KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong đó những nội dung về bản chất của rủi ro tín dụng, phân loại, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Một nội dung quan trọng trong chương này đó là phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, làm rõ khái niệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, nội dung phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, chương này đi sâu vào nghiên cứu các mô hình phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, các bài học kinh nghiệm trên thế giới và bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Chặng đường hình thành và phát triển của BIDV qua các giai đoạn như sau:
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 - 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 - nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...
- BIDV thực hiện cổ phần hóa thành công theo đúng chỉ đạo của Chính
phủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 1-2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng.
- Đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mô hình công ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thông lệ quốc tế. Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.
- Tích cực mở rộng mạng lưới, mở rộng phạm vi hoạt động. Trong thời kỳ này, thực hiện chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN - sắp xếp lại mô hình sở giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch với lộ trình 2 năm 2013-2015, BIDV một mặt nghiêm chỉnh chấp hành tái cơ cấu mạng lưới, mặt khác tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động thông qua thành lập các điểm giao dịch mới trên cơ sở đáp ứng đầy đủ theo quy định của NHNN.
- Đến cuối năm 2014, BIDV có 127 CN, 584 PGD, 16 QTK/ĐGD đứng thứ ba trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống, ngoài ra cũng phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS. Đến ngày 25/5/2915, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thương mại tại 06 quốc gia - vũng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà LB Nga và Đài Loan
- Đến thời điểm cuối năm 2018, mạng lưới hoạt động của BIDV không ngừng được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch đảm bảo phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng. Nền khách hàng cá nhân phát triển mạnh mẽ theo định hướng, chiến lược bán lẻ của BIDV, tăng trưởng 10% so với 2015, đạt trên 8,7 triệu khách hàng, tương ứng khoảng 9,5% dân số Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của BIDV đến năm 2018 được thể hiện qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV tại Chi nhánh
Ban giám đốc
Khối quản lý khách hàng
Khối quản lý rủi ro
Khối tác nghiêp
Khối quản lý nội bộ
Khối trực thuộc
Nguồn: [32]
- Ban giám đốc: Là đơn vị đứng đầu 1 Chi nhánh BIDV, bao gồm giám đốc Chi nhánh và các phó giám đốc: Trực tiếp điều hành các hoạt động thường ngày tại Chi nhánh.
- Cơ cấu tổ chức 1 Chi nhánh BIDV được chia thành 05 khối:
+ Khối quản lý khách hàng: Xử lý các công việc liên quan đến tìm kiếm khách hàng, quan hệ khách hàng, đề xuất tín dụng.
+ Khối quản lý rủi ro: Thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất liên quan đến tín dụng, định giá tài sản và thực hiện các công việc khác được giám đốc Chi nhánh giao.
+ Khối tác nghiệp: Trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến tác nghiệp như giải ngân, chuyển tiền, xuất nhập kho…
+ Khối quản lý nội bộ: Xử lý các công tác liên quan đến công tác nhân sự, tổ chức tại Chi nhánh, giúp việc cho giám đốc trong công tác nhân sự và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc Chi nhánh.
+ Khối trực thuộc: Đơn vị thực hiện các công việc khác liên quan đến hoạt động thường ngày của Chi nhánh như vệ sinh, lái xe…
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDV tại Hội sở chính
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng Quản Trị
Ban KT và giám sát
UB chiến lược & tổ chức
Ban thư ký HĐQT Ủy ban QLRR
Trung tâm nghiên cứu Ủy ban nhân sự
Ủy ban CNTT
Ban điều hành
Hội đồng tín dụng
Hội đồng Alco
Các UB/HĐ khác
Khối ngân hàng bán buôn
Khối ngân hàng bán lẻ
Khối kinh doanh vốn và tiền tệ
Khối quản lý rủi ro
Khối tác nghiệp
Khối kinh doanh vốn và tiền tệ
Khối tài chính kế toán
Khối hỗ trợ
Nguồn: [32]
- Đại hội đồng Cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên, Đại hội đồng Cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, thay mặt các Cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chính của BIDV và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BIDV không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.
- Giúp việc cho hội đồng quản trị là các đơn vị: Ban kiểm tra và giám sát, Ban thư ký hội đồng quản trị, trung tâm nghiên cứu, ủy ban chiến lược và tổ chức, ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban nhân sự, ủy ban công nghệ thông tin: mỗi đơn vị phụ trách một mảng hoạt động của BIDV.
- Ban điều hành: Là đơn vị trực tiếp điều hành các hoạt đồng thường ngày của BIDV, bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng Khối của BIDV được Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Chịu sự trực tiếp chỉ đạo của Ban điều hành là các khối: Khối ngân hàng bán buôn, khối ngân hàng bán lẻ, khối kinh doanh vốn và tiền tệ, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối đầu tư, khối hỗ trợ, khối tài chính kế toán: trực tiếp xử lý các công việc phát sinh hàng ngày của BIDV.
- Hội đồng Alco, Hội đồng Tín dụng và các ủy ban/hội đồng khác: Là các hội đồng được thành lập để phê duyệt các công việc vượt thẩm quyền của các khối, do các khối đề xuất lên.
2.1.3 Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018
2.1.3.1 Huy động vốn
Trong giai đoạn 2014 - 2018, kết quả huy động vốn của BIDV không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh khoả. Tính đến hết năm 2018, tổng huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.053.826 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2017, chiếm 12,3% quy mô huy động vốn toàn ngành ngân hàng, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn; nâng tổng số nguồn vốn huy động của BIDV lên 1.226.454 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2017.
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng huy động vốn của BIDV giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
2014
2015
2016
2017
2018
1.053.826
934.111
797.689
685.791
440.472
Nguồn: [28], [29], [30], [31], [32]
Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế có sự biến động đáng kể trong các năm qua do sự tăng nhanh của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế. Cụ thể, năm 2014 huy động từ dân cư chiếm 54% trong tổng vốn huy động, nguồn vốn huy động chủ yếu trong giai đoạn này là từ tổ chức kinh tế. Đến năm 2018 tỷ trọng vốn huy động từ tổ chức kinh tế đã giảm còn 42%, huy
động vốn từ dân cư là 58%. Có được sự thay đổi này là do BIDV đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, thay đổi hình ảnh từ một ngân hàng chuyên bán buôn sang một ngân hàng đa dạng về sản phẩm dịch vụ.
Ngược lại với sự biến động của cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn và theo loại tiền không có nhiều biến động lớn. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn vẫn duy trì ở mức trung bình 81% đối với tiền gửi có kỳ hạn và 19% với tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền VND cũng chiếm trung bình 90% tổng nguồn vốn huy động, loại tiền là ngoại tệ khác chiếm trung bình 10% trong 05 năm gần nhất.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Tổng vốn huy động tổ chức, dân cư | 440.472 | 658.701 | 797.689 | 934.111 | 1.053.826 | |
Phân theo KH (%) | ||||||
1 | TCKT | 46 | 42 | 41 | 40 | 41 |
2 | Dân cư | 54 | 58 | 59 | 60 | 59 |
Phân theo kỳ hạn (%) | ||||||
1 | KKH | 17 | 18 | 17 | 19 | 20 |
2 | Có KH | 83 | 82 | 83 | 81 | 80 |
Phân theo loại tiền (%) | ||||||
1 | VND | 86 | 91 | 91 | 90 | 90 |
2 | Ngoại tệ | 14 | 9 | 9 | 10 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguy Cơ Rủi Ro Đối Với Khách Hàng
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Tình Hình Kinh Doanh Và Rủi Ro Tín Dụng Tại Bidv Giai Đoạn 2014 - 2018
- Biến Động Cổ Phiếu Bidv Thời Điểm Phát Hành Đến Nay
- Quy Trình Chấm Điểm Xếp Hạng Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Tổ
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Nguồn: [28], [29], [30], [31], [32]
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại BIDV ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhằm tiếp