tương lai. VD: MHB đã chủ trương không cho vay trong lĩnh vực đóng tầu trong giai đoạn này.
Thứ hai, biện pháp phòng ngừa rủi ro khách quan. Rủi ro này xuất phát khi khách hàng vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng, khách hàng bị mất khả năng thanh toán hoặc khách hàng cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng... Để hạn chế rủi ro này, MHB Hội sở đã tiến hành lập một chương trình phần mềm chấm điểm khách hàng và xếp loại khách hàng theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao từ đó có cơ chế cấp tín dụng phù hợp. MHB quy định tìm hiểu thông tin khách hàng qua CIC (trung tâm thông tin tín dụng NHNN) và CIH (trung tâm thông tin tín dụng MHB) trước khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, lưu hồ sơ bản trả lời thông tin từ CIC và CIH. Công tác đào tạo kỹ năng thẩm định hồ sơ vay vốn được Hội sở lên kế hoạch từ đầu năm và được tổ chức định kỳ hàng năm, giáo viên giảng dạy đều được mời từ các trường đại học lớn hoặc các trung tâm chuyên đào tạo nghiệp vụ ngân hàng.
Thứ ba, biện pháp phòng ngừa rủi ro chủ quan. Rủi ro này xuất phát từ trình độ non kém về nghiệp vụ của cán bộ tín dụng; Từ việc áp dụng chính sách tín dụng kém hiệu quả; Từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng... Để giảm thiểu rủi ro này, ngay từ đầu năm 2008 Ban Lãnh Đạo MHB đã chia phòng tín dụng tại Hội sở và các chi nhánh thành 3 phòng:
+ Phòng Kinh doanh có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, nhận hồ sơ vay từ khách hàng, làm tờ trình thẩm định phương án kinh doanh và tài sản đảm bảo của khách hàng và đề xuất cho vay trình qua phòng Quản lý rủi ro.
+ Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát lại hồ sơ vay, tái thẩm định độc lập với Phòng Kinh doanh, lập tờ trình thẩm định hồ sơ vay và tài sản đảm bảo lên Giám đốc đồng thời với tờ trình của Phòng Kinh doanh. Giám đốc
nghiên cứu hồ sơ vay, nếu số tiền cho vay dưới mức phải họp Hội đồng tín dụng, giám đốc xem xét và trả lời cho Phòng Quản lý rủi ro, nếu hồ sơ vay thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng chi nhánh sẽ phải thông qua Hội đồng tín dụng lấy ý kiến, tuy nhiên quyết định của Giám đốc là quyết định cuối cùng. Trường hợp số tiền vay vượt hạn mức tại chi nhánh, phòng Quản lý rủi ro gửi hồ sơ về phòng Quản lý rủi ro Hội sở để tiếp tục xin ý kiến của Tổng giám đốc thông qua Hội đồng tín dụng Hội sở.
+ Phòng Hỗ trợ kinh doanh nhận lại hồ sơ vay từ Phòng Quản lý rủi ro sau khi đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến hành giải ngân cho khách hàng và hạch toán ngoại bảng tài sản bảo đảm (nếu có). Hàng ngày, phòng có trách nhiệm đôn đốc thu hồi vốn, lãi các khế ước vay đến hạn và thông báo lập tức cho phòng Kinh doanh các trường hợp khách hàng chậm trả để Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm nhắc khách hàng trả nợ đúng hạn.
MHB dùng công cụ là các văn bản quy định về tín dụng trong từng thời kỳ phù hợp với sự phát triển kinh tế trong nước và nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Hoạt Động Của Mhb – Hà Nội Năm 2003
- Tỡnh Hỡnh Thực Hiện Dịch Vụ Thanh Toán Xnk Của Mhb Hà Nội
- Doanh Số Mua Bán Ngoại Tệ Của Mhb Hà Nội So Với Một Số Chi Nhánh Của Nhtm Khác Trên Địa Bàn Hà Nội Trong Năm 2009
- Đánh Giá Chung Về Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Tại Mhb Hn
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 11
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Cho Mhb Hn
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
2.2.2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản
Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản xuất phát từ đặc điểm mang tính đặc thù của bảng cân đối tài sản là: ngân hàng đã dùng các nguồn vốn ngắn hạn bên tài sản nợ để tài trợ cho các dự án dài hạn bên tài sản có hoặc người gửi tiền đồng loạt rút tiền ngay lập tức khỏi ngân hàng đồng thời hoạt động rút tiền này lại có tính lây lan, phản ứng dây truyền nhanh chóng và rộng khắp vì một thông tin nào đó liên quan đến ngân hàng.
Ban lãnh đạo MHB xác định: vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Ban lãnh đạo là đảm bảo khả năng thanh khoản một các thường xuyên, liên tục và đầy đủ. Kể từ
khi thành lập và đi vào hoạt động, MHB luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt. Hội đồng ALCO, Ban Tài chính – Kế toán, Phòng Quản lý rủi ro tuỳ theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại MHB phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
+ Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
+ Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
+ Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có thể thanh toán ngay trong thời gian bẩy (7) ngày làm việc và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bẩy (7) ngày làm việc tiếp theo.
+ Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do hội đồng ALCO quy định.
+ Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
MHB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ
các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cặp nhật hàng tháng.
Từ 01/02/2010, hệ thống MHB đã chính thức áp dụng chương trình phần mềm ứng dụng mới hiện đại hơn giúp các nhà quản lý có được số liệu về hoạt động ngân hàng nhanh và chính xác để có quyết định đúng đắn trong công tác an toàn thanh khoản.
2.2.2.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động ngoại bảng.
Hoạt động ngoại bảng của MHB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay, các khoản bảo lãnh và các cam kết giao dịch ngoại hối như mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn. Nhìn chung, tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong bảng cân đối ngoại bảng của MHB. MHB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng, phần lớn các khoản bảo lãnh đều có tài sản thế chấp. Rủi ro hoạt động ngoại bảng xảy ra khi giá trị tài sản bảo lãnh bị giảm giá xuống mức thấp hơn giá trị khoản cho vay, khoản bảo lãnh. Để phòng ngừa rủi ro này, MHB áp dụng các biện pháp sau:
+ Hội đồng tín dụng quyết định các hạn mức cho vay, hạn mức bảo lãnh cho cá nhân và doanh nghiệp trên cơ sở thẩm định chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình của MHB.
+ Trước khi giải ngân/ phát hành thư bảo lãnh, khách hàng phải cam kết bổ sung tài sản khác nếu tài sản dùng để cầm cố, thế chấp bị giảm giá trị hoặc cam kết nộp tiền để giảm dư nợ vay, giảm số tiền bảo lãnh để tương ứng với giá trị tài sản đảm bảo.
+ Định kỳ 1 năm một lần đối với hồ sơ vay/bảo lãnh trung dài hạn (thời gian vay/bảo lãnh trên 12 tháng), định kỳ 6 tháng một lần đối với hồ sơ vay/bảo lãnh ngắn hạn, Phòng Kinh doanh kết hợp với phòng Quản lý rủi ro tại từng đơn vị MHB tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo, lưu Biên bản định giá lại tài sản đảm bảo trong hồ sơ vay/bảo lãnh.
2.2.2.6. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khác.
Rủi ro khác bao gồm rủi ro công nghệ, rủi ro khi tác nghiệp là những tổn thất phát sinh do chương trình phần mềm ứng dụng bị lỗi, do con người không tuân thủ đúng quy trình, quy định nội bộ, thao tác xử lý nhầm lẫn trên máy hoặc do con người cố ý làm trái quy định... gây sai sót số liệu hoặc làm mất vốn ngân hàng. Để quản lý loại rủi ro này, MHB áp dụng các biện pháp sau:
+ Thiết lập quy trình cho từng khâu, từng phòng ban nghiệp vụ yêu cầu phải tuân thủ: quy trình huy động vốn, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kế toán, ngân quỹ, tuyển dụng, bảo vệ...
+ Quy định phân công, phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận.
+ Đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ nhân viên.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
+ Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng số liệu liên tục.
+ Trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro.
+ Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên MHB.
+ Tổng hợp, phân tích về các loại rủi ro trong vận hành để rút ra bài học phòng ngừa. Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ công tác quản lý rủi ro.
2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB Hà Nội
Song song với các hoạt động ngân hàng là những rủi ro tiềm ẩn đi kèm: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế, rủi ro ngoại hối… Các ngân hàng bên cạnh việc không ngừng đẩy mạnh các loại hình nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày một cao của xã hội hiện đại cũng liên tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro
ngân hàng. Trong phần này, tác giả xin trình bày các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đang được áp dụng tại MHB Hà Nội.
2.3.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng
Như đã phân tích ở trên, nguồn làm phát sinh rủi ro ngoại hối nội bảng xuất phát từ sự không cân xứng về TSN và TSC đồng ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào.
Tài sản có bằng ngoại tệ tại MHB HN bao gồm: các khoản cho vay bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ… Tài sản nợ bằng ngoại tệ bao gồm: chứng chỉ tiền gửi ghi bằng ngoại tệ do ngân hàng phát hành; tiền gửi bằng ngoại tệ từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng; các khoản vay từ tổ chức tín dụng khác bằng ngoại tệ; các hình thức huy động vốn khác bằng ngoại tệ… Để hạn chế và kiểm soát được sự không cân xứng này, MHB HN đã tuân thủ những quy định, quy chế của hệ thống MHB, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các nguồn tiền ngoại tệ chi nhánh huy động được đều điều hoà vốn cho Hội sở và được hưởng lãi suất điều hoà vốn do MHB quy định từng thời kỳ phù hợp với lãi suất thị trường và đảm bảo có lãi.
Thứ hai, khi chi nhánh cho vay đồng ngoại tệ phải có sự chấp thuận của Hội sở để nhận vốn điều hoà theo số lượng và kỳ hạn tương ứng. Lãi suất nhận vốn điều hoà do MHB quy định trong từng thời kỳ và luôn thấp hơn lãi suất chi nhánh cho vay.
Thứ ba, trong trường hợp chi nhánh Hà Nội tự cân đối nguồn tiền ngoại tệ để giải ngân, chi nhánh phải huy động được nguồn vốn từ bên ngoài qua thị trường liên ngân hàng, hoặc từ tổ chức kinh tế hay cá nhân với số lượng và kỳ hạn tương ứng và phải được sự chấp thuận của Hội sở bằng văn bản.
Thứ tư, chi nhánh Hà Nội luôn tuân thủ theo mô hình tổ chức được quy định bởi Hội sở.
Phòng Nguồn vốn (bao gồm các hoạt động về huy động vốn nội tệ, ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ) chịu trách nhiệm lên kế hoạch, chương trình huy động vốn, mở rộng các mối quan hệ tiếp thị khách hàng để tăng nguồn huy động bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ. Trưởng phòng Nguồn vốn chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc điều vốn đi, điều vốn đến để đảm bảo khả năng thanh khoản của chi nhánh đồng thời tận dụng tối đa các nguồn vốn huy động vào mục đích cho vay hoặc gửi vốn điều hoà không để dư thừa trong tài khoản của chi nhánh để tối đa lợi nhuận. Trưởng phòng Nguồn vốn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hội sở về việc lập tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Tổng giám đốc khi huy động vốn và gửi vốn cho các tổ chức tín dụng khác, hoặc khi số tiền huy động lớn vượt quá giới hạn cho phép của chi nhánh trong từng thời kỳ.
Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho vay, đề xuất các sản phẩm cho vay để đa dạng các đối tượng khách hàng và hoàn thành kế hoạch dư nợ. Trưởng phòng Kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về tính chính xác, tính minh bạch của các hồ sơ xin vay và tuân thủ quy trình tín dụng để giảm thiểu các rủi ro có thể xẩy ra. Trường hợp hồ sơ vay vượt hạn mức phán quyết của chi nhánh, phải trình lên Hội sở xin chấp thuận trước khi cho vay. Hồ sơ sau khi đã được duyệt cho vay của Giám đốc phải được nhập đầy đủ vào máy tính trước khi chuyển phòng Hỗ trợ kinh doanh làm thủ tục giải ngân. Sau khi cho vay, phòng Kinh doanh phải có trách nhiệm kiểm tra khách hàng định kỳ và đột xuất các hoạt động kinh doanh của khách hàng, lập Biên bản kiểm tra sau khi
vay theo định kỳ, thường xuyên đôn đốc khách hàng nộp vốn và lãi khi đến hạn, không để xẩy ra việc chuyển hồ sơ vay sang nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của NHNN.
Phối hợp cùng phòng Kinh doanh để hoàn tất hồ sơ vay còn có Phòng Quản lý rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro có trách nhiệm kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ vay, chỉ ra những kẽ hở của phương án kinh doanh, thẩm định lại hồ sơ vay, thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo và trình lên Ban Giám đốc tờ trình độc lập với tờ trình của Phòng Kinh doanh về việc có đồng ý cho vay hay không cho vay và đưa ra các rủi ro tiềm ẩn có thể xẩy ra đối với hồ sơ cho vay.
Phòng Hỗ trợ kinh doanh có chức năng phối hợp với phòng Kinh doanh rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay đã đầy đủ và hợp lệ như trong tờ trình xin vay hay chưa, kiểm tra mẫu dấu chữ ký của người đứng vay có khớp nhau giữa các hồ sơ vay, tiến hành nhập số liệu giải ngân vào máy tính. Phòng Hỗ trợ kinh doanh hàng ngày có nhiệm vụ thông báo với phòng Kinh doanh những khách hàng chậm trả vốn, lãi đến hạn và làm các báo cáo về công tác tín dụng theo yêu cầu của chi nhánh, Hội sở, NHNN và các ban ngành liên quan.
Phòng Kế toán là nơi xử lý những giao dịch phát sinh từ nghiệp vụ của phòng Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, Phòng Kinh doanh, phòng Thanh toán quốc tế... Có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ của các phòng chuyển xuống trước khi thực hiện chuyển tiền chuyển khoản theo yêu cầu của phòng nghiệp vụ, giải ngân tiền mặt cho khách hàng vay vốn… Phòng Kế toán còn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của việc chuyển tiền (nội tệ và ngoại tệ) đảm bảo tuân thủ các quy định quy chế của MHB và NHNN.
Phòng Kiểm tra nội bộ có chức năng kiểm soát sau toàn bộ các hoạt động của chi nhánh, kiểm tra việc tính đúng, tính đủ đối với các hồ sơ vay, hồ sơ gửi