Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 22


cứu, tìm hiểu thực chất sự kiện. Ngay từ đầu, người viết phóng sựđã can dự, thâm nhập vào sự kiện.

Với so sánh trên đây, có thể thấy ký sự phóng sự là hai thể loại khác nhau ra đời trong những điều kiện lịch sử và văn hóa, văn học khác nhau, có những đặc trưng thẩm mỹ khác nhau. Song không phải là không có những dấu hiệu, những cơ sở để nói đến mối liên hệ và những phát triển đột biến của truyền thống văn học dân tộc” [173; 29-30]. Ông cũng nêu lên những lúng túng khi xác định thể loại cho một số tác phẩm văn học: “Ngoài những thiên phóng sự một kỳ hoặc nhiều kỳ đăng tải trên các báo mà đặc trưng của nó đã khá rõ ràng, chúng ta vẫn gặp những tác phẩm không xác định về mặt thể loại, nghĩa là có những tác phẩm vừa có thể xem là phóng sự, vừa có thể xem là tiểu thuyết, vừa có thể xem là truyện vừa. Các tác phẩm như Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp, Việc làng, Tắt đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố, Hầu thánh của Lộng Chương…thường khiến cho chúng ta lưỡng lự, phân vân giữa phóng sự tiểu thuyết. Có lẽ vì vậy mà khái niệm tiểu thuyết phóng sự được người ta dùng cho những tác phẩm thuộc loại này” [173; 34]. Và cuối cùng, ông kết luận mở rộng tiêu chí cho khái niệm phóng sự: “Từ trước tới nay, khi tiếp xúc với phóng sự, ít người xem những thiên du ký, những điều tra, ghi chép, khảo cứu về lịch sử, văn hóa in trên các báo Nam phong Tri tân…là những thành tựu cùng loại. Nhưng khi đọc kỹ các tác phẩm này, đối chiếu với những đặc trưng nổi bật nhất của phóng sự, ta thấy chúng thực sự là những thiên phóng sự có giá trị. Nội dung của nó thường mô tả cặn kẽ, tỉ mỉ hành trình đến một di tích, danh thắng, một địa phương nào đó, mô tả lịch sử kiến trúc, quang cảnh lễ hội và những xúc cảm chủ quan của tác giả. Cũng có khi đó là một bài điều tra xã hội học hoặc dân tộc học có cứ liệu và số liệu cụ thể, kèm theo những khảo tả kỹ về phong tục tập quán, về trang phục hay sinh hoạt văn hóa của một dân tộc nào đó. Phương pháp tiến hành cũng như ý nghĩa của những bút ký, ghi chép này không xa lắm so với các phóng sự một kỳ trên báo.


Như vậy, thành tựu của phóng sự 1932-1945 xét về thể loại không chỉ có phóng sự một kỳ, hoặc nhiều kỳ trên báo mà còn có cả tiểu thuyết phóng sự, những thiên du ký, khảo cứu phong tục, lịch sử văn hóa…mang đủ các đặc trưng cơ bản nhất của phóng sự” [173; 36].

Từ quan niệm ấy, tác giả là một trong ba soạn giả bộ Phóng sự Việt Nam 1932-1945 (3 tập) đã đưa vào công trình này cả tiểu thuyết Giọt lệ sông Hương, Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang; Lều chõng, Nước non Cao Bằng của Ngô Tất Tố; du ký Một chuyến đi của Nguyễn Tuân; Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp…

Sự giao thoa các thể loại là sự thực và không tránh khỏi, đặc biệt tác giả các phóng sự là nhà văn. Ngay như nhà báo viết phóng sự, thì phóng sự hay, hấp dẫn vẫn chứa đựng ý nghĩa, giá trị nghệ thuật. Lý luận báo chí cũng đã đưa ra nhận xét: “Phóng sự thông thường phản ánh sự thực bằng hình ảnh, qua lối viết bằng hình ảnh ta có thể hình dung ra bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Ở đó phẩm chất tinh thần của con người, bộ mặt xã hội trên từng mặt thường được nổi lên rất rõ. Bởi vậy, những phóng sự hay thường toát ra cả ý nghĩa mỹ học”. “Nếu ta hình dung đường ranh giới nối liền tiểu thuyết (hoặc truyện ngắn) với các thể tài báo chí thì cái đường ranh giới đó có lẽ là phóng sự” [137; 193-194].

Chúng tôi khảo sát phóng sự Việt Nam thời kỳ 1930-1945, chủ yếu qua các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang và thấy rằng quan niệm rạch ròi với các tiêu chí thể loại là khó khăn. Sự thực ở phóng sự của ba nhà văn trên có sự dung hợp các thể loại: phóng sự và ký sự, phóng sự và truyện ngắn, phóng sự và tiểu thuyết phóng sự.

3.3.1. Phóng sự và ký sự

Chúng tôi muốn nhắc lại một số ý kiến về thuật ngữ ký sự. “Ký sự: loại ký ghi lại những diễn biến của cuộc sống xã hội, không hoặc rất ít xen

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


vào những bình luận chủ quan của người viết” [190; 520]. Từ điển văn học (bộ mới), “Ký sự: Một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký, chuyên ghi chép một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh mà người ghi là người trong cuộc, tham gia vào mọi diễn biến như một nhân vật dẫn chuyện hoặc nhân vật chính…Đối tượng của ký sự là sự thật diễn ra ngoài ý định chủ quan của tác giả, tác giả chỉ có thể lựa chọn để ghi lại theo cảm hứng và cảm quan cá nhân chứ không có quyền hư cấu thêm…Nhưng so với phóng sự, ký sự lại ít chất thời sự hơn, không chú trọng nhiều đến lượng thông tin mamg tính báo chí nóng hổi, cũng không đặt mục tiêu tìm hiểu và đối thoại với những hiện tượng đời sống đang chứa đựng các uẩn khúc cần được phanh phui và giãi bày kiến nghị” [185; 788]. Và dẫn chứng Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1720-1799); Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1882) của Trương Vĩnh Ký. Đầu thế kỷ XX trở đi, Hạn mạn du ký (1921) của Nguyễn Bá Trác; Mười ngày ở Huế (1918) của Phạm Quỳnh; Ngục trung ký sự (1927), Côn Lôn ký sự (1935) của Trần Huy Liệu; Ngục Kon Tum (1938) của Lê Văn Hiến, rồi Ký sự Cao Lạng (1951) của Nguyễn Huy Tưởng…

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 22

Vậy thì quan niệm và dẫn chứng ký sự, du ký, phóng sự là gần gũi nhau. Và ngay cả ý kiến ban đầu của chúng tôi (phần 3.1) đến đây cũng cần điều chỉnh. Lý thuyết có tính lý tưởng, cuộc sống của thể loại lại vô cùng phong phú, sinh động. Thực tế, chúng ta thấy nhiều phóng sự gọi là ký sự cũng đúng. Tác giả chỉ ghi lại sự việc khách quan những điều mắt thấy tai nghe, không bình luận. Sự việc đang diễn ra hoặc đã diễn ra từ trước, không có tính cảnh báo và cũng không kiến nghị gì. Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang, Nước non Cao Bằng của Ngô Tất Tố là thế. Và nhiều phóng sự trong Tập án cái đình (Cuộc thi giết lợn, Được một trai, mất ba lợn, Ông thành hoàng ấy đã bị cách rồi) trong Việc làng (Lớp người bị bỏ sót, Cỗ oản tuần sóc…) cũng là thế. Cuộc thi giết lợn mở đầu: “Hồi ấy nhằm đầu tuần giữa tháng giêng, cái tháng mà hầu khắp thôn quê Bắc Kỳ rộn rịp những tiếng


chiêng trống…”. Ngô Tất Tố ghi lại bốn tốp người với bốn con lợn lớn, thứ lợn nuôi để cúng thần. Sau khi làm lễ lỉnh sinh xong, họ chọc tiết lợn, vừa khiêng lợn vừa dội nước sôi, vừa chạy về nhà chủ lợn. “Chưa đầy một giờ đồng hồ, họ đã làm xong một mâm cỗ lớn đủ cả giò, nem, ninh mọc, lục phủ ngũ tạng con lợn và đệ ra đình cúng thần” [25; 163]. “Làng có năm sào ruộng trao giải hễ ai làm xong trước và làm được cỗ nhất, nghĩa là cỗ có nhiều món thì sẽ được cấy năm sào ruộng ấy. Kể ra năm sào ruộng không đáng bao nhiêu, nhưng nếu chậm, cỗ bé, thì sẽ mang tiếng với làng nước” [25; 164]. Kết luận tác giả viết: “Từ biệt ông chủ đi ra, bạn nói cho tôi biết, làng ấy vẫn thờ một ông…tướng cướp. Chỉ có những ông tướng cướp mới có cái kiểu giết lợn…“hỏa tốc” như vậy” [25; 164]. Được một trai, mất ba lợn cũng dựng lại không khí một thời đã xa: “Hồi còn thời đại khoa cử tôi đã trọ học ở làng Th.S. trong huyện Tiên Du. Vì nhà trọ kế tiếp với đình làng ấy, nên tôi biết ông Đám Phức”. Ông Đám Phức bị mất chức, bị phạt vạ vì vợ có bầu khi đang giữ chức ông Đám. Nhưng năm sau ông vui vẻ khoe “đã sinh được thằng con trai. Cháu ngoan lắm” [25; 172]. Thời gian quá khứ trong phóng sự Lớp người bị bỏ sót cụ thể hơn: “Hôm ấy, một hôm về cuối mùa đông, cách đây độ hơn mười năm, trời xế chiều, tôi mới đến nhà cụ Thượng Lão Việt”. Con gà thờ chỉ là phóng sự về việc nuôi gà thờ, chăm sóc gà thờ và…luộc gà thờ. Kết quả khi đôi gà đã được đem ra đình và đưa lên chùa, ông chủ nuôi gà sung sướng: “Đời tôi như thế là mãn nguyện”. Những phóng sự trên đúng là những ghi chép về những tục lệ, hủ tục mà tác giả là người quan sát khách quan, trung thực.

3.3.2. Phóng sự và truyện ngắn

Truyện ngắn là “truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật” [190; 1054]. Truyện ngắn là “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người


và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ…Truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách đầy đặn, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

Cốt truyện của truyện ngắn thường giới hạn về thời gian, không gian, nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người. Kết cấu truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng nhiều tuyến mà được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng” [30, 361-362]. Từ hai định nghĩa trên, chúng tôi hiểu truyện ngắn:

- Đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội.

- Có dung lượng nhỏ, số trang ít.

- Miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật.

- Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, nhân vật ít khi là một tính cách hoàn chỉnh.

Và vì vậy, theo quan sát của chúng tôi, nhiều phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang có dáng dấp truyện ngắn. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nói về Việc làng cũng lưu ý: “Việc làng có khuynh hướng đi gần tới lối viết truyện ngắn. Mười bảy chương sách là mười bảy câu chuyện

về hủ tục mà quanh đi quẩn lại chủ yến vẫn là nạn xôi thịt, nhưng người đọc không thấy đơn điệu. Lối kể chuyện của tác giả nói chung linh hoạt: hoặc tác giả đi từ một hiện tượng kết quả hết sức nghiêm trọng như một vụ án mạng, một cuộc ẩu đả…tới nguyên nhân rất nhỏ nhen của nó: một quân “ông cụ” (quân bài tổ tôm) giết chết hai mạng người (Cái án ông cụ), bằng một cuộc tranh luận giữa một số dân làng về một sự việc đột xuất trong hay đánh nhau


sứt đầu mẻ tai vì Một cái lăm lợn…Có khi tác giả mở đầu thôn xóm làm cho người đọc phải thắc mắc, sau đó mới đi vào câu chuyện (Một tiệc ăn vạ)…

[98; 386]. Trong Việc làng mỗi câu chuyện ngắn gọn, có nhan đề hấp dẫn như truyện ngắn: Đôi giày mất dạy, Nén hương sau khi chết, Mua cỗ, Món nợ chung thân…Mỗi truyện 4 hoặc 5 trang in, dài chừng 2 hay 3 ngàn chữ, miêu tả một nhát cắt, một đoạn trong cuộc đời nhân vật: thằng Mới, nhà hắn ba đời làm mõ làng, ba đời chuyên chặt thịt gà làm cỗ. Hắn biết rõ và thuần thục trong nghệ thuật băm thịt gà: “Băm thịt gà thì phải dao sắc, thớt phẳng. Nếu mà dao cùn thớt trũng, thì thịt sẽ bong hết da”, “Hắn sờ ngón tay vào lưỡi con dao, xem có bén không. Và hắn lật cái trôn bát liếc luôn ba lượt thật mạnh”. Hắn pha phao gà làm bốn, sỏ gà làm năm “miếng nào cũng dính một tí mỏ”. Còn “cái mình con gà hắn băm được 92 miếng” (Nghệ thuật băm thịt gà). Chuyện ông Lũy thật thà, vốn cày thuê cuốc mướn, vợ chuyên đi ở vú, chăm chỉ, tiết kiệm lâu ngày nhà ông lên đến bậc có máu mặt trong làng. Ông mua được chức Lý Cựu, thì mấy hôm sau, vợ ông, bà Cựu cắp nón sang Hà Nội làm vú già. “Có gần mẫu ruộng và nửa con trâu đã bán hết cả, lại còn nợ…nếu không đi làm thì lấy gì mà đóng họ?” (Góc chiếu giữa đình).

Nhiều phóng sự trong tập Người…ngợm của Tam Lang giống như những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: Mợ Đốc Bốn, Ông chủ báo, Ông chủ mồ, Ông Hàn…Hót, Ông Nghị Ba…Những chân dung biếm họa ấy được khắc họa theo cách: giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xuất thân và từ đấy là những cử chỉ, việc làm, lời nói…hiện lên từng tính cách của lớp người…ngợm. Ông Ba nổi cơ đồ về nghề cai xe. Ông “quẳng tiền ra mua phiếu cử tri” và trở thành ông Nghị. Rồi lại bỏ tiền lần thứ hai mua một ghế ngồi trong Ban Trị sự Viện Dân biểu “lấy việc được quí quan sai khiến làm vinh hạnh”. Suốt kỳ họp Viện, ông Nghị chỉ nói được một câu: “Kìa cụ…Trưởng Viện, cụ làm thông ngôn cho tôi đi…” (Ông Nghị Ba). Ông Võ Văn Ba vào làng Tây. Tên ông, ông viết và đọc theo giọng Tây là Maurice


Vo. Ông học lối sống Tây, sinh hoạt kiểu Tây, “chê người An Nam là giống ngu dốt, khoa học vệ sinh không chịu biết, chỉ chú trọng vào việc lễ bái, thờ phụng ông vải, le ông vai qu’est ce que cela veut dire? (ông vải là cái quái gì?)”. Rồi ông khen thuần phong mỹ tục của dân quê Pháp (tuy chưa từng bước chân sang Pháp), ông dọa sẽ về “Paghi” (Paris). Các bạn đồng sự của ông gọi ông là Môrít…Vồ! (Ông Môrít…Vồ)

Một huyện ăn Tết của Vũ Trọng Phụng đúng là một truyện ngắn hiện đại. Cách vào truyện, lối dẫn chuyện, điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt, ngôn ngữ đa thanh, sắc sảo. Ở đấy hiện lên hai nhân vật (lục sự già, nho Kh.) hai loại sâu mọt của cái xã hội Kim thời. “Xã hội thì như một bộ máy tinh tế, mà cá nhân là những bánh xe , nếu một cái quay, thì bao nhiêu những cái khác cũng phải quay theo, nếu một cái hỏng thì toàn bộ cũng phải ngừng lại. Chẳng một ai lại có thể đứng ngoài công lệ: cá lớn nuốt cá bé” [28; 883]. Nhân vật Tôi tham dự vào cốt truyện, kể chuyện và nhận xét. Bên khay đèn viên lục sự già, nhân vật Tôi có thể “nhìn khắp xung quanh” một huyện. Lão lục sự tặc lưỡi và cười nhạt, “biết việc mình làm là bậy nhưng cứ làm mà vẫn cứ có gan nói ra cho ai nấy đều biết chứ không thèm che đậy gì cả…Đã làm việc cho quan mà không ăn hối lộ thì không xong, cho nên ông mới có can đảm để tự do cho ai nấy phê bình việc làm của cả cái giới trong đó có ông. Cái chỗ hơn đời của ông có lẽ là ở đấy. “Ta xấu, nhưng nhiều kẻ khác cũng như ta, vậy thì ai cũng xấu hoặc là chẳng ai xấu cả”. Đó là câu ông hay nói với tôi” [28; 880]. Nhân vật lục sự đối thoại làm rõ hành động và tâm lý của bọn lính cơ, lính lệ và tâm địa của lão. Nho Kh. Thì “nhũn nhặn” nhưng cũng đầy toan tính mưu mẹo xoay tiền. Cả câu chuyện được dẫn dắt bởi nhân vật trần thuật. Nhân vật trần thuật kể chuyện và tác động vào cốt truyện làm cho câu chuyện sinh động hấp dẫn.

3.3.3. Phóng sự và tiểu thuyết phóng sự

Năm 1936, trong bài Tựa cho Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng, Phùng Tất Đắc viết: “Cuốn sách này, tôi không muốn chỉ coi là một thiên


phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này” [4; 9]. Trên Báo Loa số 86 năm 1935, trong bài Tam Lang: Nhà văn tả chân, Trương Tửu cho rằng “Tôi kéo xe là một quyển tiểu thuyết hơn là một cuốn phóng sự. Nếu là phóng sự thì tả cái khổ của phu xe như vậy chưa đủ. Nếu là tiểu thuyết thì cốt tả một người lương thiện đi làm xe gặp những cảnh trong nghề rồi biến ra thế nào thì Tôi kéo xe hoàn toàn…Tôi kéo xe là quyển tiểu thuyết tả chân giá trị nhất trong văn học Việt Nam hiện đại”. Trong Nhà văn hiện đại (1941) Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là một cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn” [139; 525]. Và ông gọi Tắt đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố là tiểu thuyết phóng sự. Từ Tắt đèn đến “quyển tiểu thuyết phóng sự Lều chõng thì tác giả đã tới một trình độ cao hơn về nghệ thuật” [139; 570]. Một số nhà nghiên cứu khác cũng gọi Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết phóng sự.

Ý kiến của Phùng Tất Đắc khẳng định giá trị lâu dài của Kỹ nghệ lấy Tây. Nó không bị giới hạn thời gian, không phải chỉ có giá trị thời sự, nhất thời, nó vượt lên khuôn thước của phóng sự với ý nghĩa là công trình có thể vạch hướng đi cho văn nghệ. Tôi kéo xe của Tam Lang, theo Trương Tửu, không phải là phóng sự mà là tiểu thuyết. Những ý kiến, đánh giá trên, mặc nhiên thỏa thuận: phóng sự và tiểu thuyết gần gũi nhau, giao thoa nhau. Một số phóng sự dài có xu hướng tiểu thuyết hóa (Cạm bẫy người, Tôi kéo xe…), một số tiểu thuyết “giọng phóng sự vẫn còn” (Giông tố, Số đỏ…) một số tiểu thuyết phóng sự có thể được xếp vào phóng sự (Lều chõng, Ngoại ô, Ngõ hẻm…).

Khảo sát các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang, chúng tôi thấy có sự kết hợp giữa phóng sự và tiểu thuyết phóng sự. Tiểu

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí