PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV - 2


DANH MỤC BẢNG


STT

Bảng

Nội dung

Trang


1


Bảng 1.1

Quy trình khuếch trương thương hiệu & Qui

trình nhận biết thương hiệu


29


2


Bảng 3.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các

năm của Công ty


41

3

Bảng 4.1

Bảng quản lý quan hệ báo chí truyền thông

78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV - 2


DANH MỤC HÌNH


STT

Hình

Nội dung

Trang


1


Hình1.1

Tiến trình chuyển đổi những tình huống cơ

bản nhờ hoạt động PR


16


2


Hình 3.1

Biểu đồ Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng doanh

thu, lợi nhuận sau thuế qua các năm


42

3

Hình 3.2

Logo Công ty chứng khoán BIDV

46


MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Thương hiệu là câu chuyện không mới. Mỗi doanh nghiệp, dù to dù nhỏ, dù mới khởi nghiệp hay đã có chỗ đứng vững vàng trên thương trường đều coi thương hiệu là một phần không thể thiếu trong quá trình cạnh tranh, phát triển.Có thể nói thương hiệu chính là bản sắc, là linh hồn của doanh nghiệp, hay nói như Tạp chí Fortune: “Trong thế kỷ 21, thương hiệu sẽ là cách duy nhất để phân biệt các công ty. Giá trị thương hiệu sẽ trở thành tài sản quan trọng nhất”. Chính vì vậy, xây dựng, vun đắp, giữ gìn, khuyếch trương, quảng bá thương hiệu đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực ICT, do tính tiên phong và phổ cập của nó, thương hiệu lại càng trở nên một giá trị nổi bật. Theo đánh giá của Interbrand & BusinessWeek năm 2009, trong số 100 thương hiệu có giá trị lớn nhất trên thế giới, có 22 thương hiệu của ngành ICT và trong 10 thương hiệu có giá trị lớn nhất, có 5 thương hiệu ICT, đó là: IBM, Microsoft, Nokia, Google và Intel.

Đây thực sự là những thương hiệu mà trên khắp thế giới, khi nghe nhắc đến người ta đều có thể ngay lập tức định danh được nó là cái gì mà không cần tìm hiểu nhiều. Là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nhưng mỗi thương hiệu đều vẫn có thể được định giá một cách cụ thể, chẳng hạn, giá trị của thương hiệu IBM được xác định là 60,211 tỷ USD, còn giá trị thương hiệu Microsoft là 56,647 tỷ USD.

Trong lĩnh vực ICT của Việt Nam, chúng ta cũng đã có được những thương hiệu khá nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, gắn với các lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm ICT: di động, Internet, máy tính, phần mềm như: VNPT, Mobifone, Viettel, VDC, FPT… Những năm qua, bản thân các


doanh nghiệp này đã có những bước đi khá nghiêm túc, bài bản trong việc thực hiện chiến lược thương hiệu.

Thừa nhận tầm quan trọng sống còn của thương hiệu đối với các doanh nghiệp nhưng qua sự chia sẻ của các doanh nghiệp, có thể thấy có rất nhiều con đường để làm nên thương hiệu, kể cả thương hiệu quốc tế. Điều quan trọng nhất là ý chí quyết tâm, sự tự tin, năng lực sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là vai trò “bà đỡ” của Chính phủ và sự đoàn kết, hợp lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong công cuộc tấn công ra thị trường nước ngoài.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc quan hệ công chúng tác động đến việc khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV và bằng những kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, tôi xin lựa chọn đề tài: “ PR với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty cổ phần chứng khoán BIDV” làm bài luận văn tốt nghiệp.

Nghiên cứu nhằm đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:

- Cơ sở lý luận quan hệ công chúng, thương hiệu là gì?

- Phương thức nào nâng cao quan hệ công chúng, để khuếch trương được thương hiệu?

- Thực trạng công tác quan hệ công chúng, công tác quan hệ công chúng đã tác động đến việc khuếch trương thương hiệu của Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV như thế nào?

- Những giải pháp để nâng cao công tác quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV là gì?

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích:

Tìm ra giải pháp nâng cao công tác quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu của Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV trong tương lai.

Nhiệm vụ:


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quan hệ công chúng, công tác quan hệ công chúng tác động khuếch trương thương hiệu của công ty và các tiêu chí tạo lập khuếch trương thương hiệu của công ty.

- Nghiên cứu, thu thập số liệu và phân tích số liệu để đánh giá một cách khách quan và hệ thống việc quan hệ công chúng của công ty để thấy thành công, hạn chế, đồng thời phát hiện những nguyên nhân của kết quả đối sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

- Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị nhằm khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV.

3.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu công tác quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu của công ty cổ phần chứng khoán BIDV.

4.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian:Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong luận văn được lấy trong thời gian 3 năm trở lại đây, từ năm 2012 đến năm 2014.

- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện trong phạm vi tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV.

- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung truyền thông, khuếch trương thương hiệu, phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp.

5.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về tình hình hoạt động quan hệ công chúng (PR) là một vấn đề mới mẻ tại Việt Nam. Trên thực tế, đã có nhiều đề tài, luận văn nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt PR cho các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nêu lên một số luận văn, công trình nghiên cứu như :

Quan hệ công chúng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nguyễn Đỗ Quyền, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2006


Đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng bên ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, Lê Văn Cường, Đại học Ngoại Thương, 2007.

Hoạt động quản trị khủng hoảng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thu Thủy, 2009.

Tuy nhiên, nghiên cứu về thực trạng và giải pháp hoạt động công chúng cho công ty chứng khoán Việt Nam thì vẫn chưa có một công trình nào thực hiện. Do vậy, có thể nói đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng hoạt động PR tác động tới việc khuếch trương thương hiệu của Công ty cổ phần chứng khoán BIDV và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động này ở một Công ty chứng khoán Nhà nước mới được cổ phần hóa.

Nắm bắt được tầm quan trọng cũng như tính thời sự, giá trị thực tiễn của vấn đề, tác giả chọn “Quan hệ công chúng (PR) với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV” làm đề tài nghiên cứu của mình.

6.Những đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, trực diện về quan hệ công chúng tác động đến việc khuếch trương thương hiệu tại công ty chứng khoán BIDV.

Làm sáng tỏ lý luận cơ bản về quan hệ công chúng, phát triển thương hiệu gắn với thực tế tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV.

Đúc rút kinh nghiệm về công tác quan hệ công chúng của công ty chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích và đánh giá tình hình thực tế về quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV.

Đưa ra các đề xuất và kiến nghị có giá trị thực tiễn nhằm khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV.

7. Kết cấu của luận văn

- Tên đề tài:


“PR với việc khuếch trương thương hiệu tại công ty cổ phần chứng khoán BIDV”

Kết cấu của luận văn : Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và 4 chương được trình bày như sau :

Phần mở đầu

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về truyền thông, thương hiệu của doanh nghiệp

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác truyền thông tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV

Chương 4. Đề xuất và kiến nghị nhằm khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ TRUYỀN THÔNG, THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP


1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Giới thiệu tổng quan quan hệ công chúng (PR)

1.1.1.1. Bản chất và vai trò

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về quan hệ công chúng.Theo Frank Jefkins, “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng nhằm đạt được những hiểu biết cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau” (Phá vỡ bí ẩn PR, Hà Nội, 2005).

Theo Học viện Quan hệ công chúng của Anh,“Quan hệ công chúng là những hoạt động liên tục, có kế hoạch và thận trọng để thiết lập và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp / tổ chức và công chúng” . Hiệp hội Các viện sỹ Thông tấn PR, Mexico tháng 8/1978 (The World PR Associates) định nghĩa “PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của tổ chức và công chúng”

Các định nghĩa được phát biểu theo khía cạnh khác nhau của PR, nhưng chúng cùng đi đến thống nhất với nhau về những vấn đề cốt lõi của PR, đó là: PR là những nỗ lực một cách có kế hoạch của một cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm thiết lập, duy trì mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng.PR xây dựng thông tin đối thoại hai chiều, tạo sự thông hiểu và ủng hộ của công chúng. PR không chỉ là thông tin một chiều được phát đi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022