Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật phương Tây vào Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII - 16

các nước châu Âu trong những thế kỷ sau đó.

Quá trình đầu tiên này đã tạo ra sự thay đổi về lượng, từ đó mới là tiền đề dẫn đến sự thay đổi, biến đổi về chất trong tư duy, nhận thức của một bộ phận nhỏ người Việt. Đó là sự bước chuyển biến từ tư duy tầm nhìn bó hẹp trong phạm vi của khu vực sang cái nhìn mở rộng ra toàn thế giới. Hay nói một cách khác, trong những thế kỷ trước, chúng ta chỉ học hỏi và tiếp thu các tri thức khoa học, kỹ thuật của trên bình diện khu vực, quốc gia. Sự có mặt của người phương Tây cùng với khoa học, kỹ thuật của họ đã đã khiến cho tư tưởng nhận thức của người Việt Nam bắt đầu có sự hướng đến châu Âu, phương Tây. Sự thay đổi cách nhìn nhận trong tư duy chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến cho các tri thức khoa học, kỹ thuật phương Tây từng bước xâm nhập vào xã hội Đại Việt. Và cũng chính điều đó đã tạo ra sự biến đổi trong tình hình khoa học, kỹ thuật cũng như kinh tế - xã hội Việt Nam. Đồng thời, đây là tiền đề, nền tảng tạo ra tâm thế ứng đối và việc thích ứng, thích nghi với các tri thức khoa học, kỹ thuật cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

4. Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật phương Tây vào Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực, cũng tạo ra những hạn chế và hệ quả không mong muốn

Ta nhận thấy, mục tiêu du nhập các tri thức khoa học, kỹ thuật phương Tây từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII chứa đựng nhiều yếu tố thực dụng, việc tiếp nhận đó chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực khoa học, kỹ thuật quân sự nhằm phục vụ lợi ích trước mắt cho các cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa nội bộ các tập đoàn phong kiến. Điều đó vô hình chung đã gây ra sự mất cân đối trong cơ tầng kinh tế - xã hội. Hơn nữa, việc xây dựng hàng chục thành trì, đóng những con thuyền lớn… theo kiểu phương Tây đòi hỏi phải huy động một lượng lớn sức người, sức của. Điều đó đã tạo nên một áp lực kinh tế nặng nề đối với quốc khố các vương triều phong kiến, gây áp lực nặng nề và tâm lý phẫn nộ đối với tầng lớp nhân dân lao động.

Mặt khác, các tri thức khoa học, kỹ thuật khác trong thế kỷ XVI – XVIII

cũng được du nhập vào Việt Nam như thiên văn học, y học, sửa chữa, chế tạo đồng hồ… nhưng cũng chỉ nhằm phục vụ cho một bộ phận nhỏ các tầng lớp trên trong xã hội, đội ngũ giai tầng tiếp nhận và học hỏi các tri thức này cũng rất hạn chế. Trong khi đó, nhân dân là đối tượng đông đảo, là giai tầng chiếm số lượng lớn trong xã hội nhưng không phải là đối tượng thụ hưởng chính.

5. Nghiên cứu quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật phương Tây vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, ta nhận thấy, nếu so sánh với các nước khác trong khu vực như Nhật Bản thì quá trình du nhập các tri thức khoa học, kỹ thuật phương Tây của các nước này diễn ra trong cùng một thời điểm với Việt Nam, đó là khi bắt đầu có sự tương tác, kết nối Đông – Tây mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù việc tiếp nhận diễn ra đồng thời nhưng các nước khác nhờ tiếp nhận các thành tựu này mà có sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế - xã hội và thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, nhưng Việt Nam thì ngày càng suy yếu và bị biến thành thuộc địa. Lý giải nguyên nhân này có lẽ phần nhiều xuất phát từ nền tảng cơ tầng kinh tế - xã hội ở mỗi nước. Ở Nhật Bản, bên cạnh bộ phận kinh tế nông nghiệp cũng bắt đầu có sự hình thành mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa và phần lớn các giai tầng trong xã hội đều biết chữ. Trong khi đó, ở Việt Nam, bộ phận kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm giữ vai trò quan trọng, nông dân vẫn là giai tầng có số lượng đông đảo nhất và phần đông những người trong số họ đều mù chữ, hơn nữa trong xã hội mầm mống tư bản chủ nghĩa vẫn chưa được hình thành.

Ngoài ra, ở Nhật Bản có một bộ phận tầng lớp vừa đồng thời làm chính trị lại vừa tham gia vào hoạt động kinh tế (samurai), trở thành những nhà tư bản nên tư duy tầm nhìn của họ thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến việc tiếp nhận các tri thức khoa học, kỹ thuật. Trong khi đó, ở Việt Nam, mầm mống tư bản chủ nghĩa vẫn chưa được hình thành, việc buôn bán chỉ mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, giai tầng lãnh đạo như vua chúa, quan lại mong muốn phát triển hoạt động trao đổi buôn bán chỉ để nhằm thu thuế, kiếm lời và do mong muốn nhận

được những tặng phẩm từ các tàu buôn phương Tây, tầm nhìn của họ phần lớn không hướng đến việc tiếp nhận và thực hiện các hoạt động khoa học, kỹ thuật.

Bên cạnh đó, ở Nhật Bản, do bối cảnh đất nước không có chiến tranh nên Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi để tập trung vào việc tiếp nhận các tri thức khoa học, kỹ thuật. Còn ở Việt Nam, bối cảnh chính trị phức tạp xuyên suốt từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, thậm chí sang thế kỷ XIX đã khiến cho đất nước bị tàn phá, tiềm lực kinh tế kiệt quệ. Quan trọng nhất, việc tiếp nhận các tri thức khoa học, kỹ thuật ở Nhật Bản mang tính chất toàn diện, trong khi đó, ở Việt Nam chỉ tập trung chủ yếu vào các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự để phục vụ các cuộc nội chiến trong nước, các thành tựu khoa học, kỹ thuật khác không thực sự được chú trọng tiếp nhận. Hay nói cách khác, một bên thì thực sự quan tâm tiếp nhận, một bên thì thực dụng trong lối suy nghĩ nhận thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Vậy nên tác giả cho rằng, đây là những nguyên nhân lý giải tại sao cùng một thời điểm du nhập các tri thức khoa học, kỹ thuật phương Tây, Nhật Bản lại có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật, thoát khỏi bối cảnh lịch sử tất yếu của khu vực. Trong khi ở Việt Nam, nền khoa học, kỹ thuật vẫn lạc hậu, không tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế - xã hội và cuối thế kỷ XIX như một xu thế tất yếu Việt Nam trở thành đối tượng nhòm ngó của đế quốc thực dân và cho đến năm 1884 Việt Nam là một trong những quốc gia bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật phương Tây vào Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII - 16


I. Nguồn tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế xã hội Việt Nam duới các vua triều Nguyễn, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Ánh (2015), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. J. Barrow (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793),

Nxb Thế giới, Hà Nội.

4. Đỗ Bang, Hà Minh Hồng (2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thuận Hóa, Huế.

5. Đỗ Bang (2011), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

6. Cristophoro Borri (2014), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

7. Cristoforo Borri (2003), “Những người châu Âu đã thấy Huế xưa”, In trong Những người bạn cố đô Huế, Tập 18, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 330 – 517.

8. Thomas Bowyear (1998), “Những người châu Âu đã thấy Huế xưa”,

Những người bạn cố đô Huế, Tập 7, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 229 – 289.

9. L. Cadière (1997), “Những người Âu đã thấy Huế xưa: Linh mục de Rhodes”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 208 – 227.

10. L. Cadière (1997), “Những người Âu đã thấy Huế xưa: Brossard de Corbigny”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 345 – 373.

11. L. Cadière (1998), “Những người Pháp phục vụ Gia Long: Lăng mộ của de Forcant”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 5, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 69 – 81.

12. L. Cadière (1998), “Những người Pháp phục vụ Gia Long”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 118 – 167.

13. L. Cadière (2001), “Những người Pháp phục vụ Gia Long”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 7, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 177 – 222.

14. L. Cadière (2001), “Một chuyến đi thuyền ven biển Nam Kỳ vào thế kỷ XVII”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 8, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 49 – 63.

15. L. Cadière (2001), “Một số nét về đoàn công binh tạo tác An Nam”,

Những người bạn cố đô Huế, Tập 8, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 382 – 389.

16. L. Cadière (2001), “Những người Pháp phục vụ Gia Long”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 9, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 176 – 213.

17. L. Cadière (2002), “Khu vực hổ quyền: J. Jean de la Croix và các tu sĩ dòng Tên đầu tiên”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 10, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 412 – 441.

18. L. Cadière (2002), “Phường trường súng”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 12, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 208 – 272.

19. L. Cadière (2003), “Những người Âu đã thấy Huế xưa: Mục sư de Choisy”,

Những người bạn cố đô Huế, Tập 16, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 239 – 277.

20. L. Cadière (2003), “Những người Âu đã thấy Huế xưa: Gemelli Careri”,

Những người bạn cố đô Huế, Tập 17, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 410 – 448.

21. Bùi Hạnh Cẩn (1978), “Ý đồ và hoạt động của các giáo sĩ nước ngoài trên đất Việt Nam thế kỷ 17-18”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2 (179), tr.28– 40.

22. Lm Trương Bá Cần (chủ biên) (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

23. Jean Baptiste Chaigneau (2002), “Biên khảo về xứ Đàng Trong”,

Những người bạn cố đô Huế, Tập 10, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 259 – 291.

24. Phan Trần Chúc (1953), Bùi Viện với chính phủ Mỹ, lịch sử ngoại giao thời Tự Đức, Nxb Chính ký, Hà Nội.

25. Phan Trần Chúc (2000), Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

26. Việt Chương (2001), Thời Nam - Bắc triều (Trịnh - Nguyễn phân tranh), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

27. H. Cosserat (1998), “Những người Pháp phục vụ Gia Long”, Những

người bạn cố đô Huế, Tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 168 – 211.

28. H. Cosserat (2006), “Chín khẩu thần công ở kinh thành Huế, những chi tiết bổ sung”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 19, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 220 – 238.

29. H. Cosserat (2006), “Kinh thành Huế bản đồ học”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 20, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 5 – 110.

30. William Dampier (2011), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, Nxb Thế giới, Hà Nội.

31. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập c c công trình đã công bố, Tập 2, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

32. Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

33. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học, Hà Nội.

34. Lê Quý Đôn (2006), Vân đài oại ngữ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

35. Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

36. Nguyễn Mạnh Dũng (2013), “Ý thức về sức mạnh, an ninh biển của Nguyễn Ánh - Gia Long (qua một số tư liệu phương Tây)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9 (162), tr. 3 – 11.

37. Nguyễn Mạnh Dũng (2011), “Về hoạt động thương mại của công ty Đông Ấn Pháp với Đại Việt (nửa cuối thế kỷ XVII - đến giữa thế kỷ XVIII)”, In trong cuốn Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 337 – 250.

38. Nguyễn Mạnh Dũng (2015), Về tình hình ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVIII, In trong cuốn Việt Nam truyền thống kinh tế - văn hóa biển, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 365 – 386.

39. Nguyễn Mạnh Dũng (2011), Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX - Nguy n nhân và hệ quả, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, ĐH KHXH NV, ĐHQGHN.

40. Nguyễn Mạnh Dũng (2015), “EFEO trong lịch sử khoa học và công nghệ Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2 (466), tr. 18 – 33.

41. Gaide (2001), “Y học châu Âu tại An Nam xưa và nay”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 8, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 283 – 314.

42. Gaide (2002), “Vài nét về các thầy thuốc của phái bộ và tòa khâm Pháp tại Huế”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 10, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 297 – 315.

43. Bùi Thị Hà (2014), “Sự phổ biến y học Pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, số 451, tr. 59 – 61.

44. D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Hoàng Xuân Hãn (1982), Lịch và lịch Việt Nam, Tập san KHXH Paris.

46. Thái Nhân Hòa (1999), Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

47. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2001), “Những vấn đề lịch sử Việt Nam”, In trong Nguyệt san Xưa & Nay, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

48. J. Honey (1999), “Việt Nam vào thế kỷ 19 qua hồi ký của John White, John Crawful, George Gibson”, Tạp chí nghiên cứu Huế, Tập 1, Trung tâm nghiên cứu Huế, tr. 209 – 227.

49. Patrick J. Honey (2002), “Việt Nam vào thế kỷ XIX qua hồi ký của Edward Brown và Trương Vĩnh Ký”, Tạp chí Nghiên cứu Huế - Tập 2, Trung tâm nghiên cứu Huế, tr. 130 – 149.

50. Nguyễn Hồng (1959), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Quyển 1 - các Thừa sai Dòng Tên, 1615 - 1665, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

51. Nguyễn Hồng (2009), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Quyển 2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

52. Dương Văn Huy (2015), “Chính sách hướng biển của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỷ XVI - XVIII”, In trong cuốn Việt Nam truyền thống kinh tế - văn hóa biển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 420 – 446.

53. Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX, Nxb Hội sử học Việt Nam, Hà Nội.

54. Nguyễn Thừa Hỷ (2009), “Những thương nhân Hà Lan đầu tiên đến

Đàng Ngoài và Kẻ Chợ năm 1637”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số4(396),tr.68–79.

55. Nguyễn Quang Hưng (2007), Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

56. Phan Khoang (1696), Xứ Đàng Trong 1558-1777, Nxb Khai Trí, Hồ Chí Minh.

57. Nguyễn Văn Kim (2011), “Xứ Đàng Trong, các mối quan hệ tương tác và quyền lực khu vực”, In trong cuốn Việt Nam trong thế giới Đông Á – Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 451 – 482.

58. Nguyễn Văn Kim (2010), “Ứng đối của chính quyền Đàng Trong với các thế lực phương Tây”, In trong cuốn Việt Nam trong thế giới Đông Á – Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 483 – 511.

59. Nguyễn Văn Kim (2015), “Tri thức về biển và tư duy hướng biển qua một số trước tác của Lê Quý Đôn”, In trong cuốn Việt Nam truyền thống kinh tế

- văn hóa biển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 474 – 494

60. Nguyễn Văn Kim (chủ biên) (2011), Người Việt với biển, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

61. Trần Trọng Kim (2006), Việt Nam sử ược, Nxb Thuận Hóa, Huế.

62. Klein, John (Chủ biên) (2007), “Sư tử và rồng: Bốn thế kỷ quan hệ Hà Lan - Việt Nam”, Nxb Thế giới, Hà Nội.

63. Đặng Mộng Lân (1994), Báo cáo tổng hợp chuy n đề Lịch sử khoa học và công nghệ, Chương trình KX.06 “Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hóa”, Hà Nội.

64. H. Lebris (1997), “Các súng thần công của kinh thành Huế”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 114 – 122.

65. Vò Liêm (1997), “Kinh đô Thuận Hóa (Huế)”, Những người bạn cố đô Huế, Tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 282 – 297.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí