Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 22



mặt bằng là ngân sách của thành phố, 30% là ngân sách của quận, theo đấy chúng tôi chi trả cho 30 hộ đã được trên 30 tỷ rồi. Nói một cách khác, tiền giải phóng mặt bằng của quận là quận đã làm hết trách nhiệm. Đến lúc này tiền giải phóng mặt bằng phải chi trả là trách nhiệm của thành phố. Đây là câu chuyện rất là dài, thành phố hiện giờ thì không có vốn, thành phố thừa

nhận rồi là thành phố chưa bố trí được vốn...".


10

Để mở rộng vỉa hè con ngò, chính quyền phải giải tỏa 152 nhà dân, tuy nhiên, quá nửa trong số đó không đồng ý nhận tiền đền bù để di dời. Theo quan điểm của người dân, hiện con ngò đã rộng cả chục mét, chính quyền

không nhất thiết phải phá nhà dân đi để mở rộng vỉa hè.

Hình ảnh đơn kiến nghị không mở rộng ngò có chữ ký của gần 100 hộ gia đình

11

phỏng vấn người dân ngò 124 Âu Cơ: "" phỏng vấn người dân ngò 124 Âu Cơ: "" phỏng vấn người dân ngò 124 Âu Cơ: ""


12

Người dân cũng cho rằng, việc đền bù giải phóng mặt bằng có sự không minh bạch về tài chính. Theo sự phân cấp đền bù của quận Tây Hồ, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng sẽ được đền bù 21 triệu, 600 nghìn đồng/m2. Ngoài ra, những công trình xây dựng trên đất sẽ được đền bù theo quy định của pháp luật. Nhưng đối với những ngôi nhà người dân tự ý xây

dựng trên đất vườn liền kề, đất nông nghiệp chỉ được đền bù 252 nghìn


Hình ảnh người dân làm việc với PV ANTV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 22



đồng/m2, và những công trình trên đất không được đền bù, chỉ nhận được một số ít tiền hỗ trợ di dời. Chính vì quy định này nên có những nhà gần nhau, diện tích thu hồi như nhau nhưng có gia đình được đền bù tiền tỷ, còn

có những gia đình chỉ nhận được vài triệu đồng mà mất cả ngôi nhà.

Hình ảnh bảng danh sách nhận tiền đền bù

13

Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Lan Loan, số nhà 65 ngò 124 Âu Cơ: "nhà

cạnh tôi lại nhận số tiền đến bù gấp nhiều lần chúng tôi"


14

Đây là ngôi nhà của bà Hoàng Thị Hà, cán bộ của UBND phường Tứ Liên. Nhà của bà Hà cũng nằm trên đất vườn liền kề, đất nông nghiệp. Trong lần giải phóng mặt bằng này, gia đình bà Hoàng Thị Hà bị thu hồi 46.50 m2. Tuy nhiên, gia đình bà Hà lại nhận được số tiền đền bù lên đến 244 triệu đồng. Như vậy, với mỗi m2 đất ruộng đã xây nhà của bà Hà được đền bù 5 triệu 251 nghìn đồng, gần gấp 20 lần số tiền mà người cùng chung cảnh ngộ, có

nhà xây trên đất ruộng được nhận.

Hình ảnh gia đình bà Hà đang xây dựng


Hình ảnh văn bản thể hiện nhà bà Hà được nhận tiền gấp 20 lần nhà khác

15

Phỏng vấn ông Dậu: "Có những nhà xầm xì nhà ấy được 500- 600 triệu mà nó cũng rau xanh như mình, vậy thì nó phải có sổ đỏ, tại sao nó có sổ mà tôi cũng nguồn gốc đất như thế, cùng thửa đất ấy lại không có sổ, cái ý là cái không minh bạch, mà chúng tôi cần minh bạch... Hiện nay, chúng tôi có biết

nhà cạnh mình được đền bù bao nhiêu đâu, chỉ nghe nói thế này, nghe nói

(phút 00' 33" - 01'39" file

033.4846 (02))



thế kia... Có nghĩa Ban quản lý dự án này không minh bạch, nếu dán lên tôi biết tôi được bao nhiêu, bà đây biết được bao nhiêu để chúng tôi còn so sánh

chứ. Vì thế, dự án này là khuất tất "


16

Lý giải về sự chênh lệch trong đền bù của bà Hà, cán bộ phường Tứ Liên thừa nhận bà Hoàng Thị Hà là kết toán của phường. Việc gia đình bà Hà được nhận số tiền đền bù giải phóng mặt bằng gấp gần 20 người khác vì

ruộng nhà bà Hà là ruộng chính chủ!?

Hình ảnh cán bộ Phường làm việc với PV ANTV

17

Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Lan Loan, số nhà 65 ngò 124 Âu Cơ: Những người bán đất cho chúng tôi cũng phải có gốc tích. Chúng tôi mua lại của họ để xây nhà ở chứ chúng tôi không phải chạy ra sông để lấn chiếm. Như thế

là phường ép chúng tôi vào con đường cùng"


18

PV ông Nguyễn Mạnh Phát, Sở TN&MT Hà Nội: "Về nguyên tắc, một dự án thì phái thống nhất chính sách đền bù giống nhau. Nếu nguồn gốc đất giống hệt nhau thì không thể khác nhau được. Nếu hai nhà có giấy tờ giống

nhau, vị trí giống nhau thì không thể khác nhau được. "


19

Như vậy, việc đền bù giải phóng phóng mặt bằng làm con ngò 124 Âu Cơ,

phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ đã làm sai nguyên tắc. Có thể nói, trong việc thực hiện dự án mở rộng đường ngò 124 Âu Cơ, UBND quận Tây Hồ đã quá




hấp tấp, ban hành nhiều quyết định trước khi có sự hướng dẫn của các đơn vị

chức năng.


20

Cụ thể ngày 09/8/2010, quận Tây Hồ ra thông báo số 25/TB-UBND về việc Thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng tuyến đường ngò 124 Âu Cơ do Phó Chủ tịch quận Thái Văn Hạ ký. Thông báo nêu rò tổng diện tích đất thu hồi là 10.656,7m2. Trong khi đó, mãi đến ngày 17/08/2011 Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội căn cứ vào văn bản số 439/UBND-QLDA ngày 19/4/2011 của UBND quận Tây Hồ để ra Văn bản số 2898/STNMT-KHTH hướng dẫn việc cắm mốc xác định ranh giới khu đất cho UBND quận Tây Hồ thực hiện dự án xây dựng tuyến đường ngò 124 Âu Cơ.


Cũng trong thông báo này, Sở Tài nguyên - Môi trường yêu cầu UBND quận Tây Hồ ra văn bản đăng ký công trình cấp bách và trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt!? Không biết quận Tây Hồ coi việc mở rộng con ngò 124 Âu Cơ quan trọng đến đâu mà phải đưa vào danh mục công trình cấp bách, gạt bay ý kiến của hàng trăm hộ dân, nhất thiết phải xây dựng... trong khi thành phố Hà Nội không có tiền...


Hình ảnh các văn bản thể hiện theo lời đọc


Hình ảnh văn bản 25/TB- UBND


Văn bản 439/UBND-QLDA


Văn bản số 2898/STNMT- KHTH


Văn bản Theo lời đọc





21

Ông Lê Văn Dũng, Trưởng phòng Đầu tư, Sở Tài chính, TP. Hà Nội: 01'30" "Về ngân sách thành phố đã bố trí vốn hay chưa thì đến hiện giờ thì dự toán ngân sách năm 2014 thành phố chưa bó trí hỗ trợ cho dự án này một đồng nào cả. Hiện nay tôi nắm được dưới quận, hiện nay họ đã giải ngân, chủ yếu là cái chi giải phóng mặt bằng từ ngân sách quận, còn cụ thể mời

các anh làm việc với UBND quận."


22

Không những thế, ông Dũng cũng cho rằng, không biết đến bao giờ thành phố Hà Nội mới có thể giải ngân được 70% tổng mức đầu tư cho dự án mở rộng con ngò 124 Âu Cơ... và ông Trưởng phòng Đầu tư Sở Tài chính còn cho biết, hiện nay số tiền hơn 60 tỷ đã chi để giải phóng mặt bằng là tiền của quận Tây Hồ nên vai trò của Sở Tài chính chỉ thỉnh thoảng đi ... kiểm tra.


Hình ảnh PV làm việc với ông Dũng

23

Ông Lê Văn Dũng, Trưởng phòng Đầu tư, Sở Tài chính, TP. Hà Nội: 06'15" "lúc đấy rồi xem khả năng thu của ngân sách thế nào, chứ không thể một lúc có thể hỗ trợ đủ 70% được, phải theo kế hoạch, theo năm thôi".


PV hỏi: "Vai trò của Sở Tài chính trong đầu tư dự án này"


Ông Dũng: "Cái vai trò cũng phải trao đổi luôn, thứ nhất là đây là nguồn

Phỏng vấn:



chi của ngân sách cấp quận. Cấp quận thì vai trò của Sở Tài chính chúng tôi

chỉ là tổng hợp lại, thứ hai chúng tôi chỉ quản lý nhà nước thì định kỹ sẽ đi kiểm tra..."



LÀM TRÁI TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG


24

Ngoài những sai phạm và bất thường trong dự án này, UBND quận Tây Hồ đã làm trái Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Ngò 124 Âu Cơ là ngò dân sinh và theo qui định thì ngò dân sinh được mở rộng 7,5 m (2 làn xe), hoặc 10,5 m (3 làn xe) và vỉa hè chỉ được phép mở 2m.

Tất cả những con ngò ở Hà Nội cũng như các con ngò trên địa bàn quận Tây Hồ đều có vỉa hè chỉ khoảng 2m...

Ngay cả vỉa hè đường Lạc Long Quân, đoạn đối diện UBND quận Tây Hồ cũng chỉ rộng 2,1 m... Vậy mà, không hiểu vì sao chính quyền quận Tây Hồ lại quyết tâm bỏ ra hàng trăm tỷ đồng tiền ngân sách để đền bù, giải tỏa, phá đi hàng trăm nhà dân để mở rộng vỉa hè một con ngò lên 5 m mỗi bên??? Một con ngò "vô tiền, khoáng hậu" trên địa bàn thủ đô...

Hình ảnh con ngò


Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam


Hình ảnh một số con đường, vỉa hè..


(ảnh + âm thanh như chụp ảnh)

Hình ảnh vỉa hè con ngò 124 Âu Cơ

25

Phỏng vấn ông Cù Văn Nhẫn, số nhà 18, ngò 124 Âu Cơ: (00'21" - 01'25" file 033.4854)"Tôi cho rằng dự án con ngò này cho đến nay từ lúc chủ

trương mở rộng đến nay tạo bức xúc lớn cho người dân, Tôi cho rằng, nó




không minh bạch, không rò ràng và có nhiều ẩn khuyất. Ẩn khuất ngay từ chủ trương đầu tư. Nếu làm vì người dân thì chính quyền phải hỏi người dân xem ý kiến như thế nào, dân sẽ đề xuất phương án cho hài hòa, đằng này

không hỏi mà lại bắt đầu từ một ý đồ nào đó... "


26

Có thể thấy, với quyết tâm mở rộng ngò 124 Âu Cơ, chính quyền quận Tây Hồ đã phớt lờ nguyện vọng của đông đảo nhân dân dọc tuyến ngò, mập mờ trong chuyện đề bù giải phóng mặt bằng, và nhất là ban hành những quyết định "chuyện đã rồi", thực hiện xong mới xin quyết định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng sau...!?

Và... phải chăng, việc quyết tâm mở rộng ngò 124 Âu Cơ đâm thẳng ra cánh đồng quất Tứ Liên, thẳng ra sông Hồng còn có một mục đích nào khác, ngoài mục đích giảm ách tắc giao thông...? Hay việc mở rộng vỉa hè là để chờ cơ hội biến ngò thành một con đường chạy thẳng ra cánh đồng quất... nơi có rất nhiều những ngôi nhà không phép ngang nhiên mọc lên từ nhiều năm nay. Nơi mà trong tương lai gần có thể đất ở cánh đồng quất sẽ được chuyển đổi sang mục đích khác...


Hình ảnh lễ khởi công tuyến đường ngò 124 Âu Cơ


Hình ảnh người dân phản đối.


Hình ảnh con ngò, chồng mờ hình ảnh cánh đồng quất, bãi giữa

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí