Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 6

nó gần như là một nỗi ám ảnh. Có lần Khái Hưng đọc đến tên một người bạn giàu sang Thạch Lam chau mày nói “ồ tôi ghét hắn ta lạ...trong cái má hắn ta phinh phính, cái bụng hắn ta xệ xệ: [47 tr, 2]. Đây cũng có lẽ là tâm sự chung của những người tiểu tư sản có học, có đọc, luôn suy nghĩ về nhân tình thế thái. Họ ghét cái đầu óc trưởng giả, cái nhân cách của kẻ trọc phú, không biết sống một cách thanh tao, thậm chí còn hết sức độc ác với những người nghèo khổ.

Cách xây dựng kiểu nhân vật người nghèo trong tác phẩm của Thạch Lam cũng mang một phong cách rất riêng. Họ được miêu tả bằng một số đường nét, chi tiết đơn sơ mang tính chất chấm phá nhưng vẫn hết sức chân thật. Cuộc đời họ không thi vị hóa như một số văn sĩ lãng mạn khác, nhưng ông cũng không miêu tả đến tận cùng những nỗi khổ sở điêu đứng có thể làm bi thảm thêm cuộc đời họ. Ở mảng đề tài này những tác phẩm của Thạch Lam có nét gần gũi với những nhà văn đương thời như Nam Cao, Nguyên Hồng.. Nhưng Thạch Lam nhìn hiện thực và đánh giá nó theo con mắt của riêng ông. Những truyện ngắn của Nguyên Hồng làm sống dậy cuộc sống lam lũ, cơ cực bần cùng của những người lao động nghèo khổ, ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm các thành phố lớn như ngoại ô Bạch Mai, ô Yên Phụ, bãi Phúc Xá, bãi Nhà Dầu ở Hà Nội...hay xóm Chợ con (Hải Phòng)..Nhân vật của Nguyên Hồng hiện lên với nỗi khổ cùng cực được miêu tả một cách khá tỉ mỉ. Trong những xóm nhà lá lợp tôn chen chúc, lúp xúp với những ngọn đèn leo lét ấy đêm đêm vẫn vang lên những tiếng vo vo của đàn muỗi và tiếng ú ớ trong giấc ngủ mệt nhọc của những người lao động nghèo...Những ngày mùa hè luôn luôn có tiếng ầm ầm xô xát nhau vì những chuyện nhỏ nhặt. Đọc truyện của Nam Cao người ta bắt gặp rất nhiều những cảnh cãi vã, chửi bới, đánh chửi nhau của những con người vốn đã khổ trăm bề. Còn tác phẩm của Thạch Lam trước cái khổ trăm bề con người chỉ biết âm thầm chịu đựng một mình “mỗi nhà đều

lặng lẽ âm thầm và chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng, hàng xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khổ như nhau”[49. tr26]. Nhân vật của Thạch Lam không bao giờ vì nghèo, vì bị đầy đọa mà trở nên điên rồ, liều lĩnh đến đường cùng, trở thành lưu manh, trộm cắp. Đó là một nét riêng biệt mà người đọc nhận ra sự khác biệt với các nhà văn đương thời.

Ngòi bút của Thạch Lam tỏ ra thận trọng khi khai thác các mặt tốt đẹp của người lao động. Trong các tác phẩm của nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, dân quê hiện ra như một đám người ngờ nghệch, dốt nát, ngu đần sống ù ì bản năng như những “con lợn không có tư tưởng”. Người nông thôn phần lớn là quê mùa cục mịch như những chú Mộc trong Hồn bướm mơ tiên hay có cử chỉ đến lố bịch như anh Vọi trong Trống mái. Thạch Lam không thể chấp nhận cách gán ghép cho những nhân vật của mình như vậy “Những đức tính và tật xấu mà người dân quê thực không có” [49 tr 58]. Ông nhìn thấy những niềm vui bình dị, những ước mơ nho nhỏ, những đức tính tốt đẹp tiềm ẩn trong họ. Cuộc sống đối với cô hàng xén vất vả quanh năm ấy là sự hi sinh vì mọi người. Trước cái chết của Bác Lê, những con người cùng khổ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, đồng bào. Dù ai nấy đều túng thiếu cả, nhưng họ đã “gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng” [47 tr 30 ]. Người lính cũ của Thạch Lam lâm vào cảnh cùng quẫn, xuống đến cái chót dốc của sự bần cùng vẫn giữ được tính khí khái hiếm có. Thái độ nâng niu trân trọng của Thạch Lam thật khác xa với các tác giả trong cùng Tự lực văn đoàn với ông. Một nhân vật trong Lầm than đã từng thốt lên ; “ Khốn nạn, cái vui, cái sướng của bọn nghèo khổ thật trơ trọi thực chẳng đắt đỏ là bao

Mặc dù vậy, Thạch Lam chưa đi sâu vào tìm ra căn nguyên của sự nghèo khổ, chưa đi sâu vào tìm hiểu bản chất giai cấp mà ông mới dừng lại ở chỗ băn khoăn, cảm thương chung với số phận người nghèo. Ông đã chủ quan và

ảo tưởng khi cho rằng “Chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ để an ủi những người cùng khổ ấy”. Lòng trắc ẩn của ông tuy chân thành, nhưng mới chỉ là thứ nhân đạo trừu tượng, do đó cuộc đời tầm thường đáng thương của người dân nghèo trong truyện ngắn của ông cứ lặng lẽ trôi đi, trong sự an phận, chịu đựng, cái thế giới tĩnh tại ấy dường như không thay đổi. Sự cam chịu ấy cũng là một đặc điểm thuộc về bản chất của một kiểu nhân vật phổ biến trong các tác phẩm của ông.

2.2.2. Nhân vật người phụ nữ.

Đối với các nghệ sĩ-dù sáng tạo trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, nhưng hình tượng người phụ nữ luôn có một sức mạnh, sự quyến rũ để các nhà văn hướng ngòi bút của mình đến. Và họ đã trở thành đề tài sáng tác của các thế hệ nhà văn từ cổ tới kim...Chỉ tính riêng trong văn học Việt Nam từ 1930-1945, người phụ nữ cũng nổi lên trong văn học như một hình tượng nghệ thuật hết sức quen thuộc và quan trọng. Ở mỗi tác giả bên cạnh những điểm chung, hình tượng này lại mang những nét rất riêng biệt. Người phụ nữ trong các tác phẩm của Thạch Lam đa số là những người mẹ, người chị, hiền lành chất phác, giản dị, chịu thương chịu khó theo đúng khuôn mẫu cổ truyền. Những con người này hoàn toàn phù hợp với khung cảnh nghệ thuật quen thuộc trong tác phẩm của Thạch Lam: Những làng quê, ngõ huyện thanh bình nhưng đìu hiu. Không gian ấy chính là của họ, là môi trường để họ sống và bộc lộ tính cách và bản chất. Thạch Lam hiểu họ và cũng rất yêu vẻ đẹp tiềm ẩn trong họ. Điều này thật khác với các nghệ sĩ lãng mạn khác, những bạn văn của ông thời ấy. Trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, hình ảnh những cô gái mới, những cô gái thành thị với nhưng suy nghĩ và hành động cũng hết sức tân thời chiếm đa số.

Người phụ nữ thường được gọi một cách âu yếm là phái đẹp, Thạch Lam là người chuộng cái đẹp và hết sức tinh tế trong việc nhận thức cái đẹp đó.

Trong cuộc sống hàng ngày từ cách ăn mặc của ông cũng mang một phong thái riêng. Đôi khi ông mặc một bộ vét bạc màu, nhưng lại thắt một chiếc ca vát đắt tiền. Người ta gọi đó là phong cách có điểm sáng. Phong cách đó cũng thể hiện trong sự sáng tạo của ông. Khi miêu tả ngoại hình người phụ nữ, đặc biệt là các cô gái trẻ, Thạch Lam không mô tả toàn bộ chân dung của họ, mà chỉ chọn lọc để khắc họa nét ngời sáng nhất. Chính vì vậy, ông rất chú ý thể hiện đôi mắt của các cô gái. Theo quan niệm Phương Đông, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi tập trung toàn bộ tinh lực của con người. Chính vì vậy khi đọc tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du các nhà nghiên cứu cho rằng, trong tác phẩm chỉ có nhân vật Thúy Kiều là được tác giả tập trung miêu tả đôi mắt “Làn thu thủy nét xuân sơn”, cũng chỉ có Kiều là con người giàu tình cảm, có tấm lòng trắc ẩn nhất trong thế giới nhân vật của Nguyễn Du. Đôi mắt của các thiếu nữ trong truyện ngắn của Thạch Lam thường không giấu được vẻ ngây thơ chưa từng biết đến những khuất khúc của cuộc đời. Trong truyện ngắn Nắng trong vườn, chàng trai thấy rung động cả tâm hồn khi cô gái “đăm đăm nhìn tôi, hai mắt như cánh hoa tím ướt” [50 tr 13]. Đôi mắt “đen lánh và thơ ngây như đôi mắt trẻ con” còn cô gái nhỏ trong Tiếng sáo cũng gây được ấn tượng đối với độc giả. Đôi mắt trong sáng như hé cười với cái miệng hơi hé trên hàm răng nhỏ và trắng muốt của Mai trong Bóng người xưa cũng là một nét duyên dáng của nhân vật. Các thiếu nữ của Thạch Lam đẹp một cách ngây thơ và kín đáo. Ngay cả những cô gái sống trong vũng bùn trụy lạc vẫn có một vẻ đẹp riêng. Ở những cô gái làng chơi, Thạch Lam vẫn nhìn thấy “hình như có một chút nước mắt vừa rơm rớm bờ mi nàng” [51. tr 24]. Những dáng vẻ bề ngoài mong manh ấy phần nào phản chiếu tâm hồn dịu dàng đáng yêu, nhưng cũng hết sức yếu ớt trước cuộc đời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Theo nhận xét của những người cùng thời, Thạch Lam một họa sĩ có tài. Điều này đã góp phần không nhỏ vào văn nghiệp của ông. Dưới con mắt

người nghệ sĩ ấy, bức tranh miêu tả người phụ nữ thật giàu sức gợi cảm: “Người cô nổi lên trên nền lá xanh như một bông hoa trong sáng sớm. Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phất phới với tất cả ánh nắng, lá cây, bóng mát cũng hình như đang tưng bừng rờn múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn ấy” [51,tr14]. Đứng trước người con gái tràn đầy sức sống thanh xuân ấy, có chàng trai nào lại không muốn trở thành thi sĩ. Nhân vật nữ trong các tác phẩm của Thạnh Lam bao giờ cũng hiền hậu, dù đó là những người thiếu nữ hồn nhiên nhí nhảnh hay những bà mẹ, những người bà lưng đã còng đi theo năm tháng. Trong một số truỵên chúng ta bắt gặp hình ảnh những người bà hiền từ âu yếm như những bà tiên trong các câu truyện cổ tích. Đó là bà của Thanh trong Duới bóng hoàng lan bà của Tiên trong Bên kia sông, với mái tóc bạc phơ, mồm nhai trầu bỏm bẻm và đôi mắt sáng chan chứa tình yêu thương ân cần đối với những đứa cháu yêu quý. Những hình ảnh ấy quá đỗi thân thuộc với chúng ta chính vì vậy mà nó dễ đi vào lòng người.

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 6

Những nhân vật nữ trong các truyện ngắn của Thạch Lam thường là những phụ nữ nông thôn thuần hậu hoặc ít ra cũng có nguồn gốc từ nông thôn. Ở điểm này nhà văn có sự gặp gỡ với các nhà văn hiện thực phê phán như Ngô tất Tố, Nguyên Công Hoan. Nhưng những nhân vật này được nhìn qua một lăng kính rất khác của Thạch Lam so với các nhà văn kể trên.

Hình tượng người mẹ được miêu tả với tất cả sự trân trọng và yêu quý. Những người mẹ ở đây là linh hồn là trụ cột trong mỗi gia đình. Chính vì vậy “người ta gọi mỗi gia đình bằng tên người mẹ: nhà mẹ Lê, nhà mẹ Đối, nhà mẹ Hiền,”[47 , tr29]. Người mẹ trong Nhà mẹ Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn, thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Đó là hình ảnh tiêu biểu của bà mẹ nông dân Việt Nam: Khắc khổ, lam lũ. Tuy sống một cuộc đời lam lũ thiếu thốn trong căn nhà lụp xụp trông như một cái ổ chó, nhưng mẹ Lê vẫn có cái niềm vui giản dị của một gia đình xum họp

một bữa cơm nóng giữa buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh” [47 tr31]. Không khí đầm ấm ấy được tạo nên bởi tình cảm bao la đằm thắm của người mẹ.

Trong muôn ngàn hình ảnh của người phụ nữ lao động Việt Nam, ông đã chọn lọc và khắc họa một hình ảnh tiêu biểu: cô hàng xén. Những ai đã từng sinh ra và lớn lên sau lũy tre làng hẳn sẽ hiểu được điều này. Những cô hàng xén xinh xắn, tần tảo dường như không thể thiếu trong các chợ ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Cô hàng xén Tâm trong truỵên ngắn cùng tên của Thạch Lam cũng hội tụ đầy đủ nét duyên dáng như thế. Ngày lại ngày, cô nhẫn nại đi về với gánh hàng rẻ tiền nhưng “đòn gánh cong xuống và hàng nạng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp của bước đi” [51 ,tr 37 ]. Tâm hồn của cô hàng xén thật trong sáng. Ước mơ của cô biểu thị một lấm lòng vị tha cao cả, đó là ước mơ mua giấy bút để cho các em nàng ăn học, và Tâm mơ ước đến một ngày sau này khi các em của cô sẽ thành công. Hạnh phúc của những cô gái như thế được tìm thấy trong sự hy sinh vì người khác, đồng thời cô cũng tự ý thức được về mình. “Cô thấy lòng ấm áp và tự kiêu, lòng người chị chịu khó nhọc để kiếm tiền nuôi các em ăn học” [51 ,tr 35]. Phải chăng đó là nét đẹp riêng mà Thạch Lam đã tìm thấy ở cô. Trách nhiệm với gia đình luôn là một gánh nặng đối với những người phụ nữ yếu ớt và bé nhỏ. Thạch Lam đã nhìn thấu suốt cuộc đời của họ khi đang còn là một thiếu nữ đến khi trở thành một thiếu phụ “toàn những khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ”. Mặc dù vậy, bất luận trong hoàn cảnh nào, những người phụ nữ này cũng không bị tha hóa. Khi đã có gia đình, đối với các em mình, Tâm vẫn cứ là người chị giàu đức hi sinh như ngày nào. Nàng sẵn sàng rút đến đồng tiền cuối cùng đưa cho em nộp học dù biết rằng đó là tiền lấy họ của chồng và biết cơn giận dữ sẽ trút xuống đầu mình.

Bên cạch những người phụ nữ như Tâm, mẹ Lê- những người phụ nữ mà bản chất tốt đẹp luôn giữ được bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt, ta cũng gặp không ít những nhân vật phụ nữ trong các truyện ngắn của Thạch Lam những người phụ nữ vì nghèo mà sa chân lỡ bước. Nhân vật Mai trong Trong bóng tối buổi chiều, vì không thắng nổi sự cám dỗ của vật chất phù hoa đã tự biến mình thành đồ chơi cho chủ, phản bội lại mối tình đẹp đẽ chân chính của mình. Cô gái mộc mạc quê mùa ngày xưa đã có “nhẫn ở ngón tay và hoa tai lấp lánh dưới mái tóc, sang trọng như các bà giàu có”[50 ,tr 93] mà không phải bằng sự lao động chính đáng của mình. Ở truyện ngắn “Đói” khi đã bị dồn đến bước đường cùng Mai đã không giữ được mình, nàng đã phản bội lại chồng mình. Nhưng nói một cách công bằng hành động bán thân của nàng cũng là vì chồng, nàng không đành nhìn chồng đang đói lả. Vì chồng mà phản bội, đức hi sinh của người phụ nữ ở đây được đặt vào một hoàn cảnh thật trớ trêu. Chính vì vậy mà đã tạo nên một màn bi kịch. Tuy nhiên những người phụ nữ như thế thỉnh thoảng mới xuất hiện trong truyện ngắn của Thạch Lam còn đại đa số các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Thạch Lam đều là những con người trong sáng, chân chất.

Khi đọc những truyện ngắn của Thạch Lam, chúng ta đều thấy những nhân vật nữ trong tác phẩm đều là những con người an phận. Trước khó khăn khổ sở họ chỉ biết than thở, thở dài. Nhìn đàn con ốm yếu mẹ Lê cảm thấy đầy đủ sự bất lực của mình, chỉ biết khóc than cho thân phận hẩm hiu. Tâm trong Cô hàng xén suốt đời cam chịu đi theo một lối mòn mà không biết ai đã đặt ra cho mình . “Làm việc đối với Tâm là cái lệ chung của người ta. Cô thấy chung quanh toàn là những đàn bà chịu khó vất vả làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Không bao giờ cô có ý nghĩ cho mình, cho cuộc đời cô” [51, tr 36]. Tâm yên phận theo những nền nếp dường như là tiền định đối với người phụ nữ, để sống một cuộc đời buồn tẻ, nhạt nhẽo u ám không có lấy một ngày thực

sự sung sướng. Cũng như thế trong Hai dứa trẻ Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ” [50, tr 117]. Những người phụ ấy không bao giơ thoát khỏi luy tre làng. Họ chỉ mơ hồ biết về cuộc sống khác đẹp và rực rỡ hơn. Nó chứa đựng nhiều điều mới lạ mà họ chưa biết và có lẽ họ sẽ không bao giờ biết được.

Trong xã hội thực dân phong kiến những người dân nghèo là những người phải chịu nhiều áp bức bóc lột. Và người phụ nữ bao giờ cũng là những người phải gánh chịu nhiều nỗi áp bức nhất. Người phụ nữ trong tác phẩm của Thạch Lam là những con người luôn cam chịu, theo những khuôn mẫu có sẵn, nó buộc phải phục tùng chồng con, gia đình như kẻ ở trong gia đình. Qua năm tháng “dần dần Mai nhẫn nại sống bên cạnh chồng sẵn sàng cúi đầu trước những lời chửi mắng”[50, tr98”]. Cuộc đời của Dung trong Hai lần chết, là sự lặp lại cuộc sống bị đầy đọa của Liên trong Một đời người, tuy rằng một người ở nông thôn, còn người kia ở thành thị. Ngày lại ngày, họ lại phải chịu những nỗi khó nhọc, vất vả của công việc lao động và sự áp bức về tinh thần. Kẻ hành hạ họ không phải là ai khác mà chính là những đức ông chồng vũ phu, những bà mẹ chồng cay nghiệt. Họ là những người khổ sở những thiếu lòng nhân ái, chính vì vậy mà khi có điều kiện họ sẵn sàng hành hạ những người yếu thế hơn mình. Người phụ nữ như vậy khi về nhà chồng họ thường có tính nhẫn nại cao. Dung đã cố vùng vẫy thoát khỏi cuộc sống khắc nghiệt bằng cái chết khi mới 14 tuổi. Nhưng số phận phải khiến cô tiếp tục sống tiếp cuộc đời khổ nhục. Cái chết nằm trong sự sống, đó chính là điều đáng sợ nhất. “Lần này về nhà chồng, nàng thực sự là chết đuối, chết không bấu víu vào đâu được. Chết không còn ai cứu vớt nàng ra nữa” [47 ,tr 123]. Họ cam chịu sống vật vờ như một cái bóng, âm thầm gắn cuộc đời mình vào cuộc đời của những người khác, thậm chí đành nhắm mắt để hạnh phúc tuột khỏi tay mình. trong

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí