Phong Trào Đấu Tranh Chống, Phá Ấp Chiến Lược Diễn Ra Trên Quy Mô Rộng Lớn Với Nhiều Hình Thức Đấu Tranh Phong Phú, Đa Dạng, Trong Đó Đấu Tranh Quân

thù, cán bộ cách mạng lại phải tổ chức phổ biến cho già làng, trưởng bản thấu hiểu. Trong khi đó, cuộc đấu tranh chống, phá ACL tại các tỉnh Nam Trung Bộ, ngoài phong trào có tính chất quyết định trên địa bàn nông thôn đồng bằng và miền núi, còn có sự vào cuộc quyết liệt của phong trào đô thị. Tại nhiều đô thị trung tâm của các tỉnh như Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết ... nhân dân xuống đường đấu tranh phản đối việc bắt dân phải rời bỏ làng quê, mồ mả tổ tiên để vào các khu tập trung, các ACL. Tham gia vào cuộc đấu tranh này không chỉ có tầng lớp thị dân, công nhân lao động, học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức, các tôn giáo, đảng phái, các tổ chức trung lập ... mà cả một số công chức, sĩ quan và binh lính VNCH. Trong số họ có người không phải là cán bộ, đảng viên cộng sản, thậm chí có người không ưa gì cộng sản nhưng ở họ có tinh thần dân tộc, có tinh thần nhiệt huyết bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Họ bất bình với mô hình ACL đã chà đạp lên những giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng làng xã cổ truyền của dân tộc nên đã tự giác đứng vào hàng ngũ xuống đường đấu tranh.

Khi Mỹ và chính quyền VNCH triển khai “quốc sách ấp chiến lược” đã buộc người dân từ bỏ “quê cha, đất tổ” vào sinh sống trong các khu tập trung, khép kín đã phá vỡ những giá trị văn hoá truyền thống cộng đồng làng xã vốn được hun đúc từ bao đời nay. Vì vậy, phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia cũng là điều dễ hiểu.

Đỗ Mậu đã có nhận xét về mặt trái của “quốc sách ấp chiến lược” như sau: “Việc tập trung họ trong một ấp xa xôi có rào, có hào, có hầm chông, có vọng gác đã là một điều phản tâm lý, lại kiểm soát gắt gao giấy tờ, kiểm soát thời giờ và hoạt động nông tác của họ thì quả thật là thất nhân tâm. Huống chi bắt họ phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn, mồ mả cha ông, khung cảnh quen thuộc mà họ đã lớn lên thì không khác gì tước đoạt mất cái phần hồn quý giá của họ” [82, tr.246].

Nhận xét của Đỗ Mậu cho thấy một thực tế “quốc sách ấp chiến lược” có phần rập khuôn theo hình thức ràng buộc người nông dân phải từ bỏ ruộng vườn, quê cha đất tổ của họ để vào sinh sống trong ACL. Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh chống, phá ACL, Khu ủy và Tỉnh ủy các địa phương ra sức đẩy mạnh tuyên

truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thấy rõ được âm mưu thâm độc của chính quyền và quân đội VNCH ẩn chứa đằng sau cái vỏ bọc ACL; nhận thấy được bản chất của ATS không khác gì ACL; tích cực chuẩn bị cơ sở quần chúng trong các ACL và cả trong hàng ngũ địch để thực hiện phương châm “trong phá ra, ngoài phá vào”. Kết hợp với tuyên truyền và giáo dục, các lực lượng vũ trang đã đẩy mạnh hoạt động diệt ác ôn, diệt kẹp, hỗ trợ quần chúng bên trong các ACL chống lại các kế hoạch càn quét, gom dân của quân đội VNCH.

Chính nhờ sự hưởng ứng, tham gia của các tầng lớp nhân dân yêu nước làm cho phong trào chống, phá ACL và ATS ở Nam Trung Bộ mang tính chất nhân dân rõ nét. Để hỗ trợ có hiệu quả cho phong trào đấu tranh chống lập ACL, lực lượng vũ trang các tỉnh liên tiếp tiến hành các hoạt động quân sự quy mô nhỏ để tiêu diệt những tên ác ôn, những toán quân nhỏ của quân đội VNCH đi lùng sục, bắt ép nhân dân phải dỡ bỏ nhà vào ACL hoặc đang bắt ép nhân dân rào làng. Ở những ấp chúng dồn được dân thì đồng bào tìm cách kéo dài việc rào làng, lập ấp. Khi rào làng, nhân dân chỉ cắm cây, không buộc dây hoặc buộc lỏng để cho cán bộ và lực lượng du kích ra vào dễ dàng. Xen giữa những cây chông mới là những cây chông cũ nên nhiều ACL khi rào xong khoảng 10 đến 15 ngày thì những cây chông cũ đã mục. Chính quyền VNCH bắt nhân dân vào núi để chặt cây về rào ấp thì dân đem búa, rựa nộp cho cách mạng rồi về báo “Việt Cộng thu hết rựa”. Sự đấu tranh giằng co quyết liệt của quần chúng làm cho quá trình lập ACL của chính quyền VNCH gặp nhiều khó khăn và không thể hoàn thành kế hoạch đã định.

Trong vòng kìm kẹp của quân đội VNCH, nhân dân tại các ACL vẫn tìm mọi cách che chở, bảo vệ và tiếp tế cho cán bộ, bộ đội. Trong lúc chính quyền ấp báo động bằng tiếng mõ tre và tiếng la hét truy đuổi “Việt Cộng” lan khắp các ACL thì vẫn có những người dân bình tĩnh, mưu trí đưa lương thực cho bộ đội mang về căn cứ an toàn. Khi quân đội VNCH lùa dân đi truy lùng “Việt Cộng” thì nhân dân đưa đuốc cho cán bộ cơ sở lợi dụng tình trạng nhốn nháo để thoát khỏi vòng vây của địch.

Trong khi đó ở vòng ngoài, cuộc chiến đấu chống lại các cuộc càn quét quy mô lớn của quân đội VNCH diễn ra vô cùng quyết liệt. Quân dân miền Tây Quảng

Đà đã dựa vào làng chiến đấu, đánh bại các cuộc hành quân “Lam Sơn”, “Bạch Phượng” của Sư đoàn 2 quân đội VNCH vào lưu vực sông A Vương, phá âm mưu thiết lập hàng chục ACL của địch tại khu vực này. Du kích các xã Phước Sơn, Phước Cầm, Phước Hòa (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) phối hợp với lực lượng chủ lực của Khu đã đánh bại cuộc hành quân “Bình Châu” của 10 Tiểu đoàn lính VNCH, giữ vững vùng giải phóng, hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh chống, phá ACL trên địa bàn. Dân quân du kích ba tỉnh giáp ranh Bình Định, Gia Lai và Kon Tum phối hợp tác chiến, đánh bại cuộc hành quân của Sư đoàn 9 quân đội VNCH vào căn cứ Kon Hà Nừng. Tiêu biểu nhất là việc đánh bại cuộc hành quân của quân đội VNCH do tướng Nguyễn Khánh - Tư lệnh Vùng 2 chiến thuật chỉ huy vào khu căn cứ Mang Xim (giáp ranh 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum).

Trong chiến tranh ác liệt, phong trào du kích chiến phát triển mạnh mẽ đã hỗ trợ cho các cuộc nổi dậy phá ACL của quần chúng. Tính đến tháng 06 – 1963, toàn Khu V đã có 35 xã, thôn có ACL được xây dựng thành xã, thôn chiến đấu, nổi bật là xã Hiệp Hòa (Phú Yên) đã đánh bại nhiều cuộc càn quét của quân đội VNCH. Trong chiến chống, phá ACL, quân dân ta còn sáng tạo ra nhiều loại chông như chông lúa, chông thụt, chông bay để chống địch, nổi bật là bẫy thò liên hoàn tự động do anh Riếp - du kích huyện Hiên (Quảng Nam) làm ra, một lần có thể phóng ra 15 đến 20 mũi thò trên một đoạn đường cong từ 80m đến 100m đánh thiệt hại nặng một trung đội lính VNCH đi chọn địa điểm để xây dựng ACL. Bẫy đá kết hợp với hầm chông của anh hùng Pi Năng Tắc (Ninh Thuận) đánh tan gần 1 đại đội lính VNCH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

4.1.3.3. Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược diễn ra trên quy mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, trong đó đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định trực tiếp

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách vì tương quan lực lượng quá chênh lệch, quân đội VNCH lại chiếm ưu thế về binh lực và tiềm lực kinh tế lẫn quân sự, song phong trào đấu tranh chống, phá ACL tại Nam Trung Bộ vẫn diễn ra trên một quy mô rộng lớn, làm cho kẻ địch phải phân tán lực lượng đối phó, khó khăn trong việc xây dựng dứt điểm từng cụm ACL trên một địa bàn như kế hoạch chúng đã vạch

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 18

ra. Dựa vào “thế trận lòng dân”, lực lượng vũ trang các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ngày đêm bám trụ đánh địch, quyết không lùi bước đã hỗ trợ hiệu quả cho quần chúng nổi dậy chống, phá ACL.

Trong quá trình đấu tranh chống, phá ATS, lực lượng vũ trang đã làm tốt vai trò “đòn xeo”, tiến công địch để hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Bộ đội chủ lực Khu đánh trận mở đầu thắng lợi có ý nghĩa rất quan trọng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm cho chúng hoang mang, lo sợ và bị động đối phó, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nổi dậy phá banh các ATS. Bên cạnh đó, vai trò đấu tranh chính trị và công tác binh vận đã phối hợp cùng với đấu tranh vũ trang liên tục tiến công địch. Ở Quảng Nam, có hàng trăm cuộc đấu tranh chính trị, trong đó có 4 cuộc có từ 500 đến 2.000 người tham gia. Ở Quảng Đà, có 198 cuộc đấu tranh chính trị với 73.600 người tham gia, trong đó có 5 cuộc có từ 3.000 người tham gia trở lên. Đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển lên rất cao, trở thành bạo lực của quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, phá ATS, giành chính quyền ở thôn, xã. Công tác binh vận trở thành mũi tiến công địch, làm tan rã hàng trăm trung đội dân vệ và phòng vệ dân sự. Cơ sở nội tuyến của binh vận đã 43 lần làm nội ứng phối hợp với lực lượng vũ trang đánh địch.

Ba mũi đấu tranh (quân sự, chính trị, binh vận) ở cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị) đều phối hợp, hỗ trợ cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đấu tranh chống, phá ATS, liên tiếp đánh phá bộ máy chính quyền địch ở cơ sở, buộc bọn ngụy quyền thôn, xã, bọn dân vệ ác ôn lui vào ở các thành phố, quận lỵ.

Ở Phú Yên, địch ở ngoài đồng, ta bám trụ trong làng. Địch càn trên mặt đất, ta rút xuống hầm bí mật. Địch vây làng, ta theo đường bí mật rút ra ngoài rồi từ ngoài đánh vào. Không có súng, du kích xã Hòa Tân (Phú Yên) dùng cuốc đánh vỡ đầu “cán bộ xây dựng ấp chiến lược”. Không có mìn, du kích huyện Tuy An (Phú Yên) bí mật mở đinh ốc rồi dùng dây kéo bật đường ray lật nhào một đoàn xe quân sự của quân đội VNCH đi càn quét, dồn dân lập ACL.

Cuộc đấu tranh chống chính sách gom dân lập ACL của nhân dân tỉnh Khánh Hòa diễn ra hết sức quyết liệt. Ba lần chính quyền VNCH xua quân bắt nhân dân 7 thôn Đất Sét, Khánh Xuân, Phú Cốc, Xuân Lâm, Cửu Sơn, Phước Lương, Lễ Thạnh

(Diên Khánh) dồn xuống vùng sâu để lập vành đai trắng thì cả ba lần nhân dân phá bỏ khu tập trung để trở về làng cũ. Nhân dân xã Ninh Phước (Ninh Hòa) nổi dậy biến ACL thành làng chiến đấu, vận dụng hiệu quả phương châm “hai chân, ba mũi”. Để hỗ trợ cho việc mở dân ở vùng đồng bằng, lực lượng vũ trang các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận liên tiếp tiêu diệt các cứ điểm Từ Tâm, Hữu Đức, hỗ trợ nhân dân địa phương chống, phá kế hoạch lập ACL ở Hàm Thuận, Hàm Tân.

Một điểm nổi bật của phong trào đấu tranh chống, phá ACL, đó là sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa 3 mũi giáp công cả trong quá trình chống và phá ACL. Cùng với đấu tranh vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị cũng từng bước phát triển. Chỉ trong 04 tháng (từ tháng 07 đến tháng 10 năm 1963) hơn 1,5 triệu lượt người ở Quảng Ngãi, Bình Định đã nổi dậy tiến hành 1.524 cuộc đấu tranh, phá đi phá lại 1.876 ACL, có ấp phá đến 4,5 lần, phá banh gần 400 ACL trong tổng số 900 ACL địch đã lập được tại đây [128, tr.117]. Hàng chục vạn lượt quần chúng nhân dân ở khắp các vùng nông thôn, các ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ liên tiếp tổ chức các cuộc biểu tình với khẩu hiệu “không được bắn phá, giết hại nhân dân. Chấm dứt ngay việc cưỡng ép dân vào ACL”, đồng thời khiêng những người bị pháo địch giết hại, bị thương vào các chi khu, quận lỵ đấu tranh đòi chính quyền VNCH phải bồi thường, cứu chữa. Hàng trăm phụ nữ Phú Yên ra đường chặn xe bọc thép không cho chúng phá hoại hoa màu để lập ACL. Phối hợp với binh vận và sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân xã Phổ Hiệp (Đức Phổ, Quảng Ngãi) nổi dậy diệt bọn ác ôn, giành quyền làm chủ.

Thực hiện nhiệm vụ của các Khu ủy V và VI là “chống càn quét và phá ấp chiến lược”, lực lượng vũ trang các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đẩy mạnh hoạt động, hỗ trợ quần chúng đấu tranh chống kế hoạch càn quét, gom dân lập ACL bằng việc tấn công tiêu diệt các đồn bốt của địch ở Phước Long, Phước Tân (Quảng Nam); đèo Lâm, đèo Mốc (Quảng Ngãi); Mỹ Thọ, Hòn Cúm (Bình Định); Núi Miếu, Hòn Ngang (Phú Yên); Phi Long, Phi Hổ, Bình Lâm (Bình Thuận).

Sự đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt của lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương Nam Trung Bộ làm cho bộ máy thống trị của Mỹ và chính quyền VNCH ở cơ sở tan vỡ từng mảng. Tính đến cuối tháng 05 – 1962, cách mạng đã làm chủ 103

thôn thuộc 25 xã với 25.000 dân ở Phú Yên; 157 thôn thuộc 4 huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Bình Khê (Bình Định), hơn 15 vạn dân của 4 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), 6 xã phía Tây huyện Điện Bàn, hàng chục xã ở các huyện Hòa Vang, Tiên Phước, Tam Kỳ (Quảng Nam).

Tháng 11 – 1963, lợi dụng việc thanh toán lẫn nhau của các tướng lĩnh trong chính quyền VNCH, nhân dân vùng đồng bằng ven biển nổi dậy phá rã hàng trăm ACL, phá hoàn toàn 219 ACL, giải phóng hàng vạn dân ở Tam Kỳ, Tiên Phước (Quảng Nam); Tư Nghĩa, Đức Phổ (Quảng Ngãi); dọc thung lũng sông Côn, Kim Sơn (Bình Định); Tánh Linh, Hàm Thuận (Bình Thuận).

Tháng 07 – 1964, lực lượng vũ trang nhiều tỉnh đã mở đợt hoạt động tiến công quân đội VNCH để hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ACL. Lực lượng vũ trang Quảng Nam phục kích diệt một đại đội lính VNCH ở Đức Phú, san bằng đồn Suối Đá. Lực lượng vũ trang Quảng Ngãi diệt cứ điểm núi Sắn, núi Diễm. Lực lượng vũ trang Bình Định san bằng đồn Phú Hữu, diệt địch ở Văn Trường, đèo Nhông. Tiêu biểu nhất là chiến thắng Kỳ Sanh đã đánh bại chiến thuật “thiết xa vận” của quân đội VNCH ở chiến trường Khu V.

Chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh trên cả hai chiến trường đồng bằng và rừng núi, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy phá cầu, phá đường, bao vây đồn bốt, phá ACL.

Trong khi ở miền Tây Nam Bộ hay một số địa phương khác, cuộc đấu tranh chống, phá ACL thường sử dụng lực lượng tại chỗ với hình thức đấu tranh quân sự và chính trị thường là song song, thì cuộc đấu tranh chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ lại chủ yếu dựa vào đòn tiến công quân sự, lấy đó làm “đòn xeo” để quần chúng nổi dậy phá ấp. Sở dĩ có điều này là vì trong quá trình xây dựng, phần lớn ACL ở Nam Trung Bộ đều dựa vào các làng xã cổ truyền; mà làng xã nơi đây có nhiều điểm khác so với làng xã ở miền Tây Nam Bộ; kết cấu làng xã vững chắc và kiên cố hơn, quanh các làng xã thường có các lũy tre bao quanh tạo nên một vành đai bảo vệ tự nhiên. Cùng với đó là một hệ thống cứ điểm, đồn bót quân sự dày đặc đan xen, hỗ trợ cho nhau một khi một ACL nào đó bị tiến công. Việc phá ACL vì thế đòi hỏi phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh mới có thể giải quyết được.

Kết hợp với đấu tranh vũ trang, làn sóng đấu tranh chính trị được tổ chức và phối hợp chặt chẽ đã tạo ra thế tiến công mạnh mẽ cho phong trào chống, phá ACL. Ngày 04 – 09 – 1964, hơn 2 vạn nhân dân huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) kéo vào thị xã Quảng Ngãi bao vây các cơ quan của chính quyền VNCH. Ngày 13 – 09 – 1964, nhân dân Đà Nẵng liên tiếp biểu tình với khẩu hiệu “chấm dứt bắt lính”, đòi Mỹ chấm dứt can thiệp vào miền Nam Việt Nam. Cùng với đấu tranh chính trị, các địa phương đều đẩy mạnh thực hiện ba phong trào vận động: vận động binh lính VNCH đào ngũ làm nội ứng binh biến, phản chiến; chống bắt lính và đôn quân; gia đình binh sĩ quân đội VNCH đòi chồng con. Tỉnh Phú Yên tổ chức học tập cho 148 đại biểu những gia đình có con em đi lính. Tính trong năm 1964 – 1965 đã có hơn 12.365 binh sĩ VNCH đào ngũ mang về hơn

2.000 khẩu súng và các phương tiện thông tin, một số binh sĩ VNCH thoát ly theo cách mạng, hơn 296 trung đội dân vệ, biệt kích, bảo an rã ngũ, một số trung đội dân vệ còn tiến hành làm binh biến ở Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận…

Những đòn tấn công mạnh mẽ bằng ba mũi giáp công đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn làm tan rã từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn, tạo thời cơ cho nhân dân nổi dậy phá 1.080 ACL ở đồng bằng và hàng trăm ACL ở miền núi, biến các ACL thành làng chiến đấu của ta. Vùng giải phóng mở rộng và nối liền từ vùng căn cứ miền núi đến đồng bằng ven biển và lan đến sát các thành phố, thị xã Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa …, chính quyền cách mạng được tổ chức ở các vùng do ta làm chủ. Chiến thắng to lớn trong phong trào chống, phá ACL đã làm xoay chuyển cục diện trên chiến trường, tạo ra thế và lực mới cho quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ giành những thắng lợi tiếp theo.

Đầu tháng 12 – 1964, thực hiện kế hoạch Thu Đông, lực lượng chủ lực Khu V đồng loạt tấn công trên khắp các chiến trường, trọng điểm là An Lão (Bình Định), diệt 3 cứ điểm 193, Đồi Mít, Hội Long, hỗ trợ nhân dân phá 8 ACL, bao vây và uy hiếp chi khu quận lỵ An Lão, đánh bại chiến thuật phòng ngự kết hợp cứ điểm với hệ thống ACL. Hãng AFP của Pháp ngày 9 tháng 12 năm 1964 bình luận: “Cả hệ thống phòng ngự chi khu An Lão bị tiêu diệt nhanh như trở bàn tay, bắt buộc các nhà quân sự ở Sài Gòn phải xét lại cả hệ thống phòng thủ trên các chi khu khác

xem có đủ sức đứng vững không khi du kích “Việt Cộng” đã quyết tâm mở cuộc tiến công vào đó”[2, tr.100].

Phối hợp với chiến trường An Lão, ngày 05 – 12 – 1964, lực lượng vũ trang Quảng Ngãi hỗ trợ cho 1.500 đồng bào bị dồn vào 2 ACL Xóm Gò và Xóm Đồng nổi dậy giành quyền làm chủ. Ngày 08 – 12 – 1964, lực lượng vũ trang Quảng Nam tập kích vào thị xã Tam Kỳ hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy phá banh hàng chục ACL, mở rộng vùng giải phóng đến ven thị xã Tam Kỳ. Đêm 23 – 12 – 1964, lực lượng vũ trang Khánh Hòa tấn công tiêu diệt một đại đội lính VNCH ở Diên Lộc (Diên Khánh) hỗ trợ nhân dân các huyện Ninh Hòa, Diên Khánh nổi dậy phá 11 ACL, giải phóng hoàn toàn 11 xã cùng hàng chục thôn.

Đầu năm 1965, Tiểu đoàn 70 địa phương Quảng Nam hỗ trợ nhân dân bị dồn vào 7 ACL nổi dậy, phá banh các ACL này, giải phóng hoàn toàn 2 xã Sơn Thọ, Sơn Phúc (huyện Quế Sơn); quân dân huyện Thăng Bình giành quyền làm chủ 2 xã Bình Sơn, Bình Lâm. Đầu tháng 3 – 1965, Tiểu đoàn 83 địa phương Quảng Ngãi bất ngờ tấn công thị trấn Thu Xà, mở rộng vùng giải phóng ở phía Đông huyện Tư Nghĩa. Nhân dân huyện Tuy Hòa (Phú Yên) tiếp tục nổi dậy phá banh các ACL còn lại trên địa bàn. Đến giữa năm 1965, Khu VI đã giải phóng đại bộ phận nông thôn đồng bằng với hơn 203.000 dân.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Từ thực tiễn phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm 1961 – 1965 có thể đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn.

4.2.1. Đánh giá đúng tình hình thực tiễn để trên cơ sở đó đề ra phương thức, biện pháp đấu tranh hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương

Ngay khi Mỹ - chính quyền VNCH bắt đầu dồn dân lập ACL, một số cấp ủy đảng đã chủ quan, coi thường việc phá ACL mà không thấy những khó khăn của địa phương; chỉ thấy những thuận lợi của phong trào cách mạng sau phong trào “Đồng khởi” nên khi chính quyền VNCH ồ ạt dồn dân lập ACL thì nảy sinh tư tưởng hoang mang, dao động; không đề ra được những biện pháp đấu tranh kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh thực tế nên đã gây không ít khó khăn cho phong trào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023