Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học - 13

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Để tất cả GV đáp ứng được các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ theo xu hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay, hoạt động BDGV có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện việc bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt quá trình công tác của GV, với mục tiêu cập nhật, bổ sung kiến thức, tiếp tục đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho GV, giúp GV không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, rộng; thạo nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng GD.

Muốn quản lý hoạt động BDGV có hiệu quả trước hết phải có nhận thức đúng đắn về BDGV. Việc quản lý hoạt động BDGV cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Quản lý hoạt động BDGV ở trường THPT do hiệu trưởng đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên để quản lý hoạt động BDGV có hiệu quả thì cần phải có sự tham gia của các CBQL, GV trong trường đồng thời có sự phối hợp với các lực lượng chuyên gia. Bên cạnh đó muốn quản lý hoạt động BDGV có hiệu quả nhà trường không phải chỉ cần chú trọng vào những biện pháp mang tính hành chính mà cần quan tâm thỏa đáng đến việc áp dụng các biện pháp khác, cung ứng các nguồn lực vật chất một cách hợp lí để có thể khuyến khích mọi GV tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng.

Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động BDGV THPT ở huyện Lý Nhân theo Chuẩn nghề nghiệp cho thấy những thành tựu và hạn chế trong hoạt động này. CBQL, GV nhận thức đúng về vai trò của quản lý hoạt động BDGV trong nhà trường. Hầu hết các trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý. Các trường đã sử dụng một số biện pháp quản lý hoạt động BDGV, tuy nhiên vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

Luận văn đã đề xuất 6 BPQL hoạt động BDGV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học, đó là:

Biện pháp 1: Quán triệt các yêu cầu, các tiêu chuẩn, tiêu chí và cách đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV THPT

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp và phù hợp với nhu cầu của GV

Biện pháp 3: Nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho

GV

Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả bồi dưỡng

năng lực dạy học cho GV

Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, tạo điều kiện cơ sở vật chất và chế độ chính sách khuyến khích hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV.

Các biện pháp này được các ý kiến chuyên gia tán thành, đã kế thừa được những điểm mạnh trong công tác quản lý hoạt động BDGV THPT ở huyện Lý Nhân, đồng thời có những sáng tạo mới. Những biện pháp này nhằm vào giải quyết những vấn đề còn chưa thực hiện tốt trong quá trình quản lý hoạt động BDGV hiện nay với định hướng phát huy vai trò của các tập thể và mọi thành viên trong nhà trường tham gia vào các hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV.

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Tiếp tục mở rộng các hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý, GV về chuẩn hóa nhằm đổi mới nhận thức và nâng cao nhận thức về quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng, quản lý sự thay đổi trong giáo dục.

Xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo chu kỳ nội dung sát hợp với các yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp đã ban hành. Trong giai đoạn trước mắt, đặc biệt chú ý đến rèn năng lực xây dựng môi trường học tập thân thiện, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, năng lực phát triển nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GD &ĐT Hà Nam

Xây dựng các chế tài để nâng cao hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp.

Chỉ đạo các trường THPT thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học GV theo Chuẩn nghề nghiệp cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học GV có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề

nghiệp của toàn thể đội ngũ

Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên, khích lệ GV trong việc nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực dạy học đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học GV theo Chuẩn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng để tăng cường kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng theo Chuẩn.

2.3. Đối với các nhà trường

Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đội ngũ GV, đảm bảo các điều kiện để bồi dưỡng GV có hiệu quả, chất lượng thực.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn cho CBQL, đội ngũ GV để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực dạy học GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .

Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng năng lực dạy học GV so với Chuẩn nghề nghiệp.

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực dạy học theo Chuẩn mà GV của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung.

Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với GV, kịp thời động viên, khích lệ GV nỗ lực phấn đấu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (2015), Tập bài giảng kinh tế học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2011),Dự thảo chiến lược giáo dục 2011-2020. Mạng giáo dục – Education Network.

4. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2010), Công văn số 3408/BGDĐT-GDTrH ngày 15/6/2010về việc Bồi dưỡng về giảng dạy cho giáo viên cấp THCS,THPT.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009),Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nxb Giáo Dục Việt Nam.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.

7. Bộ giáo dục và Đào tạo(2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009),Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

9. C.Mác (1978),Tư Bản, Quyển III tập 2. Nxb Sự thật Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012),Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Chính (2011),Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính(2008),Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD, ĐHGD-ĐHQG Hà Nội.

13. Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học (ban hành kèm theo quyết định số12/2011/QĐ-BGD&ĐT-ngày 28/3/2011).

14. Trần Khánh Đức (2010),Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo Dục Việt Nam.

15. Nguyễn Minh Đường (1996), Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong điều kiện mới. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07 – 14, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (1996), Nghiên cứu con người phát triển vào thế kỉ XXI.

Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX – 07.

17. Phạm Minh Hạc (1984),Tâm lý học giáo dục. Nxb giáo dục Hà Nội.

18. Đặng Xuân Hải (2015),Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Đặng Xuân Hải (2015),Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Kiểm (1997),Quản lý giáo dục nhà trường, Viện khoa học giáo dục.

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Harold Kootz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục-một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

24. Luật Giáo dục (2005). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Luật Giáo dục (2009), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục

26. Hồ Chí Minh (1990),Vấn đề giáo dục. Nxb Giáo dục.

27. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002). Nxb Từ điển Bách điển, Hà Nội.

28. Phạm Viết Vượng (2000),Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29. M.Lkonđakôp (1984), Cơ sở lý luận của Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

30. Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1

SỞ GD&ĐT HÀ NAM PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

Trường: .......................................................... Năm học: ........................................

Họ và tên giáo viên: ...............................................................................................

Môn học được phân công giảng dạy: .....................................................................

(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)


Các tiêuchí

Điểm đạt được

Nguồn minh chứng

1

2

3

4

1

2

3

4

5

6

7

8

* TC 3. Năng lực dạy học













+ tc 1. Xây dựng kế hoạch dạy học





+ tc 2. Bảo đảm kiến thức môn học





+ tc 3. Bảo đảm chương trình môn học





+ tc 4. Vận dụng các phương pháp dạy học





+ tc 5. Sử dụng các phương tiện dạy học





+ tc 6. Xây dựng môi trường học tập





+ tc 7. Quản lý hồ sơ dạy học





+ tc 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của HS





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học - 13

- Tổng số điểm:

-Giáo viên tự xếp loại:

2. Đánh giá chung ( giáo viên tự đánh giá):

a) Những điểm mạnh:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

b) Những điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

c) Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- ...............................................................................................................................

Ngày … tháng … năm …..

Giáo viên

(Ký và ghi rõ họ tên)


Phụ lục 2

SỞ GD&ĐT HÀ NAM PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Trường: .......................................................... Năm học: ..............................

Tổ chuyên môn: ................................................................................................

Họ và tên giáo viên được đánh giá: .................................................................

Môn học được phân công giảng dạy: ...........................................................

1. Đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn:

(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)

Các tiêuchí

Điểm đạt được

Ghi chú

1

2

3

4


* TC 3. Năng lực dạy học






+ tc 1. Xây dựng kế hoạch dạy học






+ tc 2. Bảo đảm kiến thức môn học






+ tc 3. Bảo đảm chương trình môn học






+ tc 4. Vận dụng các phương pháp dạy học






+ tc 5. Sử dụng các phương tiện dạy học






+ tc 6. Xây dựng môi trường học tập






+ tc 7. Quản lý hồ sơ dạy học






+ tc 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của HS






- Tổng số điểm:

- Xếp loại (xuất sắc, khá, TB, kém) :

2. Đánh giá chung của tổ chuyên môn:

a) Những điểm mạnh:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

b) Những điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

c) Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

Ngày … tháng … năm … … Tổ trưởng chuyên môn (Ký và ghi rõ họ tên)


Phụ lục 3

SỞ GD&ĐT HÀ NAM PHIẾU TỔNG HỢP XẾP LOẠI GIÁO VIÊN

CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Trường: .......................................................... Năm học: .................................

Tổ chuyên môn: ..............................................................................................

TT


Họ và tên giáo viên

GV tự đánh giá

Đánh giá của Tổ


Ghi chú

Tổng số

điểm

Xếp loại

Tổng số

điểm

Xếp

loại


















































































































Hà Nam, ngàytháng năm Tổ trưởng chuyên môn

( Ký và ghi rõ họ tên )


Phụ lục 4

SỞ GD&ĐT HÀ NAM PHIẾU XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Trường: .......................................................... Năm học: .................................



TT

Họ và tên giáo viên

GV tự

đánh giá

Xếp loại của tổ

chuyên môn

Xếp loại chính thức

của hiệu trưởng

Ghi

chú






































































































Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí