí Hoàng Quốc Việt- Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trì, đã giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng bộ Nam Bộ bằng biện pháp tổ chức đơn thuần là tuyên bố giải thể hai Xứ ủy, lập Xứ ủy lâm thời, gồm những đồng chí từ Côn Đảo về


và một số ủy viên là thành viên của hai Xứ ủy “Tiền Phong” và Xứ ủy “Giải Phóng”. Hội nghị Xứ uỷ mở rộng tại Thiên Hộ (Mỹ Tho), ngày 25-10-1945, có đặt ra vấn đề vấn đề củng cố Đảng nhằm xây dựng một tổ chức Đảng thống nhất, đảm đương trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Tuy nhiên, việc củng cố cơ quan lãnh đạo cấp Xứ cũng chỉ dừng lại ở việc phân công đồng chí Lê Duẩn làm nhiệm vụ Bí thư Xứ ủy lâm thời thay đồng chí Tôn Đức Thắng và phân công lĩnh vực, phạm vi phụ trách cho các Xứ ủy viên. Việc định nguyên tắc, cơ chế làm việc của Xứ ủy như thế nào chưa được đặt ra.

Do hoàn cảnh kháng chiến, do các Xứ ủy viên phân tán, tồn tại những vướng mắc nội bộ, nên Xứ ủy gặp rất nhiều khó khăn trong lãnh đạo và điều hành phong trào kháng chiến. Trong bối cảnh đó, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Xứ ủy lại được Trung ương điều động ra Bắc, nên đầu năm 1946, Xứ ủy chỉ trên danh nghĩa. Việc thiếu vắng sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo cấp xứ làm cho tình trạng nghi kỵ, định kiến, mất đoàn kết, tàn tích “Việt Minh cũ”, “Việt Minh mới” trong Đảng bộ Nam Bộ có xu hướng phát triển, gây nguy cơ lớn đối với phong trào kháng chiến ở Nam Bộ.

Tình trạng trên chỉ được giải quyết khi Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở một cuộc cải tổ toàn diện Đảng bộ Nam Bộ, tiến hành đồng bộ các biện pháp tư tưởng và tổ chức, đề cao kỷ luật Đảng, lập "Uỷ ban cải tổ Đảng Nam Bộ" làm nhiệm vụ cải tổ và chấn chỉnh Đảng bộ Nam Bộ, lập Xứ ủy lâm thời. Dưới sự chỉ đạo sát sao, kiên quyết và triệt để của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đến cuối năm 1946, nội bộ Đảng bộ Nam Kỳ đi vào ổn định, tạo điều kiện Xứ ủy lâm thời thành lập vào tháng 11- 1946, do đồng chí Phạm Hùng làm Bí thư, là cơ sở tiến tới thành lập Xứ ủy chính thức vào tháng 12-1947.

Hiện thực lịch sử cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến những lúng túng và hạn chế trong xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ trong thời gian 1945-1946 là thiếu một phương pháp phù hợp, thiếu sự chỉ đạo trực tiếp, khẩn trương và triệt để của Ban Thường vụ Trung ương. Cũng cần thấy rằng,


cùng với những hạn chế về công tác tổ chức, công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp xứ ở Nam Bộ còn hạn chế trong công tác cán bộ. Việc đánh giá và bố trí nhiệm vụ đối với một số cán bộ từng có vai trò lãnh đạo, có đóng góp lớn trong quá trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền không thỏa đáng.

3.1.4.2. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có hạn chế, thiếu sót trong giải quyết những vấn đề cụ thể lãnh đạo kháng chiến và chỉ đạo xây dựng Đảng

Trong những năm đầu kháng chiến, việc thiết lập sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với quân đội ở Nam Bộ còn nhiều hạn chế. Trước hiện thực các đảng phái, tôn giáo, tư sản địa chủ tạo dư luận về việc “cộng sản nắm hết bộ đội”, ép Đảng Cộng sản Đông Dương phải nhường bớt quyền lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang, Xứ ủy Nam Bộ tuy nhận thức rõ, “những biểu hiện đó chính là những hình thức đấu giai cấp đấu tranh âm thầm và gay gắt trong nội bộ kháng chiến”, nhưng chưa kịp thời có những chủ trương, biện pháp giải quyết hiệu quả, mạnh mẽ, dẫn đến hậu quả là “những hiện tượng đấu tranh bên trong ấy làm cho chúng ta không kiện toàn được các cấp lãnh đạo tối cao..., làm cho cuộc kháng chiến của chúng ta không tiến lên được về mặt quân sự” [20, tr.17]. Nguyên nhân sâu sa của hạn chế này là Xứ ủy Nam Bộ lúc đầu chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, do đó, vai trò của Đảng trong bộ đội Nam Bộ không được đề cao, hoạt động quân sự Nam Bộ thời gian cuối năm 1945 đầu năm 1946, có hiện tượng tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng.

Công tác chỉnh huấn trong bộ đội chưa được chỉ đạo chặt chẽ. Việc quán triệt tư tưởng chiến tranh nhân dân, trường kỳ, tự lực cánh sinh cũng như chỉ đạo xây dựng tác phong công tác của các cán bộ lãnh đạo quân sự còn nhiều bất cập.

Công tác chỉ đạo thực hiện chính sách ruộng đất, tạm cấp đất đai dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ cũng có khuyết điểm. Một số nơi không nắm vững chính sách ruộng đất đã lấy ruộng đất của phú nông (trước vốn là tá điền được


Chính phủ ta cho mượn đất) chia cho bần cố nông nên gây ra xung đột trong các bộ phận nông dân này. Ở miền Tây, nông dân bị cướp ruộng đất nhiều lần nên không phấn khởi với chủ trương tạm cấp, song Trung ương Cục miền Nam không có sự giải thích kịp thời. Tình hình trên cộng với việc tuyên truyền, vận động nông dân không được thường xuyên, liên tục nên việc tạm cấp ruộng đất, giảm tô không đạt được nhiều hiệu quả chính trị.

Chủ trương xây dựng nền kinh tế, kháng chiến gắn với phá hoại kinh tế địch theo phương châm phát triển kinh tế địch đến đâu phá kinh tế địch đến đấy là đúng đắn, song trên trên thực tế việc phá kinh tế địch chưa thật sự hiệu quả. Năm 1951, việc tổ chức quán triệt tư tưởng trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh cho các cấp bộ Đảng, cho cán bộ, đảng viên của Trung ương Cục thiếu sâu sắc nên dẫn đến tư tưởng“ ăn to đánh lớn", nhiều nơi có khuynh hướng tách hoạt động vũ trang với các cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị, dân sinh của quần chúng..

Bên cạnh những thành tựu về tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết kháng chiến, công tác xây dựng Mặt trận Việt Minh, Liên Việt, củng cố các đoàn thể quần chúng ở Nam Bộ bộc lộ nhiều hạn chế. Tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân trong nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn trong nhiều thời điểm chưa được Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam quan tâm đúng mức nên phong trào đấu tranh không ổn định, có lúc giảm sút nặng; số lượng công đoàn viên trong các tổ chức công đoàn cũng giảm, thậm chí để gián điệp của địch chui vào phá hoại tổ chức.

Trong lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng Đảng, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam cũng có những hạn chế, khuyết điểm. Ngoài những hạn chế trong công tác xây dựng tổ chức, công tác tư tưởng của Xứ ủy lâm thời những năm 1945-1946 như đã đề cập, trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng kể từ sau khi được thành lập Xứ ủy Nam Bộ chính thức cũng bộc lộ một số khuyết điểm. Ở một số thời điểm, các biểu hiện hữu khuynh, như sợ hãi trước sự đe dọa


của kẻ thù, buông lơi vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến..., hoặc “tả” khuynh, như biệt phái, không đánh giá đúng khả năng của các đảng phái dân chủ tiến bộ, không mở rộng được Mặt trận đoàn kết kháng chiến..., xuất hiện trong trong các Đảng bộ, song, chậm được Xứ ủy Nam Bộ quan tâm chỉ đạo khắc phục. Công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên, đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận và chính trị cho cán bộ, đảng viên chưa thật sự được coi trọng, đẫn đến trình trạng nhiều cán bộ mắc bệnh địa phương, bản vị, hẹp hòi, hiếm khích nội bộ.... Sau khi Trung ương ban hành Chỉ thị tạm ngừng phát triển Đảng (14-9- 1950), ở Nam Bộ đã nảy sinh những biểu hiện không đúng với tinh thần của Trung ương Đảng: có nơi không phát triển đảng viên, có nơi kết nạp chỉ chú ý thành tích hoạt động bề nổi... dẫn đến việc kết nạp cả những đảng viên không đủ phẩm chất và năng lực. Hạn chế này có nhiều nguyên nhân, song có nguyên nhân từ sự lãnh đạo thiếu sâu sát và kịp thời của Xứ ủy Nam Bộ.

Đối với Trung ương Cục, năm 1951, trước các thủ đoạn, âm mưu và hành động khủng bố của địch, một bộ phận cán bộ, đảng viên lúng túng, xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động, song, Trung ương Cục không kịp thời tiến hành công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên, nên dẫn đến hiện tượng một số lượng đảng viên ra đấu thú, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.

Những hạn chế, khuyết điểm trên của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có nhiều nguyên nhân, song, nguyên nhân cơ bản là cuộc kháng chiến diễn ra rất quyết liệt, nhiệm vụ chính trị nặng nề, xa Trung ương, nhiều vấn đề đặc thù ở Nam Bộ cần phải có thời gian để nắm bắt và xử lý, cán bộ chủ chốt thiếu điều kiện nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ lý luận, chính trị.

3.1.4.3. Trung ương Cục miền Nam chưa chủ động đề xuất duy trì cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương tại miền Nam trong bối cảnh đế quốc Mỹ ráo riết thay chân Pháp ở miền Nam, phong trào cách mạng gặp nhiều bất lợi

Hiệp định Giơnevơ được ký kết, nhưng cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân mới hoàn thành trên nửa nước, từ vĩ tuyến 17 trở vào, đồng bào, đồng chí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022