Trong Giai Đoạn Đầu, Một Số Cán Bộ Lãnh Đạo Địa Phương Còn Có Tư Tưởng Chủ Quan, Chưa Nhận Thức Được Đầy Đủ Mức Độ Khó Khăn, Ác Liệt

an toàn cho việc tiếp nhận các đoàn vận tải hàng hóa, vũ khí của hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Nhờ phá được hàng loạt ACL trên địa bàn mà đến năm 1964, tuyến đường bộ giao hàng chi viện cho Khu V đã vận chuyển thành công 2.912 tấn [146, tr.420]. Nhiều bến ở ven biển Nam Trung Bộ được hình thành như: Bình Đào (Quảng Nam), Đạm Thủy (Quảng Ngãi), Lộ Diêu (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên), các bến cảng bí mật HB 15, HB 16, HB 18 cùng một hệ thống các căn cứ, trạm dọc dãy Trường Sơn [55, tr.161]. Nhờ “bóc gỡ” được một số ACL ở khu vực ven biển mà trong năm 1964, Đoàn 125 với 20 tàu vỏ sắt và vỏ gỗ đã vận chuyển an toàn 88 chuyến tàu với khối lượng hơn 4.000 tấn vũ khí cho chiến trường Khu V và Nam Bộ. Bên cạnh việc đẩy mạnh chi viện vũ khí, trang bị … cho cách mạng miền Nam, hậu phương miền Bắc cũng bắt đầu chi viện các đơn vị cấp trung đoàn (như các trung đoàn 18, 95, 101) và một số đại đội, tiểu đội binh chủng với đầy đủ quân số và trang bị vũ khí cho cách mạng miền Nam, góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng ở chiến trường miền Nam.

Thắng lợi của phong trào chống, phá ACL không những mở rộng vùng giải phóng, tạo ra thế đứng vững chắc cho lực lượng vũ trang, phát triển được cơ sở trong quần chúng … mà còn có tác dụng cỗ vũ, động viên thanh niên ở các địa phương các tỉnh Nam Trung Bộ gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng. Nhờ đó mà đến tháng 04 – 1964, Khu V đã thành lập được hai trung đoàn chủ lực (1 và 2), 4 tiểu đoàn (20, 303, 407, 409) từ nguồn cán bộ chiến sĩ miền Bắc và ở địa phương có 7 tiểu đoàn và một liên đội từ nguồn tại chỗ của địa phương [55, tr.140]. Khu VI có 2 tiểu đoàn chủ lực, ở địa phương có 9 đại đội, 19 trung đội [55, tr.142]. Đến cuối năm 1965, Khu V có 37.000 quân chủ lực, 21.000 quân địa phương, 95.000 du kích; Khu VI có 5.000 quân chủ lực, 4.869 du kích. Tại những thôn ấp được giải phóng, hàng ngàn thanh niên được các tổ chức cách mạng giác ngộ đã hăng hái gia nhập vào lực lượng vũ trang. Chỉ tính riêng năm 1965, toàn Khu VI đã có 3.204 thanh niên thoát ly, trong đó có 2.689 tân binh [56, tr.152]. Thế đứng chân cho lực lượng vũ trang cách mạng được mở rộng và thêm vững chắc hơn. Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng vũ trang ba thứ quân đã làm cho cán cân về so sánh lực lượng tại chiến trường Nam Trung Bộ dần thay đổi theo chiều hướng có lợi cho cách mạng.

Có thể thấy, thắng lợi trong phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1965 đã giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn, mở rộng căn cứ, giải phóng đông đảo nhân dân thoát khỏi ách kìm kẹp của chính quyền VNCH, góp phần phát triển thế và lực cho phong trào cách mạng trên toàn miền Nam.

4.1.2. Hạn chế

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã giành được những thắng lợi lớn, góp phần làm phá sản hoàn toàn “quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền VNCH trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của phong trào cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định.

4.1.2.1. Trong giai đoạn đầu, một số cán bộ lãnh đạo địa phương còn có tư tưởng chủ quan, chưa nhận thức được đầy đủ mức độ khó khăn, ác liệt của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược

Trong giai đoạn đầu khi phát động phong trào chống, phá ACL, nhất là khi Mỹ - chính quyền VNCH liên tục mở các cuộc hành quân càn quét và sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận” để phục vụ cho việc dồn dân lập ấp, các ACL ngoài lực lượng dân vệ, tề điệp ngày đêm canh giữ còn được tăng cường thêm lực lượng bảo an đóng bên cạnh ấp, lực lượng quân đội VNCH thay phiên nhau đóng quân để sẵn sàng trấn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân trong ấp. Trong khi đó, một bộ phận lớn cán bộ lãnh đạo, đảng viên còn chủ quan, đánh giá không đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch, chưa có nhiều kinh nghiệm về tổ chức lực lượng, phương pháp đấu tranh “hai chân, ba mũi” nên khi địch phản kích mạnh để tái lập ACL thì tỏ ra bị động đối phó:“Lúc đầu cán bộ ta có phần chủ quan, coi thường việc phá ấp chiến lược, dần dần thấy khó khăn, có bộ phận nảy sinh tâm lý hoài nghi, bi quan. Không ít cán bộ ở cơ sở lúng túng trong việc đối phó với những thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù” [52, tr.195]. Lực lượng lãnh đạo nòng cốt ở thôn xã còn yếu, thế chiến lược ở ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị phát triển không đều. Vì vậy, chỉ trong 09 tháng đầu năm 1962, trong quá trình chống phá ACL đã có “1.187 cán bộ chiến sĩ hy sinh, 1.318 người bị thương, 112 người bị bắt” [52, tr.213]. Tính trong cả giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, đã có đến

21.814 cán bộ chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến đấu chống càn quét để lập ACL của quân đội VNCH. Riêng ở Khu V, tính đến tháng 08 – 1962, địch đã lấn chiếm lại hầu hết những vùng do nhân dân ta làm chủ, tái lập được 836 ACL và khu dồn dân. Điều này cho thấy phần nào sự chủ quan, đánh giá không đúng tương quan lực lượng giữa lực lượng cách mạng và quân đội VNCH của các cán bộ lãnh đạo địa phương trong phong trào chống, phá ACL từ năm 1961 đến nửa đầu năm 1963.

4.1.2.2. Có lúc, có nơi sự phối hợp giữa hoạt động của lực lượng vũ trang với phong trào nổi dậy quần chúng thiếu chặt chẽ

Trong việc phá ACL, tập thể cán bộ lãnh đạo ở nhiều địa phương không thực hiện phương châm phát động nhân dân trong ấp phối hợp với lực lượng bên ngoài đánh vào và lực lượng bên trong nổi dậy phá ACL mà thường có tư tưởng thiên về sử dụng lực lượng quân sự tấn công từ bên ngoài vào, tập trung chủ yếu phá rào, đê bao, chông mìn hay huy động nhân dân ở vùng giải phóng khác đến phá. Vì vậy khi lực lượng vũ trang tấn công phá ấp rồi rút đi, chính quyền VNCH lại bắt dân làm lại ấp nên số lượt phá ACL thì nhiều nhưng số lượng ấp bị phá hoàn toàn thì rất ít, có những ấp trong một năm phá đi, phá lại đến 4 - 5 lần như ở miền núi Khánh Hòa; thậm chí có nơi nhân dân phá đi, phá lại đến gần 10 lần như ở Tịnh Bình, Bình Trung, Làng Trang (Quảng Ngãi). Ở Khu V, trong sáu tháng đầu năm 1963, lực lượng cách mạng giải phóng được 250 thôn nhưng bị địch chiếm lại đến 245 thôn, lập thêm 1.000 ACL và khu dồn. Tính đến giữa năm 1963, chính quyền VNCH đã lập được 3.000 ACL ở Khu V và Khu VI. Điều này cho thấy sự kết hợp hỗ trợ nhau đấu tranh giữa “ngoài vào” và “trong ra” đôi lúc chưa chặt chẽ. Có thể nhận thấy lực lượng vũ trang trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào tấn công phá ACL, chứ chưa có sự phối hợp chặt chẽ với sự nổi dậy quần chúng bên trong để phá ấp và xây dựng thành làng chiến đấu của ta. Chính vì vậy, tháng 12 – 1963, Hội nghị BCH TW Đảng lần 9 đã xác định hai mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu có liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau là đẩy mạnh việc tiêu diệt lực lượng quân sự của chính quyền VNCH thì mới phá được ACL và có phá được ACL thì mới tạo điều kiện tiêu diệt lực lượng quân sự của chính quyền VNCH. Theo chủ trương của TW Đảng, rút kinh nghiệm trong giai đoạn trước, bắt đầu từ những năm 1964 – 1965, lực lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

vũ trang ngày càng phát triển mạnh, lực lượng vũ trang 3 thứ quân đã có sự phối hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và binh vận, đánh tập trung tiêu diệt từng tiểu đoàn, chiến đoàn, phá vỡ hệ thống phòng ngự của quân đội VNCH, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng đồng loạt nổi dậy chống, phá ACL trên khắp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH.

4.1.2.3. Ở một số địa phương do lực lượng vũ trang còn mỏng, phân tán nên kết quả chống, phá ấp chiến lược không cao

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 17

Trong quá trình dồn dân lập ACL, địch thường tập trung sử dụng sức mạnh quân sự để dồn dân, đồng thời đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét đánh phá vào vùng giải phóng để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Vì vậy, phong trào gặp nhiều khó khăn và tổn thất, lực lượng du kích địa phương còn thiếu kinh nghiệm tác chiến nên thương vong nhiều. Chiến trường Nam Trung Bộ là một trong những vùng trọng điểm trong kế hoạch “bình định” của Mỹ và chính quyền VNCH nên tại đây chúng tập trung một lực lượng quân sự lớn với hơn một nửa tổng quân số (182.551/354.000 quân, trong đó khu V có 155.000 quân; Khu VI có 27.051 quân) [55, tr.101] để đẩy mạnh việc thiết lập hệ thống ACL ở đồng bằng, mở các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng. Trong những năm 1962 – 1963, Khu V chỉ có 6 tiểu đoàn bộ binh (20, 30, 50, 60, 70, 90) và 2 tiểu đoàn trợ chiến (200, 300). Bốn trong sáu tiểu đoàn chỉ có 3 đại đội bộ binh, hai tiểu đoàn còn lại chỉ mới có khung cán bộ. Khu VI có hai tiểu đoàn bộ binh và một đại đội đặc công. Trong 06 tháng đầu năm 1963, quân đội VNCH đã mở 109 cuộc hành quân với lực lượng từ 3 đến 10 tiểu đoàn, sử dụng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” như trận càn của 16 tiểu đoàn thuộc 3 Sư đoàn 2, 22, 25 phối hợp với 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đánh vào căn cứ Mang Xim, cuộc hành quân “Lam Sơn”, “Bạch Phượng” của sư đoàn 2 đánh vào lưu vực sông A Vương (Quảng Đà), cuộc hành quân “Bình Châu” với 10 tiểu đoàn đánh vào vùng giải phóng ở Tiên Phước (Quảng Nam). Trong những lần đụng độ như vậy, mặc dù ta giành được thắng lợi nhưng do phải chiến đấu trong thời gian dài nên quân số các tiểu đoàn chủ lực của Khu và các đại đội địa phương bị thiếu hụt nghiêm trọng về quân số; có nhiều tiểu đoàn có quân số

còn ít hơn một đại đội, lực lượng vũ trang còn thiếu trầm trọng vũ khí, nhất là đạn dược. Bên cạnh đó, một số đơn vị chủ lực buộc phải phân tán nhỏ để giữ các địa bàn đã được giải phóng nên sức chiến đấu của các tiểu đoàn chủ lực của Khu giảm sút, hiệu quả hỗ trợ cho đấu tranh chống, phá ACL thấp. Đồng thời lực lượng vũ trang của ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó hiệu quả các chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Vì vậy, có nhiều đơn vị bị đánh bật ra khỏi đồng bằng. Phần lớn các cơ quan hậu cứ của ta thiếu lương thực, thuốc men nên đời sống cán bộ chiến sĩ đều thiếu cơm, thiếu muối, điển hình như các tiểu đoàn 120, 840. Có thể thấy rằng trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1963, với lực lượng quân sự mỏng lại phải hoạt động trên một địa bàn rộng lớn nên không có điều kiện hỗ trợ nhiều và hiệu quả cho các địa phương giữ được thành quả chống, phá ACL, khi lực lượng chủ lực Khu phá được ACL rồi rút đi thì chính quyền VNCH có cơ hội để tái lập lại ACL.

4.1.3. Đặc điểm

4.1.3.1. Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra sớm và quyết liệt ngay từ đầu

So với các địa phương khác ở miền Nam thì phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nổ ra sớm và mang tính quyết liệt ngày từ những ngày đầu. Quảng Ngãi là một trong hai nơi (cùng với Vĩnh Long ở miền Tây Nam Bộ) mà Mỹ và chính quyền VNCH chọn làm thí điểm để lập ACL, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng ra toàn miền Nam.

Nam Trung Bộ lại là một địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt trên bàn cờ chiến lược của Mỹ trong quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Phần lớn diện tích địa bàn này vốn là vùng tự do trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Người dân nơi đây vốn có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và được xem là dân "cứng đầu, cứng cổ" trong những năm chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chính sách "tố Cộng". Đây cũng là quê hương của của cuộc khởi nghĩa Bác Ái (Ninh Thuận), Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi) trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960). Chính vì vậy mà chính quyền VNCH đã tập trung tại đây gần 2/3 binh lực của quân đội VNCH, thiết lập

nhiều căn cứ quân sự lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh ...; tập trung ưu tiên phát triển hệ thống kìm kẹp và kiểm soát của bộ máy chính quyền và quân đội VNCH; liên tiếp mở các chiến dịch quân sự nhằm vào các vùng giải phóng, các khu căn cứ, một mặt, để khủng bố lung lạc lòng dân; mặt khác, triệt phá các cơ sở cách mạng, các căn cứ hậu cần tại chỗ.

Giữa năm 1961, sau khi đã thiết lập xong một số ACL điểm ở Quảng Ngãi, quân đội VNCH đã nhanh chóng triển khai ồ ạt trên địa bàn Nam Trung Bộ. Trên địa bàn này, đến cuối năm 1962, chính quyền VNCH đã cơ bản lập xong ACL trong các vùng chúng kiểm soát ở đồng bằng. Để góp phần hoàn thành mục tiêu lập thêm

7.500 ACL với 8 triệu dân, quân đội VNCH liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh sâu vào các khu căn cứ Đỗ Xá (Quảng Nam), Khánh Sơn (Khánh Hòa), Bác Ái (Ninh Thuận), Lê Hồng Phong (Bình Thuận),…nhằm buộc lực lượng cách mạng phải bị động đối phó để chúng gom dân lập ACL ở các nơi khác.

Trước một đối thủ có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nên phong trào chống, phá ACL các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ngay từ buổi đầu đã gặp phải những khó khăn, thách thức lớn. Tuy trong điều kiện lực lượng cách mạng các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ còn thiếu thốn về vũ khí, trang bị, chưa có kinh nghiệm đối phó với những thủ đoạn chiến thuật mới của địch, nhất là đối phó với cái gọi ACL, song phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vẫn diễn ra sớm hơn so với các địa phương khác trên toàn miền Nam và thể hiện tính quyết liệt ngay từ những ngày đầu.

Tháng 02 – 1961, khi Mỹ bắt đầu xây dựng ACL thí điểm ở Quảng Ngãi thì Hội nghị Liên khu ủy V16 đề ra nhiệm vụ cho quân và dân trên địa bàn, đó là làm chủ vùng rừng núi, củng cố và xây dựng căn cứ địa cách mạng, giành lại khu vực đồng bằng, tiêu diệt sinh lực địch, sẵn sàng đánh bại chương trình ACL ngay trên địa bàn Khu V. Về phương châm chống, phá ACL, Khu ủy xác định “vùng căn cứ

16 Tháng 5 – 1961, Trung ương Đảng quyết định chia chiến trường Trung và Nam Trung Bộ thành 2 Khu V, VI và lập các Quân khu. Khu V gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum; Khu VI gồm các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Tuyên Đức, Lâm Đồng.

rừng núi lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu, vùng đồng bằng lấy đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang có thể ngang nhau, vùng đô thị đấu tranh chính trị là chủ yếu”, kiên quyết làm thất bại âm mưu lập ACL trên địa bàn Nam Trung Bộ của địch.

Từ tháng 07 – 1961, khi chính quyền VNCH bắt đầu thực hiện đại trà kế hoạch dồn dân, lập ACL, liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá, đốc thúc nhân dân rào làng, lập ACL thì phong trào chống, phá ACL của nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ càng phát triển lan rộng và trở nên quyết liệt. Nhân dịp kỉ niệm 7 năm ngày kí Hiệp định Genève (21/07/1954 – 21/07/1961), Đảng bộ các cấp ở Khu V phát động một đợt đấu tranh rộng khắp chống Mỹ - Diệm lập ACL. Tại Quảng Ngãi, nhân dân 28 làng dọc Đường số 5 từ Ba Tơ (Quảng Ngãi) đi Kon Tum đã nổi dậy phá kìm kẹp. Tại Bình Định, nhân dân phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở các xã Cát Hanh, Cát Hiệp, Hoài Thanh, Bồng Sơn. Bộ đội Khu V phối hợp bộ đội tỉnh diệt cứ điểm Làng Rô (Tây Quảng Nam), diệt và bứt rút nhiều đồn bốt ở Vĩnh Thạnh (Tây Bình Định), Ba Tơ, Sơn Hà (Tây Quảng Ngãi). Nhân dân nổi dậy giải phóng một vùng rộng lớn từ Phước Tân đến Kỳ Lộ (Quảng Ngãi). Tháng 10 – 1961, các tiểu đoàn chủ lực Khu V đã tiến về đến đồng bằng. Các Tiểu đoàn 60, 70 kết hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Quảng Nam liên tiếp tổ chức đánh địch, xóa sổ một số ACL và giải phóng hoàn toàn 2 xã Phước Ngọc, Phước Lãnh (Tiên Phước) và 2 xã Kỳ Yên, Kỳ Thạnh (Tam Kỳ). Đồng thời các Tiểu đoàn 50, 90 cùng với lực lượng địa phương của hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định chủ động tấn công địch, giải phóng hoàn toàn các xã Bình Khương, Bình Phiên, Hành Tín và hàng chục thôn ở các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ (Quảng Ngãi), 9 thôn ở phía Tây sông An Lão thuộc 2 xã Ân Hảo, Ân Hòa (Hoài Ân, Bình Định), lập chính quyền tự quản. Lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên cũng lần lượt xóa bỏ các ACL trên địa bàn, giải phóng các xã An Xuân, An Lĩnh (Tuy An).

Cùng với đấu tranh vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị để chống, phá ACL cũng diễn ra mạnh mẽ. Chỉ trong 4 tháng (từ tháng 07 đến tháng 10 năm 1963) có hơn 1,5 triệu lượt người ở Quảng Ngãi, Bình Định đã nổi dậy tiến hành 1.524 cuộc đấu tranh, phá đi phá lại 1.876 ACL, có ấp phá đến 4 - 5 lần, phá banh gần 400 ACL trong tổng số 900 ACL địch đã lập được tại đây [128, tr.117].

Ở Khu VI, phong trào đấu tranh chống, phá ACL cũng phát triển mạnh từ giữa năm 1961. Thực hiện chủ trương mở rộng và củng cố khu căn cứ rừng núi của Khu ủy VI, nhân dân các dân tộc miền núi Khánh Hòa liên tục nổi dậy phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch. Tại đây, ngay khi chính quyền VNCH bắt đầu triển khai rào ACL thì cũng là lúc dân bắt đầu chống, phá với khẩu hiệu “dân làm dân phá, địch bắt làm lại dân lại phá”, phá bằng nhiều cách hết sức khôn khéo và sáng tạo, tìm mọi lý lẽ hợp pháp như đau ốm, mùa vụ, cố ý làm sai… để dây dưa kéo dài, có khi đủ cây thì thiếu dây, có dây thì cây sắp mục, địch bắt dân vào rừng chặt cây về rào ACL thì dân đem rựa nộp cho cán bộ cách mạng và về báo với chính quyền VNCH ở cơ sở là Việt Cộng thu hết rựa.

Đầu năm 1962, vùng làm chủ của cách mạng ở phía Tây của ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã được mở rộng đáng kể với 28.000 dân. Tại Cực Nam Trung Bộ, lực lượng cách mạng làm chủ 223 thôn thuộc 79 xã trong tổng số 135 xã vùng nông thôn đồng bằng ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

4.1.3.2. Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

Một đặc điểm dễ nhận thấy, đó là phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã thu hút được sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi giai tầng trong xã hội. Tinh thần yêu nước của cộng đồng dân tộc Kinh, Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê, Chăm, Mơ-nông, Mạ, Chu-ru, H‟rê, … đã được phát huy; đây là cơ sở để thực hiện phương châm “hai chân”, “ba mũi”, “bốn bám”, trên ba vùng chiến lược miền núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.

Trong phong trào chống, phá ACL ở Tây Nguyên, để thu hút đông đảo người dân tham gia, Đảng bộ các địa phương thông qua các già làng để tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, thuyết phục, vận động quần chúng. Kinh nghiệm cho thấy, một khi già làng, trưởng bản đã được giác ngộ, đi theo cách mạng thì mọi thành viên trong buôn làng đều nhất nhất nghe theo, tuân theo những gì già làng, trưởng bản khuyên bảo. Vì vậy, công tác tuyên tuyền, giác ngộ già làng, trưởng bản được tiến hành kiên trì, từng bước và thật sự chân tình. Công tác này cũng không chỉ diễn ra một lần là xong mà trước mỗi âm mưu, biện pháp phá hoại mới của kẻ

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí