Tình Trạng Bần Cùng Hóa, Tha Hóa Con Người Và Văn Hóa


thợ thuyền, công chức; nông thôn xơ xác, đói nghèo tiêu điều vì chế độ bóc lột tàn tệ của địa chủ, phong kiến, ngày càng có nhiều người đổ ra thành phố xung vào và làm đông đúc thêm đội quân thất nghiệp. Chính từ đói nghèo, từ nạn thất nghiệp, đã sản sinh ra vô vàn tệ nạn xã hội. Phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố đã khơi đến tận cùng những tệ nạn “gớm guốc” tràn lan như nấm đó trong lòng xã hội đương thời.

* Nạn mại dâm

Mại dâm là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại “cần thiết” cho xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề nhức nhối mà các cây bút phóng sự, đặc biệt Tam Lang và Vũ Trọng Phụng tập trung phản ánh. Từ kết quả điều tra công phu của tác giả ở một làng me Tây “mọc” lên bên cạnh trại Lính lê dương ở Thị Cầu, Bắc Ninh, Vũ Trọng Phụng hoàn thành tập phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây. Qua tập phóng sự đặc sắc này, có thể thấy việc lấy Tây thực sự là một “nghề”, một “kỹ nghệ” - sản phẩm của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam. Thực chất đó chỉ là những cuộc “hôn nhân” thực dụng: “người vợ chỉ coi chồng là cái tủ bạc”, còn chồng ngược lại, lấy vợ cũng chỉ vì một tính toán thực dụng “nuôi đầy tớ họ sợ nó ăn cắp, thà lấy một người vợ để vừa sai bảo, vừa được…việc khác nữa”, cốt cho qua thời gian đăng lính ở Việt Nam. Hôn nhân do vậy chỉ là những cuộc chung đụng theo “hợp đồng”. Bởi thế, mỗi me thường lấy nhiều chồng và ngược lại chồng cũng thay vợ như thay áo. Vũ Trọng Phụng chua chát vạch rõ thực chất việc lấy Tây chỉ là một “nghề”, một thứ mại dâm mạt hạng: làm “điếm” kiêm đầy tớ cho một bọn lính viễn chinh dâm ô, hung dữ và thô lỗ. Nhưng là “nghề” mà lại là “nghề” có “truyền thống” nên cũng phải có những “ngón nghề” và sự cạnh tranh nghiệt ngã với đủ cả “dèm pha”, “phá giá” lừa đảo “hớt tay” nhau; cũng phải chịu sự chi phối nghiệt ngã của luật “cung cầu” của cái thị trường quái gở. Đằng sau cái “kỹ nghệ lấy Tây” là bao nhiêu hậu quả tai hại: sự suy thoái về


phong hóa, đạo đức, nhân phẩm; sự cạn kiệt về nhân tính, là số phận bi đát của những cuộc “cẩu hợp”, “một khi mà người đàn bà chỉ nghĩ đến tiền, người đàn ông chỉ nghĩ đến nhục dục” và biết bao số phận đắng cay, lỡ dở, tủi nhục ê chề thậm chí không lối thoát của những người đàn bà khốn khổ - hiện thân cho những nỗi bi thương của người dân nô lệ một thời. Kỹ nghệ lấy Tây do vậy ẩn chứa một giá trị hiện thực, giá trị nhân văn sâu sắc.

Nếu Kỹ nghệ lấy Tây đề cập tới nạn mại dâm trá hình dưới hình thức những cuộc “hôn nhân” thì Lục xì trực tiếp mổ xẻ nạn mại dâm - một tệ nạn nghiêm trọng của xã hội đương thời. Tác giả đã đưa ra những con số nhức nhối phản ánh thực trạng mại dâm ở đất Hà thành “nghìn năm văn vật” thời ấy: Năm nghìn gái mại dâm chính thức, “cứ ba mươi lăm người tử tế thì lại có một người làm đĩ ”. Và hệ quả tất yếu là những hậu quả khủng khiếp của nạn mại dâm đối với xã hội: 47% binh lính Pháp ở Bắc Kỳ mắc bệnh hoa liễu; 70% người bị mù, chột của dân Nam là do vi trùng lậu mà ra; 1/4 trẻ sơ sinh chết yểu là do bố mẹ có nọc bệnh giang mai hoặc những biến chứng của bệnh ấy. Quả là những điều mà phàm người nào quan tâm đến xã hội, lo sợ cho giống nòi đều cũng phải biết” và không khỏi rùng mình. Không dừng lại ở hiện trạng, tác giả đã đi sâu truy tìm “nguyên nhân đã làm lung lay cả một nền luân lý và làm cho bệnh hoa liễu càng truyền nhiễm mạnh” và cảnh tỉnh, báo động “nạn mại dâm nó hại cả giống nòi…phải cứu chữa trước hết”. Nhưng điều trớ trêu là trong thực tế, đó lại là căn bệnh không thể cứu chữa và giá như có thể cứu chữa được thì các nhà cầm quyền cũng không dám cứu chữa triệt để. Tại sao lại như vậy? Vũ Trọng Phụng tìm lời giải cho câu hỏi bằng cách đi sâu phân tích bản chất xã hội của căn bệnh “kỳ lạ” này. Ông đã vạch rõ đó là “một nạn bất hủ, không tránh không được”, nhưng lại “cũng là một sự không có không được”. Tuy “nó là một vết thương rất đáng ghê tởm của nhân loại”, song “không có nó thì nhân loại sẽ không đứng vững và mất thế quân bình”. Rút dây sẽ động rừng. Chỉ nói riêng ở Hà thành


thời ấy, nếu xóa bỏ được nạn mại dâm thì theo tác giả, “chín trăm binh lính không có vợ, không theo nổi lý thuyết nhịn nhục, tiết chế dâm dục sẽ bất bình. Các mụ Tú bà tân thời cùng các chị em nhà thổ sẽ thất nghiệp, ba mươi bảy ông chủ săm và hơn một trăm bồi săm sẽ thất nghiệp, sáu trăm mười ba ông chủ tiệm thuốc phiện chính thức hoặc không có môn bài sẽ tự tử, năm nghìn gái đĩ lậu thuế sẽ làm loạn cả Kinh đô; quỹ của thành phố sẽ hao hụt 1388$86 hàng năm; các đạo binh thất nghiệp gồm bồi săm, ma cô, phu xe đêm sẽ ghê gớm vô cùng, sẽ gây ra những vụ cướp bóc, trộm cắp đáng sợ vô cùng…”. Trừ cho hết nghề mại dâm, do vậy “sẽ là một sự nguy hiểm” cho xã hội. Đó là lý do khiến người ta cứ phải duy trì cái “sự hại cần thiết” này, không “giải phóng nghề mại dâm mà cũng không thắt buộc”, chỉ đối phó qua loa, làm “cho phải phép” đối với một tai họa khủng khiếp như vậy. Thực ra, đây là đề tài được nhiều cây bút đương thời đề cập, nhưng có thể nói, chưa có cây bút nào có được cách nhìn nhận vấn đề sâu sắc, có được cách lý giải vấn đề thấu đáo, có được sự phân tích, đánh giá xác đáng về nạn mại dâm như Vũ Trọng Phụng ở Lục xì. Tác phẩm do vậy, “xứng đáng là một phóng sự có giá trị khoa học lớn trong lịch sử văn học của ta…một mẫu mực về văn chương phục vụ xã hội và khoa học”.

Đêm sông Hương của Tam Lang thêm một nốt nhấn đầy ám ảnh về căn bệnh mại dâm nguy hiểm của xã hội đương thời. Để viết được thiên phóng sự này, Tam Lang đã cất công vào Huế, tìm biết cuộc sống của những gái ăn sương, cùng những nỗi khổ cực nhọc nhằn của những cô gái Huế nghèo làm cái nghề bị xã hội khinh bỉ. Lệ Th. (Đêm sông Hương) - một cô gái con nhà quan lại nhưng vì hoàn cảnh gia đình đã phải “đi khách” từ năm mới 15 tuổi, phải phục vụ khách trên những chuyến “thuyền hoa” - những nhà săm trá hình bồng bềnh trên mặt nước sông Hương. Với Ông “Mần lục lộ”, Tam Lang lại phơi bày một sự thật đau lòng về nghề “điếm lậu” tràn lan ở Huế. Để che mắt, những cô gái khốn khổ làm nghề mại dâm ở Huế thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


phải có hai nghề: nghề ngỏ (ban ngày bán hàng rong, quà vặt) và nghề “ăn sương” mỗi khi màn đêm buông xuống. Nghề mại dâm ở Huế cũng thật “thiên hình vạn trạng”. Có khi cuộc “mua bán” được che đậy dưới cái vỏ phong lưư, đài các, vừa trần tục vừa thơ mộng. Lầu xanh kín đáo, xa hoa, khách làng chơi tới lui cũng là những bậc vương tôn công tử. Chìm đắm trong cảnh thiếu nữ với cây đàn Tàu trên vách, gảy một bản đàn, khách chơi “như người bị ru vào cảnh mộng, một đêm chung mộng với hoa” (Tại vườn Tĩnh Tâm một tối). Nhưng đa phần là những cuộc chơi sòng phẳng, nhiều khi đến trắng trợn, bỉ ổi của khách làng chơi đủ hạng với những cô gái điếm hạ lưu tàn tạ, diễn ra ở những nhà săm rẻ tiền, nhớp nhúa và u ám đến hãi hùng.

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 10

Sau những điều tra sát sao, Tam Lang đã phát hiện, cùng với phần đông cô gái phải dấn thân vào nghề mại dâm vì cuộc mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, còn có những người đàn bà giàu có, hư hỏng sa chân vào chốn bùn nhơ nhớp đó. Đến như Mệ X., một mệnh phụ phu nhân “mặt sức, miệng xinh, quần áo sang trọng như một bà hoàng”, vẻ đài các toát ra trong từng cử chỉ điệu bộ, cũng có lúc thậm thụt, to nhỏ với tên cò mồi dẫn khách, đi bán thân để lấy tiền gỡ nợ thua bạc (Mệ X.). Không chỉ phơi bày đến tận cùng cái nhơ nhớp, thê thảm của mại dâm ở Huế, Tam Lang đã chỉ ra rằng, đó đã là căn bệnh phổ biến, nhức nhối của cả xã hội. Dường như, bên cạnh cuộc sống đói nghèo, vất vả lam lũ nhưng lương thiện còn có một cuộc sống khác với những mặt trái dơ dáy của nó, đang làm băng hoại những giá trị đạo đức, tinh thần của một đất nước, một dân tộc mà người cầm bút, cần có bản lĩnh phanh phui, lật tẩy đến đáy cùng.

Không có những phóng sự chuyên tập điều tra trực tiếp về tệ nạn “quái quỷ” này, nhưng trong một số phóng sự, đặc biệt khi đề cập đến sự xuống cấp của văn hóa, đạo lý, phong tục về bọn “lang băm” “dao cầu thuyền tán” ăn theo những tệ nạn này, Ngô Tất Tố đã sắc sảo lý giải căn


nguyên, đồng thời cảnh báo những hiểm họa cho cả một giống nòi trước nạn dịch nguy hại đó. Tình trạng “bệnh tim la” ngày một “thịnh vượng” đến nỗi thanh niên ở thành thị “ít người thoát khỏi cái bệnh quái gở ấy”. Có người mắc đi mắc lại đến năm bảy lần mà vẫn không chừa. Trong các gia đình vợ chồng còn trẻ…nhiều đứa trẻ con vì cái di độc của hoa liễu mà chốc lở, gầy còm, xanh xao, sống một vài tuổi thì chết, thật là tội nghiệp”. Nhà văn cảnh báo: “Trong máu An Nam vi trùng hoa liễu lẫn vào đã nhiều”, vì thế “Chỉ độ năm chục năm nữa, nó sẽ làm cho nòi giống của mình điêu linh dần dần, không khéo một ngày kia sẽ đến tiêu diệt”. Từ chỗ phải lo sợ phải đối phó với nạn nhân mãn, dân tộc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nạn diệt vong…và đó, thực sự là “tai vạ của văn minh vật chất”. Có thể nói, phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố đã dựng lên cả một xã hội nhớp nhúa, nhày nhụa với đủ thứ “dơ dáy” ở cái buổi “mưa Âu gió Mỹ ” đó.

* Nạn quan tham, bóc lột tàn tệ, nạo vét đến xương tủy người dân nghèo cũng là một vấn nạn nhức nhối của xã hội thực dân phong kiến Việt Nam.

Với Một huyện ăn Tết, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phản ánh những mảng hiện thực nhức nhối ở nông thôn - nạn tham nhũng. Viết về Một huyện ăn Tết nhưng tác giả chú mục lật tẩy cả một hệ thống, một bộ máy tham nhũng, “ăn tiền” ở thôn quê. Cứ vào dịp Tết, quan huyện lại ký “giấy phép” cho lính đi “tuần tra”. Đội quân “ăn cướp có giấy phép” này tổ chức nhiều đợt về sục sạo khắp các làng xã, buộc đám chức sắc địa phương phải hối lộ cho chúng. Sống “ký sinh” “ăn theo” với đội quân và guồng máy tham nhũng này là đám thày nho lỡ thời chuyên sống bằng nghề thảo đơn từ cũng nhân dịp về các địa phương để “tống tiền” trắng trợn, bất nhân với những đối tượng cần nhờ vả viết đơn…Từ hai mươi Tết, đám lính cơ đã “sôi lên sùng sục” “đi ăn cướp có giấy phép”. Hai mươi ba Tết, các thầy nho đi thăm cuối năm nhưng thực chất là những cuộc “tống tiền”. Hai sáu Tết, cai lệ


được phép đi tuần “sướng rú lên”. Cái cách “xoay tiền”, “tống tiền” hàng năm cứ lặp lại diễn ra như bất biến, như một căn bệnh “kinh niên” vô phương cứu chữa của xã hội. Số tiền “cướp” được sẽ chia theo tỷ lệ đã định: một nửa nộp lên ông quản cơ để “biếu các quan trên, cụ Bố, cụ Thượng, ông Đồn”. Số còn lại trích biếu ông cụ lục sự, rồi chia nhau. Ở đây, Vũ Trọng Phụng đã sắc sảo khám phá ra cả một bộ máy hành chính tham nhũng từ dưới lên trên. Tham nhũng đã thành bản chất, đã là quy luật không thể tránh được của cơ chế xã hội thuộc địa. Ông mỉa mai, chua chát: “Thì ra cách tổ chức xã hội kim thời….đã là chu đáo đến tột bậc. Xã hội thì như một bộ máy tinh tế mà cá nhân là những bánh xe, nếu một cái quay thì bao nhiêu cái khác cũng phải quay theo…chẳng một ai lại có thể đứng ra ngoài công lệ; cá lớn nuốt cá bé, vì cái phận sự nộp của đút, hoạt động từ dưới lên trên”. Với Một huyện ăn Tết, Vũ Trọng Phụng càng chứng tỏ tinh thần nhập cuộc và tấm lòng ưu ái, đầy day dứt với số phận của người dân nghèo và sự sắc sảo mổ xẻ những “ung nhọt” của xã hội.

* Nạn lừa đảo bịp bợm

Giữa lòng xã hội nhố nhăng, lộn xộn, nhiễu nhương những năm đầu thế kỷ XX, cùng với những tệ nạn “nhớp nhúa” trên, các cây bút phóng sự còn tập trung lật tẩy bộ mặt thật của bọn cờ gian bạc bịp, bọn “dây máu ăn phần” hoặc “lợi dụng “đục nước béo cò” kiếm ăn vô lương, làm giàu vô lối trên nỗi khốn khó của dân lành, trong đó có bọn “dao cầu thuyền tán”. Nếu như Trọng Lang, trong phóng sự Thầy lang đã vạch trần chân tướng bọn Thầy lang dốt nát bịp bợm, tài đức đã “rơi vãi hết”, chỉ giỏi ngón lừa đảo, bịp bợm, thì trong Dao cầu thuyền tán, Ngô Tất Tố lại một lần nữa bóc mẽ bộ mặt bọn lang băm - những thánh sư nghề lừa gạt chuyên sống và làm giàu bằng những mưu chước lừa đảo bẩn thỉu, bất lương. Những nạn nhân tội nghiệp như Anh Xuân “từng trải năm sáu ông lang, tống vào bụng bao nhiêu


thứ thuốc” mà kết cục vẫn phải “bỏ cha, bỏ mẹ mà đi” một cách oan uổng, chỉ vì xã hội nhan nhản những ông “cứu thế độ dân” dởm. Họ “chỉ cầu có người ốm để bán thuốc chứ họ không cần chữa bệnh”. Họ “có tài làm cho bệnh lớn ra”. Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, buôn bán nghề gì cũng bị thua lỗ, nhưng những “thầy lang” này vẫn phát đạt, vẫn “tấy” lên một cách không ngờ. “Một kẻ kiết xác đóng vai ông lang trong vài năm đã thấy họ có tiền mua nhà, mua đất, tậu ô tô, dấn vốn có hàng nghìn vạn”. Bí quyết của sự “phát đạt” là do “họ dùng toàn ngón “bịp”, “bịp bằng quảng cáo nói một cách vô liêm sỉ, bịp bằng cửa hàng đồ sộ, bịp bằng lọ thuốc chế theo kiểu Tây, bịp bằng lời nói khôn khéo quyến rũ người bệnh”. Ngô Tất Tố chua chát bình luận: “Mỗi lần họ bịp, ấy là một người chết”. Hiệp sức gây tội ác với bọn lang băm là bọn buôn bán thuốc với vô vàn mánh khóe bịp bợm. Hiệu thuốc “Ông trăng” (Dao cầu thuyền tán) “không biết thẹn” với các ngón lừa: từ quảng cáo láo, đến chữa bệnh khoán…và trơ tráo tuyên bố, chỉ cần “Mỗi người phải lừa một lần” là họ đã đủ giàu rồi. Ngón bịp của Thầy lang con thỏ đực còn “cao tay” hơn “bịp bằng hoành phi câu đối chói lọi trong nhà; bịp bằng lời nói mềm mỏng ngọt ngào như mẹ dầu dỗ khách; bịp bằng mánh khóe quan nọ quan kia uống thuốc của mình mà khỏi bệnh; bịp bằng lối dùng thuốc không thưởng, không phạt; bịp bằng phép bán những vị trọng cho con bệnh hoặc bắt con bệnh phải uống những tễ thuốc ba bốn chục đồng”.

Kết cục là “chung quanh lưỡi dao cầu thuyền tán” của những kẻ bịp bợm ấy “đống xương vô tội đã cao bằng đầu”. Một khi xã hội “phát” về những tệ nạn, nạn mãi dâm, nạn hoa liễu “đương ở thời kỳ bành trướng”, “thịnh vượng”, thì bọn lang băm, đặc biệt các thầy lang chữa bệnh hoa liễu, bệnh “hạ bộ” “phát đạt” là điều tất nhiên. Thực ra, “không phải thần thánh gì đâu, họ toàn là hạng vô học thức và vô giáo dục…không biết nghề thuốc là gì”, chỉ “nhờ về những lời quảng cáo vô liêm sỉ mà lừa thiên hạ”. Bởi vì “trong hai nhăm triệu con rồng, cháu tiên, mỗi người bị lừa một bận thì họ


giàu sụ”. Mà ở cái thời thực dân phong kiến bị bưng bít ấy, các “con rồng cháu tiên” “trình độ còn thấp quá”, chưa lừa họ đã bị mắc lừa.

Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng phản ánh một mặt trái dơ dáy của xã hội - nạn cờ bạc bịp. Ở đây, Vũ Trọng Phụng không chú tâm thuật lại, mô tả lại những cảnh sát phạt trên các chiếu bạc mà sắc sảo vạch rõ hoạt động cờ bạc bịp là một “nghề”, một “kỹ nghệ” - con đẻ của một xã hội lừa bịp. Nó có hẳn một tổ chức, một “cơ chế hoạt động” dưới sự chỉ đạo của những tên trùm bịp sừng sỏ như Ấm B. Nó có cả một “bộ máy hoạt động chạy việc với hàng loạt đồ đệ đàn em từ những kẻ thừa hành, những tay trùm du côn đến những kẻ chuyên dắt “mòng”, giữ két của làng bịp”. Dưới sự chỉ đạo của “Bộ tham mưu”, bộ máy cờ bạc bịp hoạt động hối hả: phái binh đi, rút binh về, “điều binh khiển tướng từ xa”. Chúng còn có cả “xưởng chế tạo khí giới” chuyên nghiên cứu, sản xuất những “khí giới” thiện nghệ trăm trận trăm thắng phục vụ cho kỹ nghệ bạc bịp. Dưới nhiều mánh khóe, vỏ bọc, “cạm bẫy” bạc bịp giăng khắp nơi, ngày càng rộng. Với tài nghệ và kỹ nghệ hoàn hảo, đánh bạc không còn là chuyện đỏ đen mà là thủ thuật của các đòn, ngón, mánh bịp bợm…Ngòi bút tài tình của Vũ Trọng Phụng đã len lỏi vào mọi ngõ ngách làng bạc bịp, phơi trần tất cả những ngón lừa lọc, bẩn thỉu với những chuyện thương tâm, bỉ ổi hoặc nực cười của cái “nghề” bạc bịp. “Mỗi sòng bạc là một bãi tha ma chôn người sống” (Nguyễn Công Hoan). Có thể nói với việc khám phá một trong những thứ “cạm bẫy” nguy hiểm của xã hội, Cạm bẫy người là tác phẩm có giá trị tố cáo, giá trị nhân văn sâu sắc.

2.2.2. Tình trạng bần cùng hóa, tha hóa con người và văn hóa


Đây cũng là một nội dung thẩm mỹ cơ bản thể hiện sâu đậm giá trị hiện thực và giá trị nhân văn của phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022