hơi thứ nhất đi Thị Cầu” [4, 16]. Với tư cách người làm nghề nhật trình, một phóng viên, ông ghi lại chân thực cái tỉnh “quốc tế” Thị Cầu với 300 lính lê dương đủ loại người Đức, Lỗ, Bồ, Nga, Pháp…”Mà 300 lính ít ra cũng phải chế tạo được 350 me Tây và vì bao giờ cũng phải có một số các me nghỉ việc. Thí dụ cứ cho là 50 me “thất nghiệp” thôi, ta cũng có thể đoán được những sự cạnh tranh hèn hạ, phỗng tay trên nhau, phá giá nhau” [4, 18].
Còn bọn lê dương thì đây: Đi mi tốp, một “người hùng”, bỏ nước Nga sang Paris rồi đăng vào đội lính lê dương, có đến 14 đời vợ, 9 người là đàn bà Bắc Kỳ, nó “coi như thuê gái trong một hạn dài vậy”. Một gã lê dương người Đức, vốn là tên giết người, bỏ xứ ra đi. “Những ông khổng lồ, tóc đỏ, mắt xanh, nói thì oang oang như gắt, chân tay hay giơ lên như sừng sộ” [4, 50]…”lấy vợ cũng như nuôi đầy tớ”. Và các me Tây: bà Kiểm Lâm, vốn là cô gái đẹp của một nhà giàu quyền thế, “xuất thân lấy chồng xivin hẳn hoi. Sau chồng về Tây, phải giang hồ lưu lạc, lâm đến cảnh đi lấy cô lô nhần. Bây giờ thì đến với các anh lính lê dương cũng không xong. Xưa kia giữa lúc đương xuân, nào có phải đâu tôi không lấy nổi một tấm chồng ta danh giá” [4, 32]. “Cô thiếu nữ đa cảm khi xưa nay đến nỗi hóa ra một “con quái vật” trên đời [4, 33]. Bà Ách Nhoáng, bà hoàng hậu mất ngôi trong nghề ở Việt Trì, bà Cẩm ở chùa Thông, bây giờ già làm bà Nguyệt ăn hỏa hồng, bà Đồng Đền ở Phủ Lạng giàu có, bà Đội Chóp tổ sư nghề lấy Tây. “Vạn trẻ con lai vô thừa nhận với số vạn nữa thiếu niên, thiếu nữ lai có Pháp tịch, được hiển đạt, tội ấy và công ấy ở cả bà Đội Chóp mà ra [4, 55]. Oanh liệt nhất là bà Tây Cú, bà Chánh Tý, bà La Oa, bà Duy Kiềng. Rồi bà Đội Tứ, con sư tử đã về già nhưng còn oai phong…Tất cả chỉ là làm đĩ mạt hạng kiếm tiền (“chúng tôi lấy họ là vì tiền”), không cần giữ giá “Thế nào họ cũng lấy, cho bao nhiêu tiền họ cũng không suy bì cao hạ. Rồi chị nọ dèm pha chị kia. Phỗng tay trên nhau, phá giá nhau. Thí dụ ở một nơi này, một người
đang giữ một cái giá cao như thế này, bỗng tự nhiên có một người lạ không biết từ đâu đến nhảy vào giữa mà treo cái bảng đại giảm giá” [4, 82]…
Sự khách quan chân thực ở Lục xì trước hết là ở cách đi lấy tài liệu, để quan sát, phỏng vấn, xác minh cho “công cuộc khảo cứu về nạn mại dâm”. Tác giả nói với bác sĩ Joyeux, quan Chánh Giám đốc nhà Lục xì: “Nạn mại dâm hiện giờ đương là một vấn đề hệ trọng…Lấy tư cách nhà ngôn luận chúng tôi muốn được phép vào nhà Lục xì để viết một thiên phóng sự, ngõ hầu quốc dân của chúng tôi được biết rằng Nhà nước đối phó với nạn hoa liễu ra làm sao” [28, 776]. Giám đốc nhà Lục xì đã tiếp, cung cấp tài liệu cho tác giả hy vọng các nhà báo “không được cố ý nói sai sự thực”. Và vui vẻ tạm biệt: A bientôt, Monsieur Phụng! Rồi cùng với vài ba đồng sự, tác giả vào thăm nhà Lục xì “Cái viện bảo tàng những điều ô uế” [28, 794]: phòng khám bệnh, phòng ngủ rộng có tường ngăn đôi, vì “đêm đêm bọn gái có giấy xưa kia vẫn trèo tường sang đánh đập bọn gái lậu vì lẽ bọn này “buôn bán không có môn bài” và cạnh tranh họ một cách bất chính” [28, 795]. Lớp học trên tường có những bức vẽ những câu cách ngôn khuyên người ta giữ gìn thân thể. Các cô gái ở nhà Lục xì thì: “cô này có một bộ mặt ngơ ngẩn, nhà quê, ngu đần. Ả kia có vẻ tinh quái, biết “đời là gì” lắm. Thị nọ lại có dáng điệu ngông nghênh, du côn nữa, có thể đánh nhau tay đôi với lính Tây đen ở ngõ Hàng Mành…Một cái nhân loại hỗn độn, bất trị, vừa đáng ghê tởm và vừa đáng thương xót. Một cái phần tử mà Dâm thần hoặc nạn đói khát đã đảo lộn các ngôi thứ để xếp vào cùng một hạng” [28, 805]. Trong nhà Lục xì, các cô gái phải học: học…làm đĩ. “Muốn trở nên một gái đĩ tốt, điều cốt yếu là biết vệ sinh” [28, 819]. Và Một ngày khám bệnh: Độ chừng năm chục chiếc xe tay từ thập phương kéo đến? Ngõ Yên Thái, phố Gia Ngư, phố Đào Duy Từ, phố Cửa Đông, Đường Thành, ngõ Nam Ngư, phố An Sát Siêu…độ chừng 80 cô “có những cô ả mặt mũi khô héo với những quần áo tươi tốt.
Lại có những cô mặt mũi sạch sẽ với những cái áo ốm yếu và bẩn thỉu. Có người vấn tóc trần, đeo kiềng vàng lối Huế, hoặc cúp tóc nhuộm đỏ và uốn quăn. Lại có thị vận cả măng tô rất hợp thời trang” [28, 811]. Những cái môi tô son hình quả tim, những cái lông mày chạy sếch, những cái mi mắt quầng đen…“Thảng hoặc trong số tám chục ả ấy cũng có độ vài ba thị là có cái ngây thơ đài các đầy thi vị” [28, 811]…Nhưng đem theo biết bao những bệnh tình ô uế!
Qua phóng sự người đọc như thấy hiện lên trước mắt những cảnh những người thật kinh hoàng và bẩn thỉu. Cái thế giới “cơm thầy cơm cô” được miêu tả đến chân tơ kẽ tóc. Một hàng cơm “khi ta mới bước chân vào thì bổn phận ta là hãy lập tức buồn nôn buồn ọe. Nó là mùi cá mè, mùi thịt trâu, thịt lợn thiu, mùi lòng lợn, lòng bò, mùi me chua, mùi dưa khú…Thôi thì đủ một trăm nghìn thứ mùi khó chịu” [4, 88]. Và phía trong là nơi ngủ: “Chân tôi chưa bao giờ phải dẫm lên trên một lớp bùn quánh và nhớp nháp đến như thế. Đến chỗ mấy cái giường cách nhau mỗi giường một manh cót thì tôi không biết nên đặt lưng vào giường nào, vì giường nào cũng thấy đầy những người là người, nằm ngổn nằm ngang” [4, 89]. Tôi leo lên gian gác, tường thì vàng ệch những khói ám, mặt sàn có mấy cái chiếu, “bọn cơm thầy cơm cô nằm ngổn ngang như lợn cả”. Chính ở trong cái thế giới ấy, tác giả tốc ký lại được cảnh một gia đình khốn nạn giữa hai bố con vì một miếng ăn. Một nhà giàu có mà “ông gọi bà bằng tên những giống vật và bà lấy những chỗ hiểm trong thân thể người đàn bà ra đặt danh từ (nom) và trạng từ (adjective) lại cho cái mặt phúc hậu của ông. Cảnh người nhà quê, chờ đợi người đến thuê mướn ở một góc phố: “Người ta chửi nhau cho vui và bắt chấy cho nhau cắn đỡ đói”. Thật thương tâm: “Nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khô cỏ héo đến đây để chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho một bọn trẻ đực vào nhà hỏa lò và một bọn trẻ
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Trạng Bần Cùng Hóa, Tha Hóa Con Người Và Văn Hóa
- Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 11
- Khách Quan Chân Thực, Phóng Sự Khơi Gạn Đến Tận Cùng Sự Thật
- Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 14
- Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 15
- Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 16
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
cái làm nghề mại dâm” [4, 95]. Tác giả ghi lại câu chuyện của con sen Đũi: con một lý trưởng, ra tỉnh đi ở, chủ là một me Tây, hết duyên về già làm những chuyện bất nhân đồi bại. Cái Đũi kể lại: “Tôi lúc ấy mới có 13 tuổi đầu mà nó nhét giẻ vào mồm tôi giữ hai chân tôi cho thằng oẳn cứ việc hiếp lấy hiếp để” [4, 105]. Rồi những người nhà quê “ngày một, ngày hai, ăn chực nằm chờ, hoặc dân hàng cơm, hoặc hè nhà hát “để kiếm việc làm, để có người thuê”. “Mười ba người…cũng như con thiêu thân, bay vào đống lửa, cho nên mới bị quáng mắt vì những ánh sáng của Kinh thành” [4, 119]. Những kiếp sống tủi nhục, nhơ bẩn dưới đáy xã hội được nhà văn ghi lại chân thực khách quan qua những cái nhìn, thấy hay qua những câu chuyện kể của bọn “cơm thầy cơm cô”. Tác giả khẳng định: “Một thằng nhỏ không biết thêu dệt như một nhà văn, thì chuyện của một thằng nhỏ kể có thể tin được là đúng chín mươi phần trăm sự thực” [4, 132].
Ngô Tất Tố hoàn toàn nhập cuộc. Ông dẫn dắt trình bày, lý giải những chi tiết và tổ chức ý kiến của các đối tượng đối thoại. Cái tôi tác giả - nhân chứng chủ động khơi lên những vấn đề phỏng vấn, mô tả biện luận. Không bao giờ là người đứng ngoài quan sát, Ngô Tất Tố hỏi chuyện, ghi chép, phân tích cái hiện thực hiện tại u ám nặng nề ở chốn đình trung, ở nông thôn bùn lầy nước đọng một cách chân thực đến tận ngõ ngách của sự việc. Ông đi thuyền nan, len lỏi dưới những rặng tre, cây cối xiêu đổ, quên cả nhọc nhằn thực hiện được “cái ý muốn mục kích cảnh điêu linh cùng khổ của dân lụt” [27, 35]. Ông gặp những người dân mất chỗ ở, không có cái ăn: “Những cái bộ mặt gầy còm, hốc hác ấy như thiếp một màu vàng lợt, làm nổi những cặp mắt trõm lờ đờ đần độn” [27, 36]. Những câu hỏi trực tiếp của tác giả và những câu trả lời của người dân là sự thực khốn cùng, thê thảm. Cái ăn trong những ngày nước ngập của họ: Đất sét trắng “vật đi vật lại như ta nện đầu rau, rồi thái từng miếng mỏng như ta thái bánh dầy, đặt vào mủng, mẹt đem
phơi khô. Khi dùng nó thì phải có nõn sắn lót thật đầy xuống đáy nồi, rồi mỗi lượt đất lại một lượt cá tép, rồi cho vài duộc tương. Bắc lên đun thì tra thêm tí nước cho khỏi khê. Cứ nhỏ lửa đun mãi cho tương cạn cá chín, những cái béo của tương, của cá ngấm vào đất sét đỏ như miếng hồng Tầu thế là được” [27, 38]. Rồi lại làm no bằng rau ngổ, bèo Tây, củ chuối, hạt nhãn, vỏ mít, bã đậu…Mà những khi không lụt lội thì quanh năm họ vẫn phải ăn độn “chỉ mong một ngày được ba xu với hai bữa cơm no cũng còn khó”. “Có chăng chỉ những ngày giỗ Tết thì dù túng kiết thế nào cũng cố dành dụm kiếm lưng cơm quả trứng, thoi vàng nén hương cho tinh sạch. Những ngày ấy mới là ngày ăn uống sang trọng” [27, 42].
Ngô Tất Tố đến từng làng, từng nhà, gặp từng người, nạn nhân của những hủ tục, mô tả sâu sắc, chi tiết từng sự việc. “Sau nửa tiếng đồng hồ nấp dưới bóng rợp cây đa để lau cho ráo bồ hôi và nghỉ cho tinh con mắt, ông P. một người đưa đường của tôi, dẫn tôi vào nhà người quen ông ấy. Chúng tôi chờ coi cảnh tượng buổi tối. Mồng bốn tháng tư. Tối nay năm thôn của V.L tề tập cả ở thôn T. để diễn một cuộc đánh đuổi thành hoàng.” [25, 146]. “Tôi đã thân hành đến tận làng ấy bằng cái công trình cuốc bộ năm, sáu cây số sau khi xuống ga xe lửa Xuân Kiều…là để coi một cuộc thi giết lợn” [25, 159]. Một đám ma, Ngô Tất Tố cũng ý thức: “Tôi rất muốn được tới nơi tìm thêm hạnh phúc cho hai con mắt” [25, 203]. Và ông chứng kiến, ghi lại: “Khách khứa đã đông nghìn nghịt. Người ta mời tôi ngồi lên chiếc phản giữa rạp sau khi người đón đồ lễ đã dùng mâm đồng mà đệ đồ lễ của tôi vào bàn thờ. Hiếu chủ cúi mặt xuống đầu gậy tre, lom khom từ trong bậc cửa đi đến chỗ tôi. Ông ta gật đầu chào tôi và giơ ống tay áo xô bưng miệng mời tôi vào ngồi trong nhà. Đó là người ta đãi tôi vào bậc thượng khách” [25, 204]. Từ đây, tác giả quan sát, mô tả: “Đám to thật! Khắp các cột nhà, cột rạp, cột nào cũng có câu đối, giấy xanh. Ngoài rạp cũng như
trong nhà, trướng sa tanh, câu đối cát bá che kín các bức vách và các bức thuận. Quan tài cụ Bá lù lù nằm ở gian nhà chính giữa. Hợp với hương án trong kê trước giường thờ và hương án ngoài kê giáp bực cửa, nó đã thành ra hình chữ “công” để chứa một lũ con cháu trắng lốp giống như một đàn bồ câu trắng” [25, 205]. Đàn sáo kèn trống, cúng tế mấy ngày. Người ta kéo đến ăn uống, các quan viên thì bàn đèn, tổ tôm. Hết tuần rượu thứ nhất, ông Đông Tán xướng một tiếng “bái” rồi lại người xuống uống rượu. Theo lời xướng, hiếu chủ phục ở trước hương án!
Mâm rượu gần tàn, ông Tán đứng lên xướng “hâng”. Mãi mãi không thấy hiếu chủ ngẩng lên, tôi tưởng ông ấy cố làm như thế.
Một lát trước hương án có tiếng ngáy khè khè. Té ra tế chủ đương giấc” [25, 208].
Cái tôi - tác giả “bảo lãnh” tính xác thực cho những sự việc, sự kiện. Cái giọng điệu ung dung đĩnh đạc bảo đảm cho tính khách quan, trung thực. Phóng sự của Ngô Tất Tố, chứng minh rằng ông không chủ quan, tưởng tượng mà tất cả những gì ông viết đều là cụ thể, chi tiết, chân thực, ông là nhân chứng, là người trong cuộc.
“Tôi mới nhô vào đến sân, bác Cả lật đật chạy ra đón lên nhà trên với một bộ điệu vui vẻ.
Mới buổi sáng sớm, trong nhà đã thấy rộn rịp lạ thường.
Ở gian bên kia, độ bảy, tám ông ngổn ngang nằm vây một chiếc khay đèn thuốc phiện. Với những cặp môi xám xịt và dài vều và những chiếc quần cháo lòng, áo ba đờ xuy rách lòi khố tải, các ông ấy như muốn bảo cho tôi biết đây toàn là hạng kỳ dịch kiêm tín đồ của đức chúa Phù dung.
Dãy phản bên này, hai bàn tổ tôm kế nhau. Bên trong vang những tiếng ăn tiếng phỗng; bàn ngoài đương ỏm tỏi cãi nhau về sự đánh thấp đánh cao” [25, 218]. Đấy là cảnh một đám vào ngôi cho thằng con mới đẻ được ba
tháng của nhà bác Cả Mão. Có được như thế đã phải mất tiền: “Cụ chưởng lễ ba chục, ông chánh hội hai chục, ông lý trưởng mười lăm đồng, ông phó lý và ông phó hội mỗi người mười hai đồng, thư ký, trưởng bạ mỗi người năm đồng. Những số tiền ấy hết ngoài trăm đồng rồi. Lại còn ăn uống từ chiều hôm qua đến giờ…Ở chốn thôn quê ăn uống là sự đầu tiên” [25, 222]. Vậy là khổ chủ phải bán đi một mẫu hai ruộng lấy hai trăm đồng trả nợ. Thế là mất cả một cơ nghiệp. Một cái tệ nạn “vào ngôi” để khỏi mang tiếng “ngụ cư”, một hủ tục ấy đã làm lụn bại bao gia đình. Và còn những hủ tục khác, kỳ quái mà bọn hương lý đặt ra, duy trì để kiếm ăn, đục khoét dân làng. Ngô Tất Tố ghi lại tục một tiệc ăn vạ. Ông đến chơi một người bạn ở một làng nọ, gặp cảnh ông già trẻ nhỏ lũ lượt “vui như đám hội”, tiếng lợn kêu, với những dao thớt, bát đĩa rổ rá, ở nẻo cuối làng… Người bạn cho biết: đó là một đám ăn vạ. Nguyên do, một trong bốn ông “trùm” của làng đến nhà ông lão Sửu vay gánh thóc, lão đi vắng, mụ vợ chối không có, ông trùm kia lấy thế làm thù. Cách vài hôm sau, mượn việc làng, cãi nhau với lão Sửu, rồi hắn vu cho lão chửi “làng” và đem chuyện đó trình “làng”, bắt vạ lão Sửu. “Cuộc ăn vạ này chúng làm hại lão ta đến hơn trăm bạc. Bởi vì chúng ăn to lắm, ăn suốt từ trên xuống dưới. Những đứa con nít toét mắt, ỏng bụng mà anh thấy đó, cũng đều được ăn tất. Chúng nó cũng là “làng”. Hễ ai là “làng” hôm nay đều được ra ăn, chỉ trừ đàn bà và những đứa trẻ con ẵm ngửa” [25, 280]. Tác giả ghi tiếp: “Chiều hôm ấy, tôi còn ở đó, đã có tin nói lão Sửu thắt cổ chết ở trong nhà” [25, 281]. Cái sự thực khách quan tàn nhẫn ấy, vừa chi tiết sống động vừa khái quát bởi nhân chứng trực tiếp quan sát, trần thuật.
Một điều cần khẳng định: Khách quan chân thực trong các phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố không bao giờ là lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng trước những cảnh đời, kiếp người khốn khổ. Các phóng sự của ba nhà văn trên đều khơi gạn đến tận cùng sự thật thê thảm bằng những trang viết đầy thông cảm xót thương, nhất là với những người lao động,
những nông dân bé cổ thấp miệng suốt đời bị đè đầu cưỡi cổ. Tam Lang, mặc bộ quần áo phu xe, nghe người ta mắng chửi, chịu người ta đánh đòn, ông thấm thía: “Làm cái nghề này sống lâu làm sao được? Chạy suốt ngày. Ăn không đủ. Tấm thân lại dầm mưa dãi nắng…Người làm culi xe kéo, người chết non…” [16, 25]. Và ông đồng cảm với anh Tư, phu xe, nhân vật chính của phóng sự Tôi kéo xe: làm cái nghề chạy quanh năm suốt ngày này, “ăn chẳng có gì béo bở, ở cũng ở chui ở rúc, lại còn dãi gió dầm mưa, phơi sương, phơi nắng, đến đá cũng phải ốm đừng nói là người. Nhưng giời đã đẩy vào kiếp ấy, cũng chẳng chống lại được với giời. Biết giữ được phần nào hãy cứ hay phần ấy” [16, 52]. Rồi cảnh một cô gái điếm ế không có tiền giả tiền xe: “Cảnh khổ gặp nhau. Mình khổ, không ngờ nó lại khổ hơn mình. Nghĩ thế rồi nước mắt tôi cứ chảy xuống giòng giòng, miệng tôi thì nghẹn lại, cổ tôi như có người ghì bóp” [16, 72].
Vũ Trọng Phụng có khi hài hước, trào phúng nhưng cũng là cười ra nước mắt, thương cho các me Tây quay cuồng trong guồng máy của một “kỹ nghệ” kỳ quái, xót xa cho những cô gái phải đến Lục xì, những đứa trẻ vạ vật trong kiếp cơm thầy cơm cô.
Ngô Tất Tố điềm tĩnh, nhưng phóng sự của ông thường điểm những tiếng thở dài chán ngán, não nề, day dứt vì những điều mắt thấy tai nghe về những thân phận bèo bọt ở chốn bùn lầy nước đọng, những hủ tục đang hủy hoại con người và xã hội. Cũng từ đấy, phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố còn là bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến, gợi ra nhiều điều cần thiết cho xã hội đương thời và cho cả hôm nay. Tuy nhiên, một đôi khi chính vì quá khách quan nên còn có chi tiết (ví như trong Lục xì) thiếu chọn lọc, có phần tự nhiên, vụn vặt, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người tiếp nhận.
2.3.2. Truy tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp
Phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố tập trung phê phán xã hội. Xã hội và cách quản lý xã hội đã tạo ra những con người,