Trong truyện ngắn của Thạch Lam, nếu như thời gian của quá khứ luôn được hồi tưởng với những kỷ niệm ngọt ngào, ấm áp, tươi sáng thì thời gian hiện thực lại luôn đồng nghĩa với những khổ đau.
Thời gian hiện thực có mặt đa số trong các tác phẩm có tính tự truyện như: Cô Hàng xóm, Nhà mẹ Lê, Hai lần chết, hai đứa trẻ, Một đời người…
Trong thời gian hiện thực các nhân vật luôn bị cột chặt vào hoàn cảnh, vào cuộc mưu sinh tính toán của đời thường. Chuỗi thời gian của các nhân vật chỉ là sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán…Tất cả như hòa thành một màu xám xịt, và cuộc đời, số phận của các nhân vật quá đỗi bi đát, không lối thoát.
Trong truyện Cô hàng xén kể về nhân vật Tâm suốt đời lo toan tần tảo, hy sinh vì người khác “ngoài giang san nhà chồng phải gánh vác, Tâm lại lo sao kiếm được đủ tiền để gửi cho các em ăn học”. Thời gian đối với Tâm đồng nghĩa với những lo toan chồng chất “Đời nàng lại y như trước, chẳng khác gì những ngày khó nhọc và cố sức lại kế tiếp nhau…”
Nhà mẹ Lê kể về cuộc đời nghèo khổ, cơ cực đến xót xa của gia đình nông dân một mẹ và mười một đứa con. Hàng ngày cả gia đình phải đối chọi với thiếu thốn, với cái đói. Miếng ăn của cả gia đình phụ thuộc vào sự may rủi:
“ những ngày may mắn có người mướn, bác Lê dậy sớm để tối về có bát gạo nuôi lũ con đói ở nhà. Những ngày không có ai mướn thì cả nhà phải nhịn đói. cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói..” Thời gian trôi qua với cái điệp khúc đều đặn, đáng sợ, nó như đang bào mòn cuộc sống của gia đình bác cùng những gia đình trong cái phố huyện nghèo đó. Thời gian hiện tại ở đây chỉ giúp cho nhân vật có cảm giác mình đang tồn tại, chứ không đưa ra một tia hi vọng nào cho nhân vật. Chính vì thế người mẹ khốn khổ trong cơn vật lộn với cuộc sống để cứu đói cho cả gia đình đã phải hứng chịu một kết cục bi thảm: là cái chết, để lại một đàn con không
biết trông cậy vào ai. Thời gian hiện tại trong truyện ngắn Thạch Lam đồng nghĩa với cuộc sống bất hạnh của nhân vật.
Ở tác phẩm Hai đứa trẻ, thời gian hiện tại cũng là thời gian tẻ nhạt, đơn điệu đến nhàm chán. Cảnh phố huyện hôm nay cũng như hôm qua và lặp lại ở ngày mai: “một ngày như mọi ngày”.
Trong vòng quay khắc nghiệt của thời gian, con người phải sống mòn mỏi và luôn chờ đợi một điều gì đó.
Qua cuộc đời của Liên( Một cuộc đời) thời gian hiện thực là thời gian không lối thoát: “ngày nọ nối tiếp ngày kia Liên phải chịu cái đời khổ sở đau đớn mọi ngày”. Đó là cái khổ một đời người của Liên, của Dung (Hai lần chết) và biết bao người phụ nữ khác trong xã hội cũ.
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 5
- Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 6
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Thạch Lam
- Ngôn Ngữ Gợi Tả Cảm Xúc, Cảm Giác.
- Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 10
- Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 11
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Bên cạnh thời gian hiện thực mà Thạch Lam dùng để dẫn chuyện, trong các truyện đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, dường như thời gian bị nhòe đi theo dòng cảm giác. Thời gian được ý thức như một đại lương không xác định.
-“Một buổi sáng mùng một tết, nàng không nhớ rõ là tết năm nào, nhưng đã lâu lắm rồi thì phải” (Tối ba mươi)
-“Nàng không nhớ rõ gì cả, ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết”
(Hai lần chết)
-“Tâm nghĩ đến trước kia, hình như là đã lâu lắm …” (Cô hàng xén)
Sự lãng quên các yếu tố thời gian trong các trường hợp trên, nhằm kéo dài sự vô nghĩa, chán chường của những kiếp người. Họ sống mà như không phải sống, chỉ để tồn tại, không có ý thức.
Trong những tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam có nói đến thời gian tương lai, nhưng nó chỉ là một tương lai mù mịt không chắc chắn, không rõ rệt.
Ở truyện ngắn Nhà mẹ Lê nó là mốc một thời gian tương lai nhưng thời gian đó nó lại tối tăm mù mịt, bi thảm. Cái cảm giác lo sợ đè nén tâm can của những người hàng xóm, khi hàng ngày họ phải chứng kiến cảnh đàn con của Bác Lê mất mẹ đói lả ngồi ở vỉa hè.
Còn truyện Cô hàng xóm thời gian lại được thể hiện qua tâm hồn của Tâm. Một lúc nào đó thảnh thơi Tâm “mơ màng nghĩ đến sự thành công của các em sau này: đỗ đạt rồi đi làm trên tỉnh giúp mẹ, nhà nàng lại mát mặt như xưa…”. Mặc dù trong suy nghĩ của nhân vật như thế nhưng chúng ta thấy thời gian tương lai ở đây cũng mờ mịt, không chắc chắn.
Truyện dưới bóng hoàng lan trong cái khung cảnh tĩnh lặng và đầy hương thơm thì cảm giác thời gian như một sự ngưng đọng. Cái ngưng đọng được bắt đầu từ khi nhân vật chính là Thanh từ trên tỉnh trở về thăm bà “phong cảnh vẫn y nguyên như ngày chàng đi xa. Gian nhà vẫn tĩnh mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ…”. Cho đến lúc Thanh ra đi “chàng bé quá và lại đi xa…”. Thời gian ngưng đọng gây cảm giác xao động trong tâm hồn con người.
Thời gian ngưng đọng, với Thạch Lam như là một sự tận hưởng, muốn dừng lại thật lâu để nhìn cái đẹp trong sự bảo tồn, gìn giữ trân trọng mến yêu của nhà văn. Theo Phong Lê “Đây là sự ngưng đọng trong thế giới biến đổi. Nếu sự biến đổi là theo hướng lụi tàn, bi quan thì sự ngưng đọng là níu giữ để bảo tồn những gì tốt đẹp, những gì là niềm tin và chỗ dựa cho con người” [53. tr.66 ]
Khác với trường hợp của Thanh, Tâm (Trở về), sự ngưng đọng không thể níu chàng ở lại với quê hương, quay về với cội nguồn của mình, song ít ra nó cũng khiến cho lòng chàng cảm thấy cảm động. Tâm cảm nhận “Cái nhà cũ vẫn như truớc không thay đổi…vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ…”
Thời gian được cảm nhận như một sự ngưng đọng là một trong những thủ pháp hay được dùng để đạt tới sự đúc kết thời gian. Làm cho thời gian ngưng lại ở một khoảnh khắc nhất định, đã từ lâu được nhiều tác giả sử dụng gọi là “sùng bái khoảnh khắc”.
Theo tác giả Jean – Jacques Rousseau kể lại rằng: Ông đã sống ở Saint- Pierre những giờ phút hạnh phúc, trong thời đó thời gian không còn tồn tại và hiện tại dường như vĩnh viễn…
Trong truyện ngắn của Thạch Lam, thời gian nghệ thuật luôn đựơc xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người. Do đó, thời gian có lúc trôi đi thật nhanh, nhưng có lúc dường như ngừng trôi, hoặc trôi thật chậm chạp: “Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê! (Tản Đà). Thời gian có lúc trôi thật nhanh. Đó là thời gian của bé Dung (Hai lần chết) chưa phải đi lấy chồng, dẫu phải sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình, nhưng cô vẫn thấy đó là quãng thời gian cô được an phận, vô tư, không tính toán… Vậy mà “thấm thoắt đã 14 tuổi”… ở đây Thạch Lam đã biểu thị thời gian bằng hai chữ “thấm thoắt”.
Thời gian có lúc trôi thật chậm: nhân vật Thành ( Sợi tóc) trong khoảnh khắc đấu tranh gay gắt với chính bản thân mình trước sự cám dỗ của đồng tiền: lấy hay không lấy với những đồng tiền của bạn. Lúc đó Thành thấy “một lúc bây giờ sao lâu thế”…Sự nhanh chậm của thời gian trong cuộc đời thực cũng như trong tác phẩm văn học nhiều khi do tâm lý con người mà có.
Với những tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các hình thức thời gian nghệ thuật để tổ chức tác phẩm của mình nhằm đạt hiệu quả cao trong việc bộc lộ nội dung tác phẩm.
Truyện ngắn Thạch Lam là sự kết hợp nhịp nhàng, không gượng ép của các lớp thời gian: Đó là thời gian quá khứ tâm lí của nhân vật, thời gian hiện tại dẫn truyện, thời gian trong tương lai gợi mở, thời gian trong cảm giác…Từ đó chúng ta thấy được một phong cách rất tài hoa của nhà văn Thạch Lam.
3. 2. Không gian nghệ thuật
3 .2 .1 Quan niệm về không gian nghệ thuật
Cùng với thời gian, không gian nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm. Không gian là môi trường hành động của nhân vật, là bối cảnh diễn ra các sự kiện, là đối tượng miêu tả, là chất liệu nghệ thuật của các nhà văn. Không gian ở đây có thể là một nơi chốn cụ thể của một tác phẩm, cũng có thể là một quang cảnh chung, nó là mối quan hệ giữa các nhân vật với thời gian.
Con người là nhân vật trung tâm được phản ánh trong các sáng tác của người nghệ sỹ. Chính vì vậy mà con người có mối quan hệ mật thiết với thế giới xung quanh, nơi họ sinh ra và lớn lên như: cây đa bến nước, con đò.... Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan của nhà văn. ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng. Chính vì vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, nó không đồng nhất với không gian địa lí.
Có thể nói rằng không gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng của tư duy nghệ thuật. Có thể phân tích không gian, phát hiện không gian trong tâm tưởng, lý giải chất động tĩnh thực hư của nó thông qua việc tìm hiểu các quan hệ khăng khít giữa nó với thời gian nghệ thuật.
3.2. 2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam
Cùng với việc tìm hiểu về thời gian nghệ thuật, đi sâu vào khám phá không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam là một bước quan trọng cho ta thấy được thế giới và con người của nhà văn
Thạch Lam có quan niệm về sáng tác không giống với các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, mà giọng văn của ông luôn hướng về phía cuộc đời thực. Chính vì vậy mà không gian làm nên chất liệu nghệ thuật cho nhà văn là không gian hiện thực hàng ngày.
Qua việc khảo sát các tập truyện ngắn của Thạch Lam, chúng ta thấy ở hầu hết các tác phẩm của ông không gian hiện thực hàng ngày luôn hiên lên như nó vốn có. Thạch Lam không tạo cho các tác phẩm của mình một không gian hoành tráng, hay các nhà hàng sang trọng, đến các bãi biển đông vui đầy nắng, đầy tiếng nói cười như các tác phẩm của Nhất Linh-Khái Hưng. Mà ngược lại trong các sáng tác của Thạch Lam không gian hiện thực vừa ngột ngạt, vừa u tối, đằm thắm trữ tình với một vùng nông thôn quen thuộc, ở đó với những vườn cây yên ả giản dị,…Tất cả được dựng lên với một gam màu dịu nhẹ, với những nét vẽ chân phương song cũng không kém phần sôi động, gợi tả.
Không gian hiện thực hàng ngày trong truyện ngắn của Thạch Lam chủ yếu được miêu tả ở hai phương diện: không gian nông thôn gắn với việc miêu tả hình ảnh những người nông dân nghèo nàn, cơ cực, chất phác và không gian thành thị gắn với hình ảnh những người tiểu tư sản với cuộc sống bế tắc và những người lao động nghèo khổ.
Tuổi thơ của nhà văn Thạch Lam gắn bó với khung cảnh ở nông thôn, phố huyện Cẩm Giàng. Khi còn nhỏ ông thường theo lũ trẻ chơi ở chợ huyện, hay đi xúc tép, bắt cá …chính những kỷ niệm thời thơ ấu đã làm cho nhà văn có một vốn sống, vốn hiểu biết về cuộc sống thôn quê để từ đó ông thể hiện vào trong những trang văn của mình. Theo nhận xét của GS Phan Cự Đệ “Thạch Lam viết về những người dân nghèo xóm chợ đó với một niềm cảm thương chân thành man mác…”
Mỗi một nhà văn đều đưa vào trang viết của mình với những hình ảnh khác nhau, như Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn với một không gian ở nông thôn nhưng đó không yên ả mà là nơi tiếng trống, tiếng tù và, tiếng gõ mõ đốc sưu thuế. Hay không gian nông thôn trong các sáng tác của Hoàng Đạo là cảnh những người nông dân ăn ở mất vệ sinh. Còn không gian nông thôn
trong truyện ngắn của Thạch Lam là một không gian nhỏ hẹp, tĩnh lặng, u buồn tăm tối, ở đâu cũng gặp những túp lều rách nát, những mái nhà xơ xác…Đó là không gian gắn với cuộc đời và số phận của những con người “nhỏ bé”, tội nghiệp, luôn lo sợ bởi cuộc sống ngày càng khó. Đó là một không gian mà con người chỉ có thể sống một cuộc đời mòn mỏi, vật vờ, cuộc sống không có ngày mai ( Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Cô Hàng xén…)
Trong truyện Nhà mẹ Lê, hiện lên cả một phố chợ nghèo khổ với “hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm…” sống bên trong đó là những con người “đói rét, khổ sở”, hàng ngày phải đối chọi với sự lam lũ, vất vả để kiếm ăn. Mẹ Lê lam lũ cả ngày mà cả nhà phải nhịn đói, và cũng vì miếng ăn, vì sự sống của cả nhà mà mẹ Lê phải nhận lấy một kết cục bi thảm.
Với nhân vật Liên và An trong Hai đứa trẻ và những người sống ở phố huyện nơi hàng ngày có những chuyến tàu chạy qua thì số phận dẫu không bi thảm như mẹ Lê, song cũng chẳng có gì sáng sủa hơn. Đó là cái phố huyện tồi tàn, nghèo đói, đó là sự lặp đi lặp lại nhàm chán từ cảnh vật đến con người. Nơi đây mỗi người một công việc, một tâm trạng khác nhau, nhưng đều gặp gỡ, quần tụ trong một điểm chung đó là sự nghèo khổ đến tội nghiệp.
Đằng sau lũy tre làng là cả một cuộc đời vất vả lo toan của Tâm ( Cô hàng xén). Dưới những dãy nhà lụp xụp trong phố huyện nghèo nàn hay sau lũy tre làng… thì người đọc cũng cảm nhận được sự chật hẹp, tù túng của không gian. Con người hàng ngày bị bó buộc trong cái không gian đó khiến cho sự nhàm chán càng thêm nhàm chán. Đó là không gian hiện thực khép kín mà con người không thể vùng vẫy thoát ra được, mọi hoạt động, mọi suy nghĩ đều bị chi phối trong đó.
Bên cạnh không gian ngột ngạt, u buồn đó thì trong truyện ngắn của Thạch Lam, không gian nông thôn còn có một mảng khác tĩnh lặng, thoáng đãng. ở đây con nguời dường như được trút bỏ hết những lo âu của cuộc sống,
của sự mưu sinh đời thường. Con người thấy nhẹ nhõm tươi mát hơn. Đó là nhân vật Thanh ( Dưới bóng hoàng lan), sau những chuỗi ngày làm việc ở tỉnh, về thăm quê. Một không gian thoáng đãng, bình dị thơ mộng được mở ra. ở đây cảnh vật và con người “một vườn cây râm mát với mùi hoàng làm dịu nhẹ” đến “người bà rất đỗi yêu quý, cùng người bạn gái dễ thương vẫn chơi với chàng từ thuở nhỏ”. Tất cả đều trở nên gần gũi, lưu luyến gắn bó với chàng. Dẫu chỉ thu nhỏ trong không gian là vườn cây, một mái nhà giản dị nhưng người đọc lại không có cảm giác tù túng về không gian. Phải chăng, những khoảng không gian đó trong số những tác phẩm của Thạch Lam làm cho người đọc cảm thấy thư thái về tâm hồn và cảm nhận cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tương tự như vậy không gian nông thôn trong truyện ngắn Trở về cũng là một không gian đẹp, trong sáng và đầy ý nghĩa với Tâm. Dẫu sống trong cảnh thành thị, sang trọng, chàng gần như đã dứt bỏ quá khứ “không bao giờ còn nghĩ đến quê nữa”, thì trong lần trở về “bất đắc dĩ” ấy, Tâm cũng không khỏi cảm động. Vừa đến đầu làng “một cảm giác mát lạnh trùm lên hai vai Tâm”. Không gian bình dị hiện hữu trước mắt chàng với “cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng’’ với “vòm lá tre xanh trong ngõ’’ Một không gian rất đặc trưng cho làng quê Việt Nam; yên tĩnh thanh bình và thức dậy trong lòng người những nỗi niềm man mác.
Khác với Tâm (Trở về), nhân vật Tâm trong truyện ngắn Những ngày mới khi nhận ra cuộc sống ở thành thị vô vị nhàm chán, chàng trở về gắn bó với làng quê và đã tìm thấy niềm vui của con người cùng cảnh vật ở quê hương. Giữa không gian nông thôn bình dị, thoáng đãng đó “mỗi cơn gió hay mầm cỏ đối với chàng đều có ý nghĩa riêng’’
Chính không gian trong trẻo ấy có tác dụng không nhỏ trong việc nâng đỡ, níu kéo tâm hồn con người, thậm chí có khi thức dậy những ước mong rất