Củng Cố Tổ Chức Công Đoàn - Thành Lập Liên Đoàn Cao Su Nam Bộ.

khoán cây. Trước năm 1949, mỗi ngày người công nhân cạo mủ phải cạo 250 cây cao su già hoặc 350 cây non, đến 1950 trở đi, số cây khoán tăng lên 350 cây cao su già hoặc 470 cây cao su non. Mỗi ngày công nhân phải vừa cạo, trút mủ và giao nộp về chủ ít nhất 50 - 60 lít mủ (chế biến được 20 kg mủ Crapie), giá bán 1 tấn mủ ở Sài Gòn lúc bấy giờ là 35.000đ/tấn. Như vậy mỗi ngày người công nhân cạo mủ làm ra cho chủ tư bản là 700đ mà họ chỉ được hưởng 6đ/ngày (kể cả tiền gạo, và các loại thực phẩm khác)[154;6]. Ngoài ra, chủ đồn điền đã tổ chức làm việc theo tổ 4 người, nếu một người nghỉ hoặc bị lính bắt vì bị tình nghi có dính dấp đến Việt Minh thì 3 người còn lại phải làm luôn cả phần của người nghỉ, nhưng lương của ngày đó chỉ được hưởng của ba người. Tiền lương chủ tư bản trả cho công nhân vẫn là đồng lương dưới mức quy định. Nhà cửa của công nhân cơ bản vẫn như các năm trước, hầu hết là tranh, tre, nứa. Chế độ ăn vẫn thiếu dưỡng chất, nhiều bệnh tật phát sinh không được cứu chữa, trẻ em và người lớn đều không có điều kiện học hành, mù chữ.

Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, cơ cực, công nhân cao su không ngừng đấu tranh vì mục tiêu: cơm áo, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Công nhân cao su thoát ly đi kháng chiến ngày càng đông. Phong trào đấu tranh của công nhân tại chỗ phát triển mạnh mẽ. Làng ấp nào cũng có ít nhất một tiểu đội tự vệ làm nòng cốt trong các cuộc phá hoại cao su và diệt ác, trừ gian.

2.2.1.2. Củng cố tổ chức công đoàn - thành lập Liên đoàn cao su Nam Bộ.

Đến năm 1950, về phía Pháp, do cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo dài, nên nước Pháp ngày càng bị Mỹ lũng đoạn, trở thành lệ thuộc Mỹ, phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam trong nhân dân Pháp lan rộng. Thực lực của Pháp bị tiêu hao nhiều, tinh thần binh lính mỏi mệt, chán nản, kinh tế tài chính gặp nhiều khó khăn. Về phía cách mạng, lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt. Lực lượng vật chất mạnh lên, tinh thần chiến đấu cao hơn và ngày càng quyết liệt hơn.

Những chuyển biến mới của cuộc kháng chiến, đòi hỏi tăng cường hơn nữa việc động viên, tập hợp sức người, sức của nhằm đẩy mạnh kháng chiến giành thắng lợi cuối cùng. Trong hoàn cảnh ấy, Đại hội đại biểu công đoàn Việt Nam lần thứ I được triệu tập từ ngày 1 tháng 1 năm 1950 đến ngày 15 tháng 1 năm 1950 tại chiến khu Việt Bắc. Có 200 đại biểu đại diện cho hơn 30 vạn đoàn viên công đoàn ở 1.012 cơ sở trong

cả nước về dự Đại hội. Đại hội vạch rõ nhiệm vụ cụ thể của công nhân và công đoàn ở vùng tự do: “Tăng cường sản xuất về mọi mặt. Đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, tích cực củng cố chính quyền của nhân dân. Tích cực góp phần vào việc xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh…”. Về nhiệm vụ của phong trào công nhân và công đoàn vùng tạm bị chiếm, Đại hội quyết nghị: “ Tích cực phá hoại kinh tế địch, phát triển và giữ vững cơ sở tổ chức công đoàn, các tổ chức rộng rãi của công nhân và tổ chức quân sự trong công nhân là việc chủ yếu để chuẩn bị lực lượng cho tổng phản công…”. “Phát triển mạnh tinh thần đấu tranh của công nhân chống áp bức, bóc lột của giặc… Phong trào công nhân vùng địch tạm chiếm phải liên kết phối hợp chặt chẽ với phong trào các giới khác và sự hoạt động của các cơ quan chính quyền nhân dân… tiến tới đánh đổ giặc khi tổng phản công, làm tròn nhiệm vụ đánh địch từ trong đánh ra.” [8;121].

Sau Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất, Liên đoàn cao su Nam Bộ được thành lập (tháng 6 năm 1950), với trên 15.000 đoàn viên, do Lê Chí Dân làm thư ký. Mỗi tỉnh đều thành lập Liên đoàn cao su trực thuộc Liên hiệp Công đoàn Tỉnh. Liên đoàn đã đưa cán bộ xuống từng đồn điền chỉ đạo xây dựng các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động chủ yếu tại các vùng cao su[8;125].

Được sự tín nhiệm, Lê Sỹ Chuyên nhận nhiệm vụ làm thư ký Liên đoàn cao su Thủ Dầu Một[162;4]. Liên đoàn cao su Thủ Dầu Một đã trực tiếp chỉ đạo các yêu cầu của cuộc kháng chiến của đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một trong tình hình mới. Nó đánh dấu một bước trưởng thành của đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một. Từ đây, hệ thống tổ chức công nhân cao su được chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ.

Ngoài việc xây dựng và củng cố các khâu tổ chức, liên đoàn cao su Thủ Dầu Một đã khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng, củng cố các đại đội cao su, tiếp tục phá hoại cao su. Khẩu hiệu mới được nêu ra là “phá hoại cao su là kháng chiến”. Ngày, công nhân đi cạo mủ. Đêm, công nhân phá hoại cao su. Hình thức phá hoại lúc này là đổ mủ, đốt mủ, đập chén, phá kiềng, phá dụng cụ sản xuất, lãn công đòi cơm áo, đòi độc lập… Phá hoại cao su đã có tác dụng rất lớn. Công tác phá hoại cao su dù là lớn hay nhỏ đều làm cho sản lượng cao su và lợi nhuận của đồn điền giảm. Công tác phá hoại cao su góp phần phá vỡ kế hoạch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của Pháp. Đối với công nhân cao su, “cao su chiến” đã có tác dụng giáo dục họ, đấu tranh là để gìn giữ tài sản mà sau này sẽ thuộc về họ. Đối với giới chủ đồn điền, công tác phá hoại cao su, có tác

dụng thức tỉnh họ, làm cho họ hiểu rằng không thể tiếp tục đối xử tệ đối với công nhân như trước đây được, và không thể xem thường người công nhân như trước được nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

2.2.1.3. Công nhân cao su tích cực chống càn, chống lấn chiếm, và tham gia chiến dịch Bến Cát năm 1950.

Những năm 1948 đến năm 1950, Tướng Đờ La-tua đã cho thực hiện chiến thuật “điểm và đường” trùm lên khắp miền Đông Nam Bộ.

Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 - 1975 - 10

Trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một, tình hình ở hầu hết các vùng cao su và vùng dân tộc ít người trở nên khó khăn. Trên tuyến đường 13, 14, và các tuyến đường Minh Thạnh - Xa Cát, Chơn Thành - Nha Bích, Lộc Ninh - Bù Đốp…, có hàng trăm tua, tháp canh được dựng lên, cách nhau chừng 1 km với nửa tiểu đội lính chiếm giữ. Những cứ điểm ở gần các trung tâm đồn điền Dầu Tiếng, Phước Hoà, Xa Cát, Xa Trạch, Minh Thạnh, Xa Cam, Quản Lợi, Bù Đốp như các chi khu Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh…., là nơi đóng quân và xuất phát hành quân càn quét, đánh phá gây tội ác thường xuyên của Pháp [164;4]. Pháp mở nhiều đợt càn, gom công nhân cao su và người dân tộc thiểu vào sống trong những khu tập trung có hàng rào, cổng gác và lính canh. Hàng ngày, công nhân ra lô đều có lính đi theo soát xét, canh giữ, nhằm phát hiện và ngăn chặn những người cách mạng xâm nhập[143;6].

Để phối hợp chống càn, phá kế hoạch lấn chiếm của Pháp, Liên đoàn cao su Nam Bộ chỉ đạo cán bộ công vận, công nhân ưu tú củng cố, phát triển cơ sở công đoàn, đồng thời phối hợp với lực lượng vũ trang tổ chức tấn công đồn bót ở đồn điền để căng kéo làm giảm áp lực của Pháp đối với vùng căn cứ[143;5].

Tháng 7 năm 1950, phối hợp với chiến dịch biên giới, Bộ tư lệnh Khu 7 mở chiến dịch Bến Cát. Mục tiêu của chiến dịch Bến Cát là đánh hệ thống tháp canh, đồn bót nằm trong phân chi khu Bến Súc, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực Pháp, cắt đứt đường liên tỉnh 14 và đường giải phóng số 7, mở rộng căn cứ địa, mở thông hành lang tiếp tế từ đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gòn lên vùng căn cứ miền Đông. Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trên chiến trường Miền Đông Nam Bộ. Địa bàn chiến dịch có liên quan trực tiếp đến đồn điền Dầu Tiếng và lực lượng công nhân cao su Dầu Tiếng[143;7].

Liên đoàn cao su Thủ Dầu Một, Công đoàn cao su Dầu Tiếng mở đợt vận động công nhân tham gia trên cả hai mặt đảm bảo vật chất và đấu tranh vũ trang, tạo điều kiện cho bộ đội hoạt động trên hướng chính. Hàng trăm công nhân cao su Dầu Tiếng được huy động làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, lương thực cho bộ đội. Du kích các làng công nhân phối hợp với du kích các xã Thanh An, Thanh Tuyền phá 12km đường, cầu cống từ cầu Cần Nôm xuống dốc Lâm Vồ để ngăn chặn khả năng cơ động của địch[143;7].

Đêm ngày 7 rạng ngày 8 tháng 10 năm 1950, chiến dịch nổ súng mở màn ở Bến Súc, Rạch Bắp, Rạch Kiến và dọc đường số 7. Chiến sự bao trùm cả vùng cao su của đồn điền Dầu Tiếng và các sở nhỏ trong vùng, trên đường 13 và đường Bến Cát - Dầu Tiếng. Công nhân cao su Dầu Tiếng kết hợp với đội biệt động bám sát thị trấn, cùng du kích Định Thành vừa phá hoại vừa mở ra những trận đánh nhỏ lẻ, tập kích đồn bót, phá đường, ngăn chặn không cho lính tiếp ứng xuống Bến Súc. Trên Núi Cậu, công nhân cao su đã đốt 20 m3 củi gỗ tạo ra lửa lớn để nghi dụ lính. Sau khi đồn Bến Súc và bót Rạch Kiến bị tiêu diệt, lực lượng kháng chiến bứt rút 17 tháp canh lính Pháp và lính đồn điền chốt dọc đường Rạch Bắp - Dầu Tiếng, bắt giết được tên Xử chiêu hồi chỉ điểm. Lính trong chi khu và bót ở Dầu Tiếng co lại, cố thủ. Du kích về hoạt động tự do trong lô cao su để tuyên truyền vận động công nhân cả đêm lẫn ngày[79;90].

Sau hơn 1 tháng chiến đấu gian khổ hy sinh, chiến dịch kết thúc thắng lợi vào ngày 15 tháng 11 năm 1950. Kết quả, ta diệt 509 tên lính, làm bị thương 155 tên, bắt sống 120 tên, đánh sập hàng chục tháp canh, đồn bót, 12 cầu cống, phả hủy 84 xe quân sự, 5 đầu máy xe lửa, 7 thuyền máy và tàu đổ bộ, thu nhiều vũ khí, đạn dược, trang thiết bị, đồ dùng quân sự, lương thực, thực phẩm…[108;182].

Chiến dịch Bến Cát (năm 1950) đã thực hiện tốt nhiệm vụ tiêu hao sinh lực Pháp, phá đồn bót, tháp canh dọc quốc lộ 13, liên tỉnh lộ 14, đường số 7 và vùng cao su Dầu Tiếng như đã đề ra ban đầu. Thành công của chiến dịch này có phần đóng góp của công nhân cao su Dầu Tiếng. Công nhân cao su đã hỗ trợ lực lượng kháng chiến phá thế bao vây của Pháp xung quanh chiến khu Long Nguyên, khu vực dọc hành lang chiến khu Đ đến chiến khu Dương Minh Châu. Nối thông hành lang vận chuyển tiếp tế cho lực lượng kháng chiến từ miền Tây và Sài Gòn lên các căn cứ Miền Đông, làm cho Pháp choáng váng, bị động cho việc rút quân ra chiến trường Miền Bắc.

Ngay sau chiến dịch Bến Cát, công nhân cao su Thuận Lợi phối hợp với đại đội 3 của tiểu đoàn 903 do Tạ Minh Khâm chỉ huy, tổ chức đánh vào Làng 9 - đồn điền Thuận Lợi, diệt hai trung đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí. Sau trận đánh, hơn 300 công nhân Làng 9 tình nguyện thoát ly về chiến khu Đ [143;5].

Thắng lợi của chiến dịch Bến Cát và trận đánh ở Làng 9 đã giáng một đòn mạnh mẽ vào lực lượng quân sự Pháp trên địa bàn Miền Đông, phản ánh sinh động sự lớn mạnh của các lực lượng vũ trang cách mạng, tạo đà cho phong trào công nhân cao su Dầu Tiếng và các nơi khác tiếp tục phát triển.

2.2.1.4. Công nhân cao su Thủ Dầu Một tích cực tham gia công tác công đoàn, tham gia lực lượng vũ trang tuyên truyền cách mạng

Sau những thất bại liên tiếp ở các chiến trường, quân Pháp ngày càng lâm vào tình thế bế tắc. Nhưng với dã tâm xâm lược, lại được đế quốc Mỹ tiếp cứu, thực dân Pháp tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đối với Miền Đông Nam Bộ, để nhanh chống giành lại quyền chủ động, thực dân Pháp tập trung sức tiến hành “bình định gấp rút, phản công quyết liệt”. Những tháng cuối 1950, đầu năm 1951, Pháp chủ trương tấn công vào căn cứ kháng chiến ở Đông Nam Bộ bằng cả quân sự, chính trị, kinh tế nhằm đè bẹp lực lượng kháng chiến nơi đây, tăng cường bóc lột vơ vét sức người, sức của cung ứng cho chiến tranh, lấn chiếm các vùng tự do ngăn chặn liên lạc vận chuyển tiếp tế từ đồng bằng sông Cửu Long lên các chiến khu đầu não ở Miền Đông Nam Bộ.

Sang năm 1951, Bộ tư lệnh Nam Bộ từ chiến khu Đ dời lên chiến khu Dương Minh Châu. Vùng cao su Dầu Tiếng, chiến khu Long Nguyên, Định Thành căn cứ trở thành cửa ngõ quan trọng của cơ quan đầu não kháng chiến Nam Bộ[197;52].

Nhận biết điều đó, thực dân Pháp tăng thêm lực lượng vào Dầu Tiếng với âm mưu kiểm soát chặt, cắt đứt hành lang liên lạc từ chiến khu Đ lên chiến khu Dương Minh Châu, làm bàn đạp tấn công các căn cứ kháng chiến. Hỗ trợ cho chủ người Pháp tại vùng này, Pháp cho dời 1 tiểu khu (secteur) từ Hóc Môn cùng lính lê dương lên tiếp ứng cho chi khu Dầu Tiếng và đưa 1 đơn vị biệt kích dù đóng ở làng 16 phía Bắc đồn điền cao su. Ngoài ra, lực lượng biệt kích, lính bót, tình báo gián điệp cũng được tăng cường giăng khắp các làng công nhân cao su[197;52].

Để ứng phó với tình thế bao vây, chia cắt địa bàn và lấn chiếm vùng căn cứ của Pháp, thì việc triển khai sắp xếp, tổ chức lại chiến trường, củng cố lực lượng vũ trang địa phương là nhiệm vụ cấp bách đối với quân và dân Thủ Dầu Một nói riêng và cả miền Đông Nam Bộ nói chung.

Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng vào tháng 2 năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng chủ trương tổ chức lại chiến trường, sắp xếp lại lực lượng và kiện toàn tổ chức kháng chiến trên toàn Nam Bộ cho phù hợp với tình hình mới. Nam Bộ được chia làm hai phân liên khu: Phân liên khu Miền Đông và Phân liên khu Miền Tây, các tỉnh sáp nhập lại. Phân liên khu Miền Đông gồm các tỉnh: Gia Định Ninh (Gia Định - Tây Ninh), Thủ Biên (Biên Hoà - Thủ Dầu Một), Bà Chợ (Bà Rịa - Chợ Lớn), Mỹ Tho và Long Châu Sa (Long Xuyên - Châu Đốc - Sa Đéc). Phân liên khu Miền Đông là nơi tập trung nhiều đồn điền cao su, trong đó, các tỉnh Gia Định Ninh, Thủ Biên, Bà Chợ, có số lượng công nhân cao su đông nhất. Phân liên khu Miền Tây gồm các tỉnh Nam Bộ gộp lại. Phân liên khu ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Phân liên khu miền Đông trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị hành chính trong Phân liên khu. Xứ uỷ Nam Bộ đổi tên thành Trung ương cục Miền Nam[21;233].

Cũng theo chủ trương trên, hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa nhập lại thành tỉnh Thủ Biên gồm hai thị xã: Thủ Dầu Một và Biên Hòa và các huyện Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Hớn Quản, Tân Uyên, Sông Bé (tức Bà Rá), Vĩnh Cửu, Xuân Lộc và Thủ Đức (cắt từ Gia Định sang). Huyện Long Thành của Biên Hòa cũ lại giao cho tỉnh Bà Rịa-Chợ Lớn, xã Định Thành (Dầu Tiếng) của Thủ Dầu Một thì giao cho Gia Định Ninh[21;234].

Các đồn điền cao su vẫn còn nằm trong vùng Pháp kiểm soát. Các làng công nhân trở thành những khu tập trung bị canh gác và tuần tra nghiêm ngặt. Hoạt động của các công đoàn cao su bên trong và bên ngoài đồn điền gặp nhiều khó khăn. Ở địa bàn cao su, hầu hết các chi bộ đều hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng lại cơ sở công đoàn bên trong đồn điền là một nhiệm vụ quan trọng.

Để quản lý địa bàn hoạt động và theo sát phong trào công nhân ở các đồn điền, Liên hiệp công đoàn Nam Bộ đã quyết định giải thể Liên đoàn cao su Nam Bộ, tổ chức lại Liên hiệp công đoàn Nam Bộ thành 4 Ban cán sự. Mỗi Ban trực tiếp phụ trách một

địa bàn riêng biệt. Ban cán sự I phụ trách vùng phía Đông quốc lộ 13, có các đồn điền cao su Lộc Ninh, Quản Lợi, Thuận Lợi, Phước Hoà… Ban cán sự II phụ trách vùng phía Tây quốc lộ 13 và Đông Nam Cao Miên, có đồn điền cao su Dầu Tiếng, Tây Ninh. Ban cán sự III và IV phụ trách vùng Sài Gòn - Gia Định và vùng phân liên khu miền Tây[31;310].

Các Ban cán sự đảm nhận thực hiện công tác công vận, xây dựng và phát triển tại các cơ sở trong công nhân rất hiệu quả. Các cán bộ công đoàn trực tiếp diễn thuyết, tuyên truyền đấu tranh cách mạng thường xuyên ở khu vực, thị trấn, các làng sở cao su. Nội dung chủ yếu và thiết thực là: chống bắt lính, đấu tranh đòi cơm áo hoà bình, gây lòng căm thù giặc, giải thích quyền lợi của người công dân dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, đoàn kết đấu tranh, tin tưởng vào kháng chiến thành công[85;49]…

Qua những đợt vận động tuyên truyền, tinh thần công nhân cao su phấn khởi, tin tưởng vào kháng chiến thành công, số đoàn viên công đoàn tăng lên. Nhiều thanh niên công nhân sau khi nghe vận động, tuyên truyền đã tình nguyện ra căn cứ gia nhập lực lượng vũ trang, trở thành những chiến sĩ giỏi, những cán bộ cách mạng nòng cốt. Tại vùng dân tộc thiểu số (ở Bà Rá), đoàn viên công đoàn chú trọng việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, vận động người dân tộc tham gia kháng chiến.

Đội vũ trang tuyên truyền Dầu Tiếng trực thuộc Ban cán sự Dầu Tiếng. Lực lượng hợp thành đại đội gồm có hai trung đội bộ binh 7, 8, một bộ phận trinh sát đặc công, một bộ phận công binh thuộc tiểu đoàn 304, một trung đội biệt động đội - quân báo, một trung đội bộ đội địa phương của Dầu Tiếng cùng toàn bộ du kích sở. Nguyễn Văn Quảng, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 304, được cử làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Ngọc Phương chỉ huy phó, Trần Đình Kiểu là chính trị viên, Nguyễn Tấn Lực là chính trị viên phó. Nhiệm vụ của đội này ngoài việc tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng cơ sở, đội đã kết hợp với tiểu đoàn 303 - một tiểu đoàn tập trung cơ động, được trang bị vũ khí đầy đủ và có nhiều kinh nghiệm đánh giặc và phối hợp cùng công nhân cao su làm nhiệm vụ tác chiến đánh giặc bảo vệ các cơ quan của tỉnh, trinh sát nắm tình hình giặc…, sẵn sàng tham gia trận đánh[34;92-93].

Ở Hớn Quản, lãnh đạo cấp trên chỉ đạo Trần Quang Sang (Ba Phước) nhận nhiệm vụ chỉ huy trưởng các đội vũ trang tuyên truyền, kiêm trưởng phòng dân tộc thiểu số Hớn Quản - Lộc Ninh, với 5 đơn vị vũ trang làm nhiệm vụ khác nhau: Hai đội vũ trang

tuyên truyền hoạt động trong vùng dân tộc thiểu số; hai tiểu đội du kích tập trung hoạt động trong các làng, sở cao su; một đội binh chủng chuyên môn chiến đấu trên các đường giao thông, phá thế bao vây của giặc. Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1951, các lực lượng vũ trang Hớn Quản đã đánh 25 trận, có 8 trận đánh tháp canh, 10 trận đánh giao thông, 4 trận chống càn… đã phá được tháp canh Xa Cát, Tham Rớt, diệt nhiều tên lính đi càn quét ở Bông Lau, Tân Minh[110;239].

Vùng dân tộc thiểu số (tức Bà Rá) và các nơi khác đều có đội vũ trang tuyên truyền, chủ yếu là làm công tác dân vận. Hoạt động vũ trang nhằm củng cố các tổ chức ở cơ sở và phong trào chính trị ở địa phương, tác chiến nhỏ lẻ tiêu diệt tề, gián điệp, do thám và đánh tiêu hao sinh lực đối phương[110;239]..

Trên địa bàn Thuận Lợi, đội vũ trang tuyên truyền Lộc Ninh (do Nguyễn Đình Kính phụ trách) kết hợp chặt chẽ với công nhân để nắm tình hình hoạt động của lính, xây dựng cơ sở cách mạng và tăng cường hoạt động vũ trang. Tại làng 2, đội vũ trang tuyên truyền do Nguyễn Đình Kính phụ trách đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng trong công nhân. Từ cơ sở này, đội vũ trang tuyên truyền tiếp tục mở rộng cơ sở cách mạng trên khắp đồn điền cao su Thuận Lợi[110;240].

Năm 1951, việc sắp xếp lại chiến trường, kiện toàn các cấp lãnh đạo, chỉ huy và tổ chức lực lượng đã góp phần khắc phục tình trạng bị động do lính Pháp phong tỏa chia cắt địa bàn. Lực lượng vũ trang tổ chức thành tiểu đoàn, đại đội phù hợp với việc bám địa bàn, địa phương, chủ động linh hoạt trong nắm tình hình đối phương, tiêu hao tiêu diệt binh lính tại chỗ, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh ở địa phương tồn tại, hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Điều đó góp phần làm cho tình hình chung ở chiến trường Miền Đông cũng như cả nước có những chuyển biến thuận lợi cho cách mạng.

2.2.2. Tham gia đấu tranh giữ vững phong trào du kích chiến tranh ở địa phương, xây dựng và bảo vệ hậu phương kháng chiến.

2.2.2.1. Tham gia đấu tranh giữ vững phong trào du kích chiến tranh ở địa phương.

Thực hiện kế hoạch “bình định gấp rút, phản công quyết liệt”, Pháp tăng cường dùng biện pháp áp lực quân sự. Đầu năm 1952, Pháp mở nhiều cuộc càn vào căn cứ, đánh phá các cơ sở kinh tế, chính trị và quân sự của cách mạng. Tính đến tháng 6 năm 1952, Pháp dùng từ một đại đội đến hai tiểu đoàn tinh nhuệ, đã thực hiện 40 trận càn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023