Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 15

Ba, Hành Thịnh (Nghĩa Hành); Quán Vịt, Trà Câu (Đức Phổ); Quán Hồng (Mộ Đức), hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ATS. Ở miền núi, lực lượng vũ trang và du kích huyện Ba Tơ đánh địch ở Ba Đình, Ba Tằng, Ba Động, giải phóng hơn

3.000 dân. Lực lượng vũ trang và du kích huyện Sơn Hà cũng đẩy mạnh tiến công các ATS Xóm Gò, Xóm Đồng, Di Lăng, giải phóng gần 3.000 dân.

Đặc biệt, chỉ trong vòng 3 ngày (29, 30, 31 – 05 – 1965), Trung đoàn 1 Quân khu V phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt 1 chiến đoàn hỗn hợp gồm 4 tiểu đoàn “tinh nhuệ” của quân đội VNCH, lập nên chiến thắng Ba Gia. Nhân đà thắng lợi Ba Gia, quần chúng nhân dân ở các huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Sơn Hà nổi dậy phá 100 ATS, giải phóng hoàn toàn 27 xã với 20 vạn dân giành quyền làm chủ.

Trước sự tiến công và nổi dậy đều khắp của quân và dân trong tỉnh đã làm cho bộ máy chính quyền ở cơ sở bị tan rã, binh sĩ VNCH liên tục đào ngũ, mang súng về với cách mạng. Quần chúng nổi dậy phá banh hàng loạt ATS, xây dựng làng chiến đấu, mở rộng vùng giải phóng ở hầu hết nông thôn đồng bằng, tạo thế liên hoàn bao vây huyện lỵ, thị xã.

Thắng lợi của đợt hoạt động Xuân Hè 1965 ở Quảng Ngãi là thắng lợi toàn diện về tiêu diệt lực lượng quân sự địch, phá ATS, giành dân, mở rộng vùng giải phóng, hỗ trợ quần chúng ở 27 xã, với 27.000 dân thuộc các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Sơn Tịnh nổi dậy làm phá banh các ATS, giành quyền làm chủ. Thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho quân và dân trong tỉnh có một thế đứng vững chắc, thế chủ động trên một chiến trường quan trọng của Khu V. Tính đến giữa năm 1965, lực lượng cách mạng đã làm chủ 29 xã, 90 thôn với gần 443.665 dân ở đồng bằng; 76.840 dân ở miền núi. Đây là thời kỳ làm chủ, giành dân cao nhất trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở tỉnh Quảng Ngãi [7, tr.221].

3.2.3. Ở Bình Định

Đầu năm 1964, trước tình hình quân đội VNCH đẩy mạnh các cuộc càn quét vào vùng giải phóng, Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích bảo vệ căn cứ và chống địch lấn chiếm vùng giải phóng ở đồng bằng. Lực lượng vũ trang tỉnh đẩy mạnh hoạt động, hỗ trợ tích cực cho quần chúng nổi dậy phá hơn 70 ATS, có 32 ấp bị phá banh, trong đó có 5 ấp vùng sâu do quần chúng nổi dậy tự

phá, giành lại 25 thôn vừa bị lấn chiếm. Tháng 04 – 1964, Tỉnh ủy mở chiến dịch “Đồng khởi Khu Đông” lấy các xã Đông Nam huyện Phù Cát, vùng Đông huyện An Nhơn, vùng Đông Bắc huyện Tuy Phước làm trọng điểm. Sau thời gian chuẩn bị, phối hợp với quân và dân Khu V trong chiến dịch Thu Đông, đêm 05 – 07 – 1964, Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 50 của Tỉnh đội Bình Định bất ngờ tập kích diệt một trung đội dân vệ ở bốt Càng Rang (Cát Thắng, Phù Cát), mở màn chiến dịch. Các đội vũ trang phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá ATS. Tính từ ngày 05 – 07 đến 05 – 08 – 1964, tại vùng trọng điểm Đông Nam Phù Cát, Đông Bắc Tuy Phước, nhân dân đồng loạt nổi dậy phá dứt điểm các ATS, giải phóng hoàn toàn 21 thôn của ba xã Cát Thắng, Cát Chánh, Cát Khánh (Phù Cát) và 22 thôn của 5 xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Lý, Phước Hưng, Phước Quang (Tuy Phước), trong đó giải phóng hoàn toàn 2 xã Phước Thắng và Phước Lý. Trong đợt này, toàn tỉnh đã giải phóng được 90 thôn thuộc 25 xã của 6 huyện (Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Bình Khê) với 110.000 dân, phá rã hoàn toàn 84 trung đội dân vệ và thanh niên chiến đấu. Thắng lợi trên đã cho thấy “với bạo lực tại chỗ là chủ yếu, quần chúng nổi dậy phá rã bộ máy kẹp, giành quyền làm chủ cơ sở” [2, tr.88].

Cùng với tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ nông thôn đồng bằng, từ ngày 10 – 07 đến 20 – 08 – 1964, lần đầu tiên quần chúng tổ chức đấu tranh chính trị và binh vận trên quy mô toàn tỉnh chĩa mũi nhọn vào bộ máy chính quyền VNCH từ xã lên quận, tỉnh. Toàn tỉnh có 368 cuộc biểu tình với hơn 90.000 lượt người tham gia, riêng tại thị xã Quy Nhơn có tới 15.000 lượt người tham gia. Bên cạnh đó, hơn 1.000 dân làm biển xã Phước Lý đã dùng thuyền, ca nô vượt đầm Thị Nại vào Quy Nhơn đòi bồi thường những thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân thôn Hưng Lương, Xương Lý. Trước tình hình này, Nguyễn Khánh từ Sài Gòn tức tốc bay ra Phước Lý thị sát tình hình và hứa giải quyết các yêu sách của nhân dân “Đây là cuộc biểu tình mở đầu phong trào đấu tranh nhập thị của đồng bào nông thôn các tỉnh ở Khu V bấy giờ” [2, tr.90]. Ngày 20 – 10 – 1964, có 3 Trung đội dân vệ ở Tam Quan nổi dậy làm binh biến, mang 70 khẩu súng và một số trang bị về với cách mạng. Phong trào cách mạng quần chúng trên đây đã tạo ra các điều kiện thuận lợi để các lực lượng cách mạng trong tỉnh vùng lên phá bỏ các ATS.

Đấu tranh phá ATS tiếp tục diễn ra trong tháng 11 và 12 – 1964. Sáng 11 – 11 – 1964, Tiểu đoàn 93 của Khu V cùng với bộ đội đặc công Đ10 của tỉnh, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân tiến công 5 ATS ở xã Ân Tường, diệt 1 đại đội bảo an, 5 trung đội dân vệ. Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng nổi dậy phá banh ATS ở các xã Ân Tường, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Ân Đức với hơn 5.000 dân. Đặc biệt, lần đầu tiên công tác binh vận giành thắng lợi quan trọng với hơn 100 trung đội dân vệ, thanh niên chiến đấu bị phá rã, trong đó có 6 trung đội dân vệ và nghĩa dũng ở Hoài Sơn, Tam Quan, Bình Giang đào rã ngũ tập thể. Phối hợp chặt chẽ với các đòn tiến công vũ trang, nhân dân vùng nông thôn đồng bằng nổi dậy mạnh mẽ, phá banh hơn 100 ATS, giải phóng và làm chủ 110 thôn ở 36 xã thuộc 7 huyện đồng bằng, có 13 xã giải phóng hoàn toàn với gần 120.000 dân. Đặc biệt, nhân dân đã phá dứt điểm những ấp chiến đấu liên hoàn mà trước đây phải phá đi phá lại hàng chục lần: Hy Văn, Thành Sơn và Tân An (Hoài Nhơn), Đại Khoan và Vinh Kiên (Phù Cát).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Ngày 07 – 12 – 1964, Bộ Tư lệnh Quân khu V huy động Trung đoàn bộ binh 2, Tiểu đoàn đặc công 409 kết hợp với bộ đội địa phương hai huyện An Lão và Hoài Nhơn mở cuộc tấn công vào hệ thống cứ điểm phòng ngự của quân đội VNCH ở Chi khu quân sự An Lão, Điểm cao 193, đồi Mít, Hội Long và 18 ATS tạo thành thế liên hoàn, yểm trợ chặt chẽ cho nhau với chiều dài 10 km, chiều ngang 1 km dọc theo tỉnh lộ từ quận lỵ An Lão xuống thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn). Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng đã tiêu diệt hoàn toàn quân đội VNCH chốt giữ 3 ATS và hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá dứt điểm toàn bộ 18 ATS trong vùng, làm phá sản chiến thuật phòng ngự kết hợp cứ điểm với hệ thống ATS của chính quyền VNCH. Chớp lấy thời cơ, hơn 11.000 dân quận lỵ An Lão nổi dậy phá kìm, phá ấp, giành quyền làm chủ. Chiến thắng An Lão đã đánh dấu bước phát triển mới của chủ lực Quân khu và các lực lượng vũ trang địa phương.

Kết hợp chặt chẽ với các cuộc tiến công quân sự, nhân dân trong tỉnh đã đồng loạt nổi dậy, làm chủ 146 thôn của 43 xã thuộc 7 huyện đồng bằng, giải phóng hoàn toàn 28 xã với 140.000 dân. Quần chúng nổi dậy phá dứt điểm 110 ATS. Trước sự tiến công mạnh mẽ của quân và dân địa phương, quân đội VNCH buộc phải rút khỏi thị trấn Tam Quan, các chi khu quận lỵ Vĩnh Thạnh và Vân Canh.

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 15

Tính trong đợt 1, huyện Hoài Nhơn có 10 xã giải phóng; huyện Phù Cát và huyện Bình Khê có 6 xã giải phóng; huyện Tuy Phước có 3 xã được giải phóng. Các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân và An Nhơn, mỗi nơi có 2 xã được giải phóng. Chỉ trong 6 tháng cuối năm 1964, toàn tỉnh đã phá được 249 ATS, giải phóng 300 thôn với 405.000 dân [13, tr.258].

Để bảo vệ thị xã, các quận lỵ, các tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19, quân đội VNCH tăng cường phản kích, ra sức càn quét, đánh phá vào vùng giải phóng ở Bắc Hoài Nhơn, Bắc Phù Mỹ, Đông Nam Phù Cát, Tây An Nhơn, chiếm lại 28 thôn, tăng cường đóng quân ở các vùng hiểm yếu như: Ga Tam Quan, Đèo Nhông, Đèo Phù Cũ. Phong trào đấu tranh chống phản kích, càn quét của địch, phá ATS tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 1965.

Trong chiến dịch Xuân 1965, lực lượng vũ trang của tỉnh vừa đẩy mạnh các cuộc tấn công hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ATS, vừa chống càn quét. Từ ngày 07 đến ngày 08 – 02 – 1965, Đại đội 72 tỉnh cùng với 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 2 Khu V tiến công cứ điểm Dương Liễu, phục kích quân đội VNCH ở Đèo Nhông. Ngày 09 – 03 – 1965, Trung đoàn 2 Khu V tấn công quận lỵ Hoài Ân. Tiếp đó, ngày 19 – 04 – 1965, Tiểu đoàn 50 phối hợp với bộ đội địa phương huyện Phù Cát đánh tan cuộc càn quét của 1 Trung đoàn quân đội VNCH. Phối hợp với đấu tranh vũ trang, nhân dân tại đây đã nổi dậy phá dứt điểm 23 ATS, làm chủ mới 33 thôn của 4 huyện Phù Cát, Bình Khê, An Nhơn và Tuy Phước.

Công tác binh vận cũng được đẩy mạnh, toàn tỉnh đã vận động hơn 650 binh sĩ VNCH rã ngũ, mang về 200 khẩu súng, bức hàng 5 trung đội dân vệ và nghĩa quân, thu 58 khẩu súng; tổ chức 2 cuộc binh biến: 1 trung đội dân vệ ở Hoài Tân (Hoài Nhơn), 2 tiểu đội nghĩa quân tại xã Phước Nghĩa (Tuy Phước) mang về 22 khẩu súng. Tính đến tháng 04 – 1965, hàng trăm ATS đã bị phá, các vùng nông thôn đồng bằng của tỉnh cơ bản được giải phóng.

3.2.4. Ở Phú Yên

Bước vào năm 1964, phong trào chống phá ATS, chống địch càn quét phát triển mạnh, hình thành thế đấu tranh bằng ba mũi giáp công. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng với ba mũi giáp công đã hỗ trợ cho quần chúng tại chỗ nổi dậy

phá ATS một cách mạnh mẽ. Ở nhiều địa phương, nhân dân tự vùng dậy đốt phá hàng rào ấp, kéo đi biểu tình, đòi trừng trị thành phần ác ôn, tiêu biểu như ở các xã An Ninh, An Định (huyện Tuy An); Xuân Thịnh, Xuân Thọ (huyện Sông Cầu) và Hòa Xuân (huyện Tuy Hòa).

Từ giữa năm 1964, phong trào phá ATS của nhân dân trong tỉnh diễn ra liên tục và mạnh mẽ hơn. Nhân dân vùng giải phóng hỗ trợ nhân dân vùng vùng bị địch tạm chiếm phá ấp, nhân dân hai ba xã kéo đến giúp nhân dân tại chỗ phá tan ấp này rồi kéo sang phá những ấp lân cận. Đêm ngày 14 – 07 – 1964, Đại đội đặc công 202 và Tiểu đoàn 85 mở cuộc tập kích vào cứ điểm Phú Cần (xã An Thọ, huyện Tuy An) do Đại đội bảo an 945 và một trung đội dân vệ đóng giữ, yểm trợ cho nhân dân địa phương nổi dậy phá banh ATS Phú Cần (ATS kiểu mẫu của tỉnh) để trở về làng, giải phóng hoàn toàn xã An Thọ, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống ATS trong toàn tỉnh, làm cho lính bảo an đóng trong các cứ điểm làm nhiệm vụ bảo vệ ATS hoang mang, lo sợ. Cùng thời gian, Tiểu đoàn 30 hỗ trợ nhân dân phá rã 3 ATS Đồng Cam, Ngân Điển, Thành Hội (huyện Sơn Hòa). Đến ngày 15 – 07 – 1964, nhân dân huyện Tuy Hòa 1 đồng loạt nổi dậy phá banh hệ thống ATS từ Phú Hiệp đến Lò Ba, Phú Lạc.

Tính đến cuối năm 1964, lực lượng vũ trang và quần chúng đã phá banh hàng loạt ATS và các khu dồn của địch ở Mùa Cua (xã Xuân Thọ, huyện Sông Cầu), Thạnh Đức (xã Xuân Quang, huyện Đồng Xuân); Phước Hậu (xã Hòa Kiến), Núi Miếu (xã Hòa Quang) và Sơn Triều (xã Hòa Trị), Hòn Ngang (xã Củng Sơn, huyện Sơn Hòa), Phú Cần (xã An Thọ, huyện Tuy An) và Hòn Kén (xã Hòa Phong, huyện Tuy Hòa).

Kết hợp với đấu tranh vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị và công tác binh vận đã được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, đặc biệt là phụ nữ và người già như chị Nguyễn Thị Thu ở xã Hòa Thắng (Tuy Hòa 2) đã dũng cảm dẫn đầu 1.000 chị em vào thị xã đấu tranh, bị quân đội VNCH đàn áp và hy sinh tại đầu cầu Ông Chừ; chị Nguyễn Thị Sinh ở xã Hòa Thịnh, Bùi Thị Liễu ở xã Hòa Mỹ nằm xuống cản đầu đoàn xe M113; em Nguyễn Văn Lý 12 tuổi ở xã Mỹ Điền dũng cảm trèo lên xe M113 dùng tình cảm, lý lẽ thuyết phục binh sĩ VNCH quay về; nhiều cụ già 75

tuổi ở các xã Hòa Đồng, Hòa Mỹ, Hòa Tân đã nằm ngay ra đường chặn xe bọc thép của quân đội VNCH kiên quyết không cho chúng tiến hành càn quét. Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận ngày càng trở nên quyết liệt và phát triển thành cao trào vào những tháng cuối năm 1964 đầu năm 1965.

Trong 6 tháng đầu năm 1965, quần chúng nhân dân được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh đã nổi dậy phá banh 36 ATS và 5 khu dồn, giải phóng gần hết 5 xã đồng bằng và 3 xã miền núi gồm Xuân Lộc, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh (huyện Sông Cầu); Hòa Phong, Hòa Bình (huyện Tuy Hòa); Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) và Sơn Hà, Cà Lúi (huyện Sơn Hòa).

3.2.5. Ở Khánh Hòa

Đến cuối năm 1963, các ATS chỉ còn lại bộ máy ngụy quyền, hàng rào không còn tác dụng. Vì vậy, việc phá ATS của tỉnh trong thời gian nay là tập trung vào phá bộ máy chính quyền VNCH ở cơ sở. Tháng 10 – 1964, Tiểu đoàn 30 của tỉnh phối hợp với du kích Ninh Diêm tấn công trung đội dân vệ ở ấp Phú Thọ, phá banh các ấp Ngân Hà, Đá Bàn, Thủy Đầm, Mỹ Lương, phá rã ấp Đôn Tín. Lực lượng vũ trang Nam Ninh Hòa phá banh ấp Tân Hưng, Trường Lộc, giải phóng xã Ninh Hưng, tạo một mảng lớn thế tranh chấp ở các xã Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Lộc. Ở phía Tây Hòn Hèo, lực lượng vũ trang phá banh ấp Tiên Du, đột nhập vào các thôn Hội Điền, Hội Phú, Bằng Phước (xã Ninh Phú), Mỹ Lệ (xã Ninh Đa). Sáng ngày 08 – 11 – 1964, quân đội VNCH từ quận lỵ kéo vào Diên Sơn, cán bộ cốt cán vận động quần chúng nhân dân tổ chức thành các tổ đấu tranh chính trị, binh vận. Trước lời lẽ đấu tranh khôn khéo, có tình có lý, đã buộc địch phải chấp nhận yêu cầu của nhân dân. Chiều cùng ngày, lực lượng vũ trang tỉnh gồm đơn vị Sông Lô, Đại đội 2 tiến vào Diên Sơn, Diên Điền, hỗ trợ cho du kích xã cùng nhân dân nổi dậy phá hàng rào ATS, lập chính quyền cách mạng, đào công sự, hầm bí mật, chuẩn bị chiến đấu giữ vững vùng giải phóng.

Để bảo vệ và giữ vững vùng giải phóng, Tỉnh ủy chỉ đạo phải liên tục tiến công địch bằng 3 mũi giáp công. Vì vậy, cùng với đấu tranh vũ trang, nhân dân Diên Sơn, Diên Điền, Diên Lâm còn tổ chức các cuộc đấu tranh chính trị và binh vận, kết hợp với chị em ở Chợ Được, Diên Lạc kéo đến quận lỵ đòi bồi thường

những thiệt hại do các cuộc càn quét của quân đội VNCH gây ra. Nhiều cuộc đấu tranh giành thắng lợi, buộc chính quyền VNCH phải bồi thường, nhân dân đem lương thực về ủng hộ kháng chiến. Qua đấu tranh kiên trì của nhân dân, quân đội VNCH buộc phải từng bước nhượng bộ, từ chỗ bắn pháo cấp tập cả ngày lẫn đêm vào rừng, đồng ruộng, làng xóm đến chỗ chỉ bắn vào rừng và cuối cùng chỉ bắn vào những giờ quy định. Đêm 23 – 12 – 1964, bộ đội địa phương kết hợp với lực lượng du kích tấn công, tiêu diệt một đại đội quân đội VNCH ở Diên Lộc (Diên Khánh), đồng thời hỗ trợ quần chúng nhân dân 11 xã ở hai huyện Diên Khánh, Ninh Hòa với hàng chục thôn ấp ở huyện Vĩnh Xương, Vạn Ninh nổi dậy giành quyền làm chủ. Ngày 24 – 12 – 1964, đơn vị Sông Lô, Đại đội 2 phối hợp với lực lượng vũ trang huyện tiến công Lễ Thạnh (Diên Thọ), phá banh ATS An Định. Tính đến đầu năm 1965, lực lượng cách mạng đã giành quyền kiểm soát 13 ATS với 15.922 dân. Ở Vạn Ninh, từ cuối năm 1964, lực lượng vũ trang tổ chức các cuộc tiến công, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ các ATS ở Xuân Vinh, Hà Già (Vạn Hưng), Hiền Lương, Mỹ Đồng (Vạn Lương), Đại Lãnh. Ngày 05 – 03 – 1965, Tiểu đoàn 30 phối hợp với Đại đội 2, Đại đội 548 và Trung đội huyện Diên Khánh hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giành quyền làm chủ ở các xã Diên Phước, Diên Thọ, Diên Lộc; tạo thế tranh chấp tại các xã Diên Lạc, Diên Hòa, Diên Bình. Ở Ninh Hòa, lực lượng vũ trang đẩy mạnh hoạt động làm cho lực lượng bảo an, dân vệ ở các ATS hoảng sợ, phải bỏ trụ sở chuyển vị trí đi ngủ đêm ở nơi khác. Trong bản thuyết trình về công tác bình định ATS ở Ninh Hòa, tỉnh trưởng Khánh Hòa đã thừa nhận:

“Tóm lại vì tình hình an ninh chung, chương trình bình định ấp tân sinh không mang lại kết quả như mong muốn. Sở dĩ có những thất bại như vậy vì địch gia tăng hoạt động. Bên ta thì cán bộ mị dân, cầu an không bám sát dân chúng. Nghĩa quân và địa phương không giữ được làng mạc, ban đêm hay tìm chỗ an ninh để được an thân, phó mặc cho nông thôn ra sao thì ra. Cán bộ quân sự và hành chính xã ấp không có sự phối hợp chặt chẽ, mạnh ai nấy sống” [142, tr.1].

3.2.6. Ở Ninh Thuận

Đầu năm 1964, trước tình hình khủng hoảng của chính quyền VNCH sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (liên tiếp là các cuộc đảo chính, tranh giành quyền

lực trong nội bộ chính quyền VNCH) và lực lượng cách mạng phát triển, Tỉnh ủy quyết định tranh thủ thời cơ đẩy mạnh tấn công địch, kết hợp ba mũi tấn công tại chỗ, phối hợp với bên ngoài tấn công địch liên tục, đánh địch bung ra càn quét để phá vỡ từng mảng lớn ATS, giải phóng một số vùng nông thôn, điển hình là phá banh các ATS ở Sơn Hải, Vĩnh Trường, Từ Thiện [5, tr.311], hình thành những thôn, xã chiến đấu như Sơn Hải, Thương Diêm. Lực lượng vũ trang liên tục tổ chức các cuộc tiến công, phá rã các ATS Vụ Bổn, Vĩnh Thuận, Hiếu Thiện, Hữu Đức, Phước Khánh. Tháng 07 – 1964, lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức tập kích vào hệ thống tề điệp, lực lượng dân vệ, phá ấp, phá kìm, giành quyền là chủ các ATS ở phía Bắc tỉnh, tổ chức đột nhập vào các ATS: Mỹ Tường, Phương Cựu, Tri Thủy, Ba Tháp bắt tề, diệt ác ôn; xây dựng cơ sở bên trong ấp Phước Đức, Mỹ Đức, Đô Vinh.

Bên cạnh đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và công tác binh vận cũng được chú trọng. Cán bộ cơ sở vận động quần chúng kéo lên đồn, xã, quận, tỉnh đấu tranh chống bắn pháo vào làng, vào rẫy, đòi tự do đi lại, chống lục soát khám xét chị em đi chợ, chống bắt thanh niên đi lính. Cuối năm 1964, quân và dân các huyện liên tục nổi dậy, phá rã các ATS ở Phước Lập, Nho Lâm, Văn Lâm, Từ Lâm, Hòa Thủy, Thành Tín, Sơn Hải, giải phóng hàng ngàn dân khỏi ách kìm kẹp của chính quyền VNCH.

Đến giữa năm 1965, các lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức hàng loạt các cuộc tiến công đánh địch và hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, phá banh và giành quyền làm chủ 11 ATS, phá lỏng 10 ATS, xây dựng được 10 chi bộ, 234 tự vệ mật ở các ấp thuộc vùng tranh chấp [5, tr.318].

3.2.7. Ở Bình Thuận

Đầu năm 1964, phong trào đấu tranh phá ATS phát triển, hình thành những xóm dân cư ngoài ATS ở vùng Tam Giác, dọc Quốc lộ 1 (từ Tùy Hòa ra Hồng Thái và Nam Phan Thiết vào đến km 16, 17). Giữa vùng dân làm chủ và vùng địch tạm kiểm soát đã hình thành một vùng tranh chấp với hơn 34.000 dân.

Ngày 24 – 07 – 1964, lực lượng vũ trang tỉnh hỗ trợ quần chúng phá banh ATS Tà Nung, Tùy Hòa. Đến tháng 08 – 1964, lần lượt các ATS Hiệp An, Hiệp

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí