Khách Quan Chân Thực, Phóng Sự Khơi Gạn Đến Tận Cùng Sự Thật


cuộc mưu sinh nhọc nhằn, khốn khó và sự bế tắc, trong “ bước đường cùng”…các cây bút phóng sự tài năng Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang đã cảnh báo một thực trạng tồi tệ của xã hội và gián tiếp cho thấy, nhu cầu phải thay đổi môi trường sống, tạo ra một “hoàn cảnh nhân đạo” hơn cho con người. Đó là giá trị hiện thực, giá trị nhân văn sâu sắc đằm sâu trong di sản phóng sự của ba nhà văn, ba cây bút “tả chân tuyệt xảo”.

Trong xã hội “chó đểu”, “ối a bông phèng” ấy không chỉ người nghèo bị bần cùng, tha hóa mà chính tầng lớp được coi là “thượng lưư” là ông bà chủ càng bị tha hóa, lưu manh hóa trầm trọng hơn. Trong con mắt của bọn cơm thầy, cơm cô, các ông chủ bà chủ thật tầm thường, bẩn thỉu. Với họ, chỉ có tiền, đồng tiền là trên hết, mọi mối quan hệ, kể cả quan hệ máu mủ ruột thịt cũng bị chi phối bởi đồng tiền, cũng vô nghĩa. Họ sẵn sàng vì tiền mà chà đạp lên mọi thứ nhân phẩm, tình cảm, đạo lý. Chỉ vì “ăn nhầm” một miếng chả rươi của con trai, ông Phán (Cơm thầy cơm cô) đã bị con gắt mắng, xỉ vả gọi bố là thằng nọ, thằng kia “Thằng thuê gác trong, thằng thuê gác ngoài mà vợ người ta để phần cơm người ta, mà lại nhầm! Nhầm kể cũng lạ” [28; 736]. Một ông chủ nuôi chó tử tế, chó ăn thịt, ăn súp nhưng để bố mình áo nâu, quần vá, suốt ngày làm lụng vất vả và sẵn sàng chửi “tiên sư bố” khi ông bố đánh chó của mình. Quan hệ trong các gia đình chủ đã đến độ tồi tệ. Nhiều gia đình, cả vợ chồng đều ngoại tình, đối xử với nhau thô bỉ. Có những ông chủ ngủ với đứa ở; có bà chủ dâm bôn với thằng nhỏ. Sự tha hóa về đạo đức, nhân cách của bọn chủ có quyền, có tiền đã đến độ rùng rợn, đúng như bọn cơm thầy cơm cô nhận xét “Càng những quân giàu có, thì lại càng keo bẩn, chó đểu, không ra loài người” [28; 745].

Có biết bao nhiêu con đường dẫn đến tha hóa và có thể nói, sự tha hóa đã thành căn bệnh lây lan ở mọi đối tượng, giai tầng trong xã hội đương thời. Bằng hàng loạt phóng sự sắc sảo, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố


đã cảnh báo về sự tha hóa, xuống cấp trầm trọng về nhân phẩm, đạo lý, văn hóa của con người. Đó vừa là kết quả tất yếu của một xã hội đầy bất công, cạm bẫy và nhơ bẩn, vừa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xã hội: “quan lại thì tham nhũng, đàn bà thì hư hỏng, đàn ông thì dâm bôn, một tụi văn sĩ thì đầu cơ, xảo quyệt”.

* Sự suy đồi của văn hóa, phong hóa

Cùng với nghèo đói như một căn bệnh kinh niên, “gia truyền” từ đời này sang đời khác, người dân quê còn điêu đứng vì sự trói buộc của biết bao hủ tục nặng nề, vô lối. Với tập phóng sự đặc sắc Việc làng, Ngô Tất Tố đã dựng lại những câu chuyện thương tâm về số phận của những người nông dân suốt đời bị đày đọa điêu đứng vì những gánh nặng hủ tục, lệ làng - những mối tai họa khủng khiếp đối với họ. Cụ Thượng Lão Việt suốt một đời “chăm chỉ, cần kiệm lao lực”, chỉ vì “những tục lệ quái gở, man rợ…tự do kế tiếp nhau chồng chất trên vai” mà “không ngóc đầu được”, ngay cả lúc hấp hối “gánh tệ tục ấy còn đè ép chưa tha”. Để chạy đám vào ngôi cho đứa cháu mới 3 tháng tuổi, sau này lớn lên được thoát khỏi số phận nhục nhã của dân ngụ cư, gia đình bác Cả Mão đã phải bán đi một mẫu hai ruộng cả nhà chắt bóp mãi mới tậu được. Thế là, để đổi lấy cái “ngôi ở đình” của đứa cháu 3 tháng tuổi, “được ăn miếng thịt phần làng”, được bình đẳng đóng góp lệ làng…cả một gia đình đã rơi vào tình cảnh kiệt quệ trắng tay. Phần lớn câu chuyện của Việc làng tập trung vạch trần thủ đoạn thâm độc của bọn cường hào địa chủ ở nông thôn. Chúng chủ mưu bày đặt, duy trì các hủ tục như những phương tiện để hà hiếp, áp bức, bóc lột đến cùng người dân quê. Cần tiền để tiêu pha vô tội vạ, cần chè chén, là chúng bày đặt trò ép “bán cỗ”, “bán chức”. Để có tiền mua chức “lý cựu” do bọn lý dịch ép bán cho, gia đình ông Lũy (Góc chiếu giữa đình) phải bán cả gần mẫu ruộng và nửa con trâu – tài sản mà vợ chồng ông phải suốt đời tằn tiện, chắt chiu gây dựng


mới có nổi. Ngoài ra, ông còn phải vay thêm hơn bảy mươi đồng nữa. Mua được chức rồi, còn lệ khao chức. Và, sau bữa khao chức (buộc phải linh đình) ấy, bà Cựu buồn bã cắp nón lên Hà Nội đi ở vú và ông Cựu lại trở về với kiếp cày thuê. Ông Linh Phúc (Cỗ oản tuần sóc) còn rơi vào tình cảnh thảm thương hơn. Vợ chết, một mình quanh năm đầu tắt mặt tối mới chỉ kiếm nổi miếng ngô, miếng khoai nuôi ba đứa con nhỏ. Nhưng chẳng may, ông Phúc được lên ngôi “ông trùm” và do đó, mỗi năm lại phải lo thêm hai cỗ oản Sóc vọng. Trong nhà không có đồng xu, giữa cơn mưa gió, ông phải dỡ cả mái nhà đang trú ngụ bán lấy tiền để lo sửa cỗ oản Sóc. Người phu xe khốn khổ (Món nợ chung thân), có vợ bị hậu sản chết. Để lo đám tang cho vợ theo đúng “lệ làng” anh phải chạy vạy vay lãi hơn ba chục đồng bạc, tiền công kéo xe hàng tháng của anh chỉ vừa đủ để trả tiền lãi. Và thế là chỉ một bữa lệ làng anh phu xe phải chịu một món nợ lãi chung thân. Còn biết bao câu chuyện đau lòng từ những thủ đoạn tinh vi của bọn chức dịch lợi dụng tâm lý tập truyền của người dân quê, bày vẽ ra những lệ tục nhiêu khê, phiền toái để hành hạ họ. Để mong có được nén hương làng cúng giỗ cho sau khi chết bà Tư Ty góa chồng, không con (Nén hương sau khi chết) đã phải lo chạy “đặt hậu”, nộp ruộng, nộp tiền cho làng, lại còn phải chịu đựng không biết bao nhiêu dồn ép của bọn Lý hào. Vì lo sửa lễ “xôi mới” nhiêu khê, tốn kém, ông Lễ tội nghiệp (Hạt xôi mới) không những không còn hạt gạo nào mà còn phải bòn bán đến cả chum vại. Và còn bao nỗi giày vò, điêu đứng nữa: Lo con gà thờ cho lễ lên lão làng ở tuổi năm mươi (Con gà thờ); lo các thủ tục cho cái chức “thủ hiệu trống” vơ với trong đám “dãy chà” (Đôi giày mất dậy); lo chạy vạy sửa lỗi với làng để không rơi vào tình cảnh “lúc sống không ai ngồi với, lúc chết làng chẳng lo cho”. Đến cùng, vì không lo nổi, đã phải thắt cổ tự tử (Một tiệc ăn vạ)…Có thể nói, hàng trăm hủ tục, hàng trăm mối lo vây xiết thân phận tội nghiệp của người dân quê. “Xôi thịt” đã thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


một tệ nạn ở chốn hương thôn. Xung quanh miếng ăn là bao nhiêu chuyện thê thảm, đau lòng. Nhiều câu chuyện của Việc làng đã xoáy sâu vào những khía cạnh đau lòng đó xung quanh miếng ăn. Bằng sự thông hiểu sâu sắc về con người và cuộc sống nông thôn, bằng tấm lòng cảm thông chân thành với những nỗi thống khổ của người dân quê bị giày vò, chèn ép dưới những gánh hủ tục nặng nề, Ngô Tất Tố đã dựng được tài tình một tập tranh biếm họa đặc sắc về những hủ tục “quái gở, mọi rợ” ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Chính đó là một trong những nguyên nhân, dẫn đến thảm cảnh bị bần cùng, đói nghèo đến thảm thiết của người dân quê.

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 12

Cùng với Việc làng, với mười bài phóng sự đặc sắc trong Tập án cái đình, Ngô Tất Tố đã “đem các ổ hủ bại mọi rợ chắp lại làm thiên điều tra”, phản ánh mọi khía cạnh hủ tục ở chốn đình trung. Đó là những nghi lễ phiền phức, hủ bại mà bọn hương lý cố bày đặt duy trì vừa để củng cố uy thế của kẻ thống trị, để “nhử” lòng tham danh lợi, địa vị của kẻ có của, đặc biệt gieo tai vạ cho người dân lành. Ở thời buổi nhiễu nhương đó, Đình trung không còn là chốn linh thiêng nữa. Ở đó, đầy những chuyện nực cười. Những thần tích hoang đường, “bi thảm” xung quanh những cái đình làng và các vị Thành Hoàng làng. “Những ông ăn cướp ăn trộm ngang nhiên được làm thượng đẳng phúc thần…” cả đến cái ông “bốn cẳng” cũng được làm Thành hoàng. Những vị Thành hoàng “không hình, không bóng” nhưng lại là “những đấng thiêng liêng” luôn luôn ngự ở đầu, ở vai và có thể “làm oai làm phúc”, khiến những người dân phải khúm núm sợ sệt, thờ phụng; ở đó đã diễn ra biết bao “trò” hủ bại, những lễ nghi vừa nực cười, vừa phiền toái tốn kém để “đuổi bệt” (Mỗi năm một lần đánh đuổi Thành Hoàng) hoặc để giải “hèm” kỷ niệm sự nghiệp đạo trích của vị Thành Hoàng (Ông Thành Hoàng ấy đã bị cách rồi)…Hài hước và sắc sảo, Ngô Tất Tố đã dựng lại những cảnh tượng đầy bi hài do những hủ tục gây ra. Những hủ tục hiến tế giả dối


(Một đám ma vui), ở đó những người chủ tang “hiếu thảo” bày ra linh đình, tốn kém nhưng chủ tế lại vừa tế, vừa ngủ, ngáy khè khè ngay trước hương án”. Phần lớn các thiên phóng sự dành phản ánh những hủ tục xôi thịt ở chốn đình trung. Những cuộc thi giết lợn để cúng thần nhiêu khê, tốn kém “mỗi cỗ phải tốn hàng trăm bạc”, nhưng ai cũng “phải cố”, bởi “nếu chậm, cỗ bé thì sẽ mang tiếng với làng nước”; những cuộc ganh đua giành “lợn anh, lợn em” giữa hai giáp Đông - Đoài, mà tai họa bổ vào đầu khắp mọi người “không thể chối, không thể bỏ”, nếu bỏ sẽ phải chịu nỗi nhục “thiếu đóng, thiếu góp”, có sống ở làng cũng như chết. Đó là những mâm cỗ vĩ đại “144 bát đĩa xếp vào chiếc mâm bằng chiếu” của các cụ chuyên bắt thuế lợn, khiến “bao nhiêu chủ chứa phải điêu đứng, bao nhiêu con lợn chết theo với cuộc chứa đó. Nhiều người làm ăn gom góp từ trẻ đến già chỉ chứa một bữa là hết”. Đó là những bữa khao “Ông đám”, ở đó cả làng “ăn như tằm ăn rỗi”, khiến khổ chủ phải “bán nhà, bán đất để trang trải những món tiền lợn, tiền gạo mà chạ đã ăn”. Là những bữa cháo khao làng, “cháo xem ỷ” mà chín mươi chín phần trăm là rượu thịt, “lo cho được một bữa cháo đó nhà giàu phải hết hàng trăm, nhà nghèo cũng tốn vài ba chục bạc…”. Thực chất đó là những hủ tục mọi rợ chế độ thực dân phong kiến cố tình duy trì ở nông thôn. Mỗi hủ tục là một vòng dây nghiệt ngã, thắt buộc những người dân quê nghèo khó trong vòng nghèo đói, tăm tối, cùng quẫn, không lối thoát.‌

2.3. Khách quan chân thực, phóng sự khơi gạn đến tận cùng sự thật

2.3.1. Khách quan, chân thực

Không nhìn qua lăng kính chủ quan hay cái vỏ bên ngoài cuộc sống, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố tiếp cận hiện thực, sống với hiện thực, phát hiện và khai thác những thông tin, khách quan chân thực. Một số nhà báo phương Tây quan niệm phóng sự là sự tìm kiếm có hệ thống để trả lời cho 6 câu hỏi, 5 w, 1 h: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When


(khi nào), Why (tại sao), How (như thế nào), thì cái chính vẫn là xác định tính khách quan, chân thực của các sự kiện: Xẩy ra với ai (đối tượng). Cái gì đã xẩy ra (sự kiện). Xẩy ra ở đâu (địa điểm). Xẩy ra khi nào (thời gian). Xẩy ra như thế nào (quá trình diễn biến). Tại sao xẩy ra (nguyên nhân). Ở đây chưa chú ý đến tính chất của sự kiện, tầm quan trọng và tác động của sự kiện đối với con người, xã hội. Nói là khách quan chân thực nhưng phóng sự bao giờ cũng thể hiện một khuynh hướng tư tưởng, tán thành hay phản đối, khẳng định hay phủ định, ca ngợi biểu dương hay phê phán…để tạo dư luận xã hội và vì vậy có ý nghĩa xã hội nhất định.

Tính chân thực, xác thực của sự kiện đòi hỏi người viết phóng sự phải thật sự hiểu biết lĩnh vực mà mình điều tra. Tác giả đồng thời là nhân chứng đáng tin cậy. Có thể nói, qua các phóng sự, chúng ta thấy rất rõ sự nhập cuộc của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố. Tam Lang viết Đêm sông Hương nên đã vào Huế, để mắt thấy tai nghe những mánh khóe “ngón nghề” của các cô gái làm nghề mại dâm. Trong mấy ngày đêm ở Huế ông đã viết được bảy bài phóng sự đăng báo. Tác giả đã làm quen với Lệ Th., một cô gái con nhà quan nhưng vì hoàn cảnh nên phải “đi khách” từ năm 15 tuổi, hoặc đến Một hàng nem ở Đế đô để chứng kiến sự trắng trợn, bỉ ổi của những cô điếm hạ lưu. Có những lúc tác giả phải đóng vai một nhà thám tử bỏ công theo dõi, nghe trộm những lời đối đáp khả nghi giữa “người bán hàng” và “người mua hàng”, tìm đến địa điểm hẹn hò, lần theo dấu vết để tìm hiểu sự thật phục vụ cho việc điều tra của mình (Nhà hàng với khách hàng). Vì vậy, những sự việc, chi tiết tác giả đưa ra, gây ấn tượng và sự tin cậy ở người đọc. Để viết Tôi kéo xe, Tam Lang đã nhập vai người phu xe kéo, đi kéo xe 6 ngày để thấm cái khổ và cảm nhận được cảnh sống của người phu xe kéo. Đi sâu vào đời sống của những “người ngựa” ấy ông đã “lân la chung sống với một phu xe nhà nghề, đã biết rõ những bí mật của nghề, ghi lại viết thành bài trên tờ Ngọ báo, 20 kỳ liên tiếp trước khi cho in


thành sách” [142, 68]. Tam Lang đến nơi họp thường niên của Viện Dân biểu Bắc Kỳ viết tin tường thuật, vẽ chân dung Ông nghị Ba, từ một cai xe quẳng tiền ra mua được chức Nghị viện, nhưng chỉ là “Nghị gật” [142, 70]. Phóng sự của Tam Lang chân thật, khách quan “không có gì là bịa đặt cả”. Nó thu hút người đọc chính ở sự thật. Sự thật cụ thể, hiện tại, gắn với cuộc sống xã hội, hiện tại mà nhiều người quan tâm. Sau này tự thuật [142, 64] Tam Lang đã nói lên những suy nghĩ với tư cách là một nhà báo viết phóng sự: Bài Chị đầm, tô phở với con chó chết in trên Ngọ báo “quí vị và các bạn ngờ tôi đã…thêm mắm muối vào câu chuyện chăng? Một trăm lần không! Ngày ấy, sự tình cờ - vị thần hỗ trợ cho nghề phóng viên đã dun dủi tôi là một khách hàng của gánh phở rong…cho tôi chứng kiến từ phút đầu tiên đến phút cuối cùng sự việc”. Đấy là sự thực. Và vì sự thực “thúc đẩy tôi tìm cách chung sống với giới phu xe, phu đồn điền, phu hầm mỏ, giới thiếu nhi phạm pháp, giới hành khất màn trời chiếu đất”, biến những điều mắt thấy tai nghe thành phóng sự dài, phóng sự ngắn “bày ra cái chân diện mục của xã hội một cách tuyệt đối khách quan”. Những sự việc Tam Lang đưa ra đều chân thực sinh động. Chính cái tôi nhân vật - tác giả đòi thêm tiền xe tạo ra cuộc đối thoại này:

“Tôi đứng lên, chìa đồng hào người bồi vừa trao tay xong:

- Me sừ bẩy dề moa ăngco, mesừ alê loong tẳng

Ông khách tôi sừng sộ nhẩy ra:

- Tu veux encore des cadouilles? Sale vache!

Miệng nói, tay anh ta cởi chiếc thắt lưng da đóng quai ngoài bụng, nhấp nhoáng một chiếc khóa đồng.

Lúc ấy tôi mới nhận biết ông khách của tôi là một ông Cai mắt xanh, tóc quăn. Nghe người ta chửi vào mặt đã xong, tôi còn muốn được thêm một trận đòn, phải cứ làm ra mặt bướng:

- Bẩy dề ăngco, moa ba connét


Quả nhiên tôi không đỡ kịp một quả đấm, vùng chạy kêu ầm lên:

- Ối ông Đội xếp! Ối Cậptên!

Phố vắng mà người đổ ra xem đông. Tôi nghe rõ một tiếng đàn bà:

- Ồi, còn chuyện gì nữa, lại culi xe vòi tiền, bị nó đánh!” [16, 20]

Để có được những thiên phóng sự khách quan chân thực, Vũ Trọng Phụng đã đi thực tế, đến thực địa ghi chép, phân tích. Cái tôi tác giả - nhân chứng, luôn xuất hiện, đứng ra phân bua với người đọc: Toàn là chuyện thực, mắt thấy tai nghe, mà nhà văn là người trong cuộc, trong Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937)…Viết phóng sự đòi hỏi nhà văn nhập cuộc, chứng kiến, ghi lại đúng việc đúng người. Có trường hợp nhà văn không trực tiếp tham dự mà dựa vào nhân chứng để tường thuật, mô tả, nhưng nhà văn phải hóa thân trở thành nhân chứng. Và như thế người đọc sẽ yên tâm rằng sự kiện, sự việc mà tác phẩm nêu ra là chân thực khách quan. Vũ Bằng kể lại: “Phụng có một cái tài đặc biệt là không hề biết đánh bạc là gì, mà tập phóng sự đầu tiên viết cho báo Nhật Tân, anh dám đề cập đến vấn đề bạc bịp. Thực ra anh cũng chưa hề quan sát một vụ “đánh bờ” bao giờ, nhưng anh viết như người đánh bạc thông thạo nhất, đó là nhờ một người anh là ông Trưởng Tảo, cũng ở phố Hàng Bạc, nói chuyện lại để cho anh viết” [37, 109]. Nghe kể, nhưng cái tôi - nhân vật trong phóng sự là cái tôi - tác giả cùng tham dự vào sự việc, sự kiện. Tôi cùng con trai ông phán đi đón bịp về “thịt” ông bố, rồi tôi trở thành “một tay tập sự trong một xưởng máy của nền kỹ nghệ bạc bịp”. Đến Kỹ nghệ lấy Tây thì nhà văn hoàn toàn là người chứng kiến, người đi điều tra, hỏi chuyện, tìm hiểu mọi ngóc ngách của cái nghề lấy Tây quái đản ấy và đã bị bọn lính lê dương nghi ngờ đến “ăn trộm ái tình” đe dọa. “Tôi đã đội vào đầu một cái cát két, ôm dưới nách một cái cặp nhỏ đáp chuyến xe

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022