Cô Đơn, Buồn Nản, Chán Chường Bởi Mất Mát Trong Tình Yêu

Sự khốn khó về vật chất, ngột ngạt về tinh thần đã làm cho con người trở nên đáng thương hơn và nhu cầu về sự chia sẻ cảm thông cũng theo đó mà lớn dần lên. Vũ Hoàng Chương là người từng nếm trải nỗi cơ cực vì thiếu thốn, túng quẫn nên ông cảm nhận rất sâu sắc về vấn đề này:

Lều nát hề chơ vơ, ngõ mưa lầm lội Trăng lạnh đèn mờ, hồn đơn hề le lói; Đọc truyện cổ nhân hề lòng ta quặn đau. Gió bụi xôn xao hề thương vay người sau

Có biết bao nhà văn, nhà thơ đã đề cập đến vấn đề cơm áo nhưng chỉ đến Vũ Hoàng Chương vấn đề ấy mới được nâng lên thành nỗi niềm suy tư, trăn trở về thân phận con người. Vì thế những vần thơ của ông mới não nuột u uất cấu xé tâm can người đọc.

Suy tư trăn trở nhiều lắm nhưng thi sĩ đành bất lực bó tay trước thời cuộc và không thể làm gì hơn thế bởi nhân tình thế thái trớ trêu đã kìm hãm tài năng của những kẻ có tài. Buông xuôi thi sĩ cầu cứu “ai mách giùm ta với!”. Nhưng càng kêu cứu thì nỗi đau càng cồn cào da diết như con nước lãng mạng đang lê mình trong dòng khô cạn, như con thuyền lênh đênh giữa sóng cao gió cả, như chiếc lá úa sắp sửa rời cành, như đám mây tím chiều tà còn thoi thóp trong bóng hoàng hôn :

Ôi đường gai góc là bao hề sóng cồn mặt bể! Thương cho tay lái non hề con thuyền lao đao, Tiếc cho cơ hội muộn hề chặt gai được sao!

Lá úa cành khô, thu đông hề nối gót,

Chếnh choáng giang san hề còn say hát ngao Mây hồng tím phương tây hề tà huy thoi thóp Đời sắp tàn trăng hề bấc lu dầu hao?

Đây không phải là sự nổi loạn của cái Tôi trong nỗi bất lực, buông xuôi phó mặc cho số phận như ở bài Phương xa mà ở đây con người cá thể đã dám tự khẳng định mình. Chỉ tiếc rằng cái Tôi ấy không thể hoà đồng vào cuộc

sống để tìm cho mình một chỗ đứng nên đã sớm rơi vào cô đơn, bế tắc. Mang trong mình nhiều ước mơ, ôm ấp nhiều mộng tưởng nhưng thực tế cuộc đời phũ phàng dày xéo lên tất cả mọi ước mơ và khát vọng ấy nên tất yếu nảy sinh những bi kịch cá nhân. Một mặt con người cá thể không thể tìm được sự dung hoà với cuộc đời, mặt khác lại không dễ dàng dứt bỏ. Bi kịch tinh thần lớn nhất của người nghệ sĩ lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 là ở chỗ đó: yêu đời nhưng đau đời. Cho nên hầu hết các nhà thơ lãng mạn đều có tâm trạng giống Vũ Hoàng Chương : buồn nản, cô đơn, sống giữa mọi người mà luôn cảm thấy xa lạ, ngơ ngác như ở chốn rừng hoang. Có thể cắt nghĩa tâm trạng này bằng nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là cái nhìn bế tắc không lối thoát của tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị đã thoát ly đấu tranh chính trị. Điều kỳ diệu là các nhà thơ đã nói nên tâm trạng ấy một cách nghệ thuật, chân thật và độc đáo. Nói nên nỗi buồn, biến nỗi buồn thành nghệ thuật, thành cái đẹp là phẩm chất của thi sĩ và cũng là công cụ, là chủ đề nghệ thuật của các nhà Thơ mới . Họ nói đến cái buồn một cách tâm huyết , coi cái đẹp , cái buồn là đồng nhất nên là lẽ tự nhiên Vũ Hoàng Chương đã đem đến cho Thơ mới muôn vàn giọt lệ .

1.2.2. Cô đơn, buồn nản, chán chường bởi mất mát trong tình yêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Tình yêu vốn là yếu tố luôn len lỏi vào những nguồn vui - khổ - đau - buồn của con người. Tình yêu cũng là đề tài muôn thủa của thơ ca. Với các nhà thơ, tình yêu là phương tiện song hành, là nguồn cảm xúc khơi mạch thi ca và làm chiếc cầu nối để thơ đến với đời. Thơ mới cũng vậy, tình yêu là chủ đề trung tâm , là cảm hứng sáng tạo của cả trào lưu. Giáo sư Hà Minh Đức đã khẳng định tình yêu là “đề tài quan trọng vào bậc nhất và góp phần tạo cho Thơ mới một diện mạo riêng , độc đáo”. Đọc Thơ mới ta có thể cảm nhận được tất cả các dạng thức và cung bậc của tình yêu : mơ mộng trong thơ Lưu Trọng Lư ; nhẹ nhàng, bâng khuâng trong thơ Nguyễn Nhược Pháp ; chân thành và xúc động của những mối tình quê trong thơ Nguyễn Bính ; tha thiết, sôi nổi trong thơ Xuân Diệu …Nhưng tình yêu trong Thơ mới chưa có cơ sở vững

chắc nên nó đến rồi lại đi như là một quy luật. Do đó, bên cạnh nỗi buồn do cảm giác lạc loài còn là nỗi buồn do mất mát trong tình yêu.

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 4

Chủ nghĩa lãng mạn như là sự bùng nổ của tình cảm, thơ ca lãng mạn là sự khẳng định của cái Tôi cá nhân cùng những khát vọng được tự do về tình cảm. Ở Việt Nam, khi tình cảm cá nhân được giải phóng khỏi những ràng buộc của lễ giáo, tập tục xưa thì tình yêu được nâng lên thành lý tưởng. Các thi sĩ lãng mạn đi tìm lý tưởng của cuộc đời trong tình yêu. Nhiều thi sĩ coi tình yêu là nguồn cảm hứng duy nhất, là lẽ sống duy nhất ở đời. Nhưng sự thật giữa lý tưởng và cuộc đời chẳng bao giờ đi đôi. Vì thế khi tình yêu tan vỡ thì cuộc đời cũng như sụp đổ tan tành.

Vũ Hoàng Chương là một trong những thi sĩ như thế. Cũng như những chàng thanh niên dạo ấy Vũ Hoàng Chương có những phút rạo rực, bâng khuâng, nhớ nhung của một tình yêu đẹp, tình yêu say đắm , yêu tới mức si mê, yêu một chiều :

Long lanh giọt lệ tuyết, Lặng lẽ trôi theo thuyền.

… Ôm hờ lá vẫn rõi theo bên… Bẽ bàng, lá vẫn theo bên,

Si tình , lá vẫn theo bên ,

(Tình si)

Nhưng sau những phút đắm mình trong hạnh phúc thần tiên thi sĩ chợt tỉnh, cảm thấy có gì bất ổn trong tình yêu :

Nắng ngả còn chưa tin là chiều Lá đổ còn chưa là mùa thu

(Yêu mà chẳng biết)

Tình yêu đến với Vũ Hoàng Chương mau đượm chóng tàn, chưa kịp bắt đầu đã trắc trở.Và dường như phải éo le, trắc trở, phải có vị đắng cay sầu tủi thì mới đúng là tình yêu theo phong cách lãng mạn. Vũ Hoàng Chương đã từng coi tình yêu là lí tưởng, đã nâng niu, nuôi dưỡng mối tình đầu trong suốt mười

năm trời nay bỗng kết thúc thật phũ phàng: người yêu đi lấy chồng. Nỗi đau mất tình yêu như đào thêm nỗi sầu lạc loài khiến nhà thơ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, tròng trành như con thuyền giữa biển khơi. Một tâm hồn vốn đã cô đơn buồn tủi bởi cảm giác lạc loài nay càng thêm cô đơn, trống trải. Thi sĩ thốt lên đau đớn :

Là thế! Là thôi! Là thế đó!

Mười năm thôi thế mộng tan tành!

( Mười hai tháng sáu)

Không biết bấu víu, nương tựa vào đâu, nhà thơ chỉ biết làm thơ để khóc than, ngậm ngùi, tiếc nuối cho tình yêu, cho số phận hẩm hiu của mình :

Hồn đơn lắng bước chân chiều Đâu đây nỗi nhớ niềm yêu bời bời

( Chợ chiều ).

Và ông cũng không ngần ngại phơi bày nỗi lòng tê tái, tủi hận của mình bằng nhưng lời thơ rên rỉ, chua chát :

Mãi hôm nay một buổi sớm thu mờ , Nắng đã tắt nơi lòng ta lạnh lẽo, Hương đã nhạt mà hoa dần đã héo, Còn chi đâu nồng thắm để yêu mơ!

( Chậm quá rồi )

Không đủ tự tin và lòng dũng cảm để vượt qua sự mất mát quá lớn này Vũ Hoàng Chương rơi vào nỗi kinh hoàng tuyệt vọng, mất phương hướng:

Lòng chơ vơ rùng rợn nỗi kinh hoàng Lời cay đắng tưởng vô cùng bất tuyệt Ngậm ngùi thống thiết

Rầu rĩ thê lương

Niềm oán hận càng nghe càng rõ rệt Ôi trăm năm nghìn tủi quá đau thương

( Bạc tình )

Đau đớn, ngậm ngùi, rầu rĩ, thê lương và đầy oán hận, nhà thơ quyết chôn vùi mối tình dang dở của mình bằng khúc bi ai của ngày mười hai tháng sáu - ngày người yêu đi lấy chồng:

Men khói đêm nay sầu dựng mộ Bia đề tháng sáu ghi mười hai

( Mười hai tháng sáu )

Cái đêm hôm ấy - đêm mười hai tháng sáu - sự đau khổ chán chường, tuyệt vọng, chua chát nên tới đỉnh điểm. Để chôn vùi cay đắng nhà thơ đắm mình trong khói thuốc, men rượu, quay cuồng trong điệu ca uất hận:

Kiều Thu hề trọn kiếp thương!

Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô Xừ, xang, xế, xự, xang, hồ

Bàn tay nhịp ngõ điên rồ khói lên

Ngôi mộ tình yêu mà tự tay Vũ Hoàng Chương xây nên để chôn vùi kỷ niệm xót xa của một thời trai trẻ đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời nhà thơ. Mỗi khi ký ức sống dậyVũ Hoàng Chương lại đau đớn gọi tên người yêu trong nỗi ngẹn ngào đầy uất hận “Tố của Hoàng ơi! Tố của anh! ”

Nỗi đau do sự mất mát trong tình yêu đối với Vũ Hoàng Chương quả là quá lớn. Nỗi đau ấy dường như không hề phai nhạt theo thời gian mà càng ngày càng gân guốc, góc cạnh, có hình khối. Có lẽ lần đầu tiên trong Thơ mới ta gặp một nỗi đau như thế - một nỗi đau có dạng, có hình, một nỗi đau như khắc tạc vào tâm hồn, một nỗi đau khiến cho thể xác rã rời tinh thần tê dại, đau đớn, cuộc sống không còn ý nghĩa và mọi cái trở nên xa lạ, mờ nhạt :

Đêm nay đây hồn nẻo xế thu tàn … Khóc chia lìa ai níu gọi than van? Ta chỉ biết nằm nghe tình hấp hối. Tay đã gắng để khuây sầu lẻ gối,

Mưa; mưa hoài! Rượu chẳng ấm, lòng đau

( Lá thư ngày trước )

Thơ mới viết nhiều về tình yêu, nhất là tình yêu trắc trở cách ngăn. Song có lẽ chỉ có Vũ Hoàng Chương mới thể hiện hết ngọt bùi ,cay đắng mà tình yêu đem đến cho con người.

Xuân Diệu - nhà thơ được mệnh danh là “ông hoàng của tình yêu”, “thi sĩ của tình yêu” - đã chọn tình yêu để gửi gắm lòng yêu đời và nỗi khát vọng sống của mình. Bằng những cảm xúc chân thực và khát vọng ân ái chính đáng của mình Xuân Diệu đã thiết lập nên một thứ “chủ nghĩa yêu đương” hoàn toàn mới mẻ, phù hợp với quan niệm sống và yêu của thế hệ trẻ đương thời. Với Xuân Diệu tình yêu chỉ thực sự là tình yêu khi con người ta cảm thấy khao khát, say mê mãnh liệt, vô biên. Nhưng hình như với Xuân Diệu càng khao khát càng mãnh liệt thì càng thấy xa cách, cô đơn, thiếu hụt. Trong rất nhiều bài thơ tình của Xuân Diệu ta như cảm nhận được một cái gì đó bất trắc, thiếu sự bền vững, mong manh và có thể trôi tuột như “mưa lũ” đổ “lá khoai”:

Lòng ta là một cơn mưa lũ Đã gặp em là lá khoai

(Nước đổ lá khoai)

Có lẽ vì thế mà Xuân Diệu luôn vội vàng, gấp gáp, cuống quýt để tận hưởng hương vị của tình yêu. Nhưng dù nhà thơ có cố gắng đến bao nhiêu thì cũng không xoá được cảm giác cô đơn, trống vắng vô bờ giữa hai người đang yêu: “ Em là em, anh vẫn cứ là anh ”. Không tìm được sự hoà hợp trong tình yêu cuộc sống trở nên xa lạ, nhạt nhẽo, thi sĩ cảm thấy cô đơn, vắng vẻ và càng cô đơn vắng vẻ thì càng khao khát niềm hạnh phúc. Nhưng thật trớ trêu, hạnh phúc chưa bao giờ mỉm cười với Xuân Diệu. Tình yêu chưa kịp hé nở đã lụi tàn trong dang dở. Chỉ có điều Xuân Diệu chấp nhận không một lời than vãn và sẵn sàng cho qua như sự đã rồi : “Tình đã cho không lấy lại bao giờ” chứ không đau đớn tuyệt vọng như Vũ Hoàng Chương. “Cả đời thêu gối cưới nhưng chưa bao giờ được làm cô dâu” nhưng không vì thế mà Xuân Diệu phũ phàng, rẻ rúng tình yêu. Điều ở Vũ Hoàng Chương không thể có được.

Bên cạnh Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư cũng là thi sĩ có nhiều duyên nợ với tình ái nhưng lại là thứ ái tình trong mộng. Ông ngây ngất, đắm say và mải mê theo đuổi một hình bóng giai nhân thoáng hiện trong giấc mộng. Nhưng theo đuổi mãi mà chẳng bắt được người thiếu nữ kiều diễm ấy, nhà thơ bừng tỉnh quay trở về với cuộc đời thực và nhận ra sự thật phũ phàng, tình yêu tan biến :

Cõi trần mường tưởng bóng Tiên nga Không biết còn đây hay đã xa

Dáng điệu trong gương rồi vụt biến Gối chăn còn để mộng đêm qua

Đau khổ, hụt hẫng vì tình yêu không được đoái hoài, thi nhân chỉ còn biết an ủi lòng mình bằng chút hy vọng mỏng manh: “em là dải ngân hà”, còn “anh là chim Ô Thước” để mỗi năm một lần được “bắc cầu nguyện ước”. Nhưng chút hy vọng mong manh tội nghiệp ấy cũng không làm vơi đi nỗi sầu buồn do mất mát trong tình yêu. Chính sự khắc nghiệt của tình yêu đã tạo nên trong thơ Lưu Trọng Lư một nỗi buồn nhẹ nhàng man mác nhưng day dứt ám ảnh tâm can người đọc. Thơ Lưu Trọng Lư chính là bản tình ca trong mộng, bản tình ca của trái tim khắc khoải, của tình yêu dang dở, của buồn thương man mác, của mộng mơ bất thành. Nỗi đau mất mát bởi tình yêu của ông cũng rất lớn, nhưng là nỗi đau của người trong mộng nên nó mơ màng da diết chứ không trực tiếp, cụ thể, có tên có tuổi, có ngày có tháng như Vũ Hoàng Chương : Tháng sáu, mười hai từ đấy nhé

Chung đôi, từ đấy nhé lìa đôi! Em xa lạ quá, đâu còn phải Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

Cũng như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ - một con người “khát yêu” (Chữ dùng của Hoài Thanh , Hoài Chân ) – cũng không dễ gì thoát khỏi vòng vây oan nghiệt của ái tình cho dù lòng đã dặn lòng: “ Trong thuở bình sinh đôi mắt ta không hề đẫm lệ bao giờ ”. Người đẹp và ái tình quả có sức cuốn hút kỳ diệu. Người lưu luyến cảnh tiên trong tưởng tượng, phảng phất nghe tiếng sáo tiên,

mải mê nhìn những nàng tiên “đẹp như ngọc nữ uốn mình trong không”. Giữa cuộc đời thực, mặc dù có Nàng Thơ lúc nào cũng đi cùng nhưng trái tim nhà thơ không thể không thổn thức, rộn ràng trước vẻ đẹp đến nao lòng của người thiếu nữ kiều diễm:

Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền Êm như hơi gió thoảng cung tiên Cao như thông vút buồn như liễu Nước lặng, mây ngừng, ta đứng yên

(Tiếng gọi bên sông)

Nhưng rồi cả Nàng Thơ, cả người đẹp cũng bỏ chàng thi sĩ ấy mà đi để lại một khoảng không mênh mông vô tận với niềm cô đơn trống trải ngày càng ngấm sâu. Đau khổ, chua xót, tâm hồn nhà thơ quằn quại, đau đớn, sầu giận :

Lòng ta hồ vỡ tan tành

Vì hờn, vì giận, vì tình, vì thương Vì đắng cay đủ trăm đường

Than ôi! Ly rượu mơ màng khi xưa

(Lời tuyệt vọng)

Nỗi đau bởi mất mát trong tình yêu của Thế Lữ cũng mạnh mẽ, cũng dữ dội nhưng nó chỉ thoáng qua như cơn mưa rào mùa hạ chứ không ám ảnh vò xé tâm can như nỗi đau của Vũ Hoàng Chương:

Tuyết xuống phương nào lạnh lắm không? Mà đây lòng trắng một mùa đông,

Tương tư nối đuốc thâu canh đợi , Thoảng gió…trà mi động mấy bông.

( Đời vắng em rồi say với ai )

Với Nguyễn Bính - thi sĩ của làng quê - thì tình yêu cất nên tiếng nói lung linh của mọi cung bậc tình cảm đầy tương tư, dễ cảm, dễ yêu và cũng đầy đau khổ, thất vọng. Tình cảm của ông mộc mạc, đơn sơ nhưng vô cùng phóng túng, đam mê, dài rộng như con sông đi về ngả nào cũng còn hướng chảy. Đam mê,

Ngày đăng: 02/02/2023