Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ để hình dung một cách toàn diện về phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương. Việc xác định phong cách của một nhà văn không phải là xem nhà văn ấy có những đặc sắc gì về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật mà phải phát hiện ra tính chất độc đáo trong sự kết hợp những nét đặc sắc ấy. Bởi vì phong cách nghệ thuật trước hết phải là sự thống nhất, toàn vẹn của các yếu tố tạo nên tác phẩm. Chính vì vậy để hiểu và đánh giá một cách đầy đủ và khách quan về phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương qua hai tập Thơ say và Mây cần phải chỉ ra sự thống nhất trong quan niệm về cuộc đời, thời đại, nội dung cảm xúc với hình thức nghệ thuật. Đây là vấn đề mà luận văn muốn đề cập đến.
3. Nhiệm vụ của luận văn
3.1. Luận văn không nghiên cứu, khám phá những vấn đề quá phức tạp mà chủ yếu đi vào phân tích, so sánh để tìm ra nét đặc sắc trong những thú say của Vũ Hoàng Chương để bước đầu làm sáng tỏ một phong cách nghệ thuật độc đáo.
3.2. Luận văn tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống thơ Vũ Hoàng hương qua hai tập Thơ say và Mây ở hai phương diện nội dung và nghệ thụât. Từ đó tìm ra sự thống nhất giữa hai mặt đó của thơ ông.
3.3. Với những điều nói trên luận văn cố gắng đưa ra một cái nhìn đúng đắn về Vũ Hoàng Chương, góp phần xoá bỏ những định kiến, dư luận sai lệch từ trước đến nay trong xã hội nói chung về thơ Vũ Hoàng Chương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
4.1 Phương pháp hệ thống, nhằm nghiên cứu thơ Vũ Hoàng Chương theo một hệ thống, từ quan niệm về con người, cuộc đời đến nghệ thuật.
4.2 Phương pháp so sánh, được tiến hành ở hai tập Thơ say và Mây với tác phẩm của một số các nhà thơ trước và cùng thời với Vũ Hoàng Chương để tìm ra nét riêng độc đáo ở nhà thơ này.
4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp, nhằm tìm hiểu thơ Vũ Hoàng Chương một cách khái quát từ chi tiết cụ thể đến tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu có sức thuyết phục cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 1
- Nỗi Cô Đơn, Buồn Nản Chán Chường Trong Thơ Say Và Mây
- Cô Đơn, Buồn Nản, Chán Chường Bởi Mất Mát Trong Tình Yêu
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 5
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Những phương pháp trên được vận dụng hài hoà, khoa học và linh hoạt nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà luận văn đề ra.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, phần nội dung gồm ba chương :
Chương 1:Vũ Hoàng Chương - một cái Tôi cô đơn , buồn nản , chán chường nhất trong Thơ mới
Chương 2: Con đường thoát ly hiện thực .
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương qua
Thơ say và Mây
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VŨ HOÀNG CHƯƠNG – MỘT CÁI TÔI CÔ ĐƠN BUỒN NẢN, CHÁN CHƯỜNG NHẤT TRONG THƠ MỚI
1.1. Cái Tôi trữ tình trong thơ và Thơ mới
1.1.1. Quan niệm về cái Tôi trữ tình trong thơ
Trong thực tế khách quan, mỗi con người cá nhân phải tự ý thức được giá trị của mình. Văn học là một hình thái ý thức xã hội nên cần phải phát huy ý thức cá nhân ( hay cái Tôi ) để khai thác tiềm năng sáng tạo của con người. Với thơ, cái Tôi lại cần thiết hơn bao giờ hết. Viên Mai - người đời Thanh trong Tuỳ viên thi thoại đã viết: “ Làm người thì không nên có cái Tôi, có cái Tôi thì hay mắc bệnh kiêu căng, cậy tài…Nhưng làm thơ thì không thể không có cái Tôi. Không có thì dễ mắc cái tệ cóp nhặt phô diễn”. Cái Tôi trong thơ chính là cá tính riêng của nhà thơ, là cảm thụ độc đáo, ngôn từ mới mẻ của nhà thơ đối với đối tượng được miêu tả, là phong cách biểu hiện khác hẳn người của nhà thơ.
Cái Tôi có vai trò quan trọng trong thơ. Với tư cách là trung tâm để bộc lộ tất cả những suy nghĩ tình cảm, thái độ bằng một giọng điệu riêng, cái Tôi làm nên cái độc đáo không lẫn giữa thơ của tác giả này với thơ của tác giả khác. Thơ là tâm hồn, là tình cảm, là tính tình của mỗi nhà thơ. Mỗi người lại có một cuộc sống tâm hồn, tình cảm riêng nên mỗi người có thơ riêng. Với sự từng trải
cuộc sống riêng của mình, với hoài bão, tư tưởng và phương thức biểu hiện tình cảm riêng nhà thơ đã tạo ra phong cách riêng trong tác phẩm của họ.
Đọc thơ có khi ta thấy giữa thơ và cuộc đời tác giả là một, nhà thơ là nhân vật, là hình tượng trung tâm. Khi ấy cái Tôi là cái Tôi- nhà thơ. Nhưng cũng có khi nhân vật trung tâm vẫn là tôi nhưng không phải là nhà thơ. Đó là trường hợp nhà thơ đồng nhất cảm xúc của mình với đối tượng miêu tả, nhà thơ hoá thân thành cái Tôi - trữ tình. Cái Tôi - trữ tình chính là cái Tôi - nhà thơ đã được nghệ thuật hoá. Tuy nhiên trong thơ ta không nên tách rời cái Tôi - nhà thơ với cái Tôi - trữ tình. Nhà thơ không đồng nhất với cái Tôi - trữ tình nhưng hoàn toàn thống nhất. Đi vào nghệ thuật, cái Tôi được nâng cao, được trình bày với những màu sắc phong phú hơn, nhưng cơ bản vẫn là tâm hồn ấy, con người ấy. Con người ấy, tâm hồn ấy là cơ sở trực tiếp sáng tạo nên thi ca. Nếu có sự khác biệt ở mức độ này hay mức độ khác giữa cái Tôi - nhà thơ với cái Tôi - trữ tình thì không có nghĩa là nhà thơ đã giả dối với chính mình và người đọc. Nhà thơ Chế Lan Viên khi chưa có dịp lên Tây Bắc nhưng lại viết rất hay về Tây Bắc (bài thơ: Tiếng hát con tàu) ; Minh Huệ chưa một lần được gặp Bác nhưng lại viết rất hay, rất cảm động về Người ( bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ). Tương tự như vậy bài Con tàu say của Rembô - nhà thơ Pháp cũng được viết khi tác giả chưa đi biển. Có người viết rất nhiều về tình yêu nhưng mình lại chưa bao giờ được hạnh phúc. Có người sống giữa mọi người lại luôn luôn cảm thấy cô đơn sầu tủi… Đó chính là do tâm hồn phong phú, giàu tưởng tượng, biến hoá đã làm cho thơ lung linh đầy màu sắc. Nhà thơ đã biến cái Tôi của mình thành cái Tôi nghệ thuật .
1.1.2.Vài nét về cái Tôi trữ tình trong thơ trung đại
Quá trình sáng tác thơ ca về một phương diện nào đó là quá trình chủ quan hoá, trong đó cái Tôi trữ tình đóng dấu ấn chủ thể vào trong mọi hiện tượng qua một sự lựa chọn, một cái nhìn, một nội dung cảm nghĩ. Khả năng biến cái chung thành cái riêng càng lớn thì tiếng nói thơ ca ngày càng phong phú. Tuy nhiên không phải thơ ca thời đại nào cũng làm được điều đó.
Thời trung đại, trong thơ ca nhà nho có “cái Tôi đơn nhất” (Chữ dùng của Trần Nho Thìn), tức là cái Tôi không xuất hiện trong một mối liên hệ cụ thể, trực tiếp nào với hoàn cảnh sống hay với môi trường hoạt động. Bên cạnh đó cũng có cái Tôi đang trầm tư suy nghĩ, cũng có thể là đang hoạt động, đang thực hiện mối quan hệ giao tiếp với môi trường xung quanh. Nhưng môi trường ấy lại là môi trường thiên nhiên chứ không phải là môi trường xã hội. Các nhà nho khi đã hoàn thành xong sứ mệnh “ hành đạo” thì thường lui về ẩn dật chủ trương sống một cuộc sống trong thiên nhiên để di dưỡng tính tình, bảo toàn phẩm giá trong sạch của mình. Họ tìm thấy trong thiên nhiên những phẩm chất đạo đức cao quý của con người theo quan niệm Nho giáo: cây tùng, cây trúc là hình ảnh người đại trượng phu và người quân tử ; cúc, mai là biểu hiện của sự trong trắng tinh khiết ; ngư, tiều, canh, mục là những nghề nghiệp trong sạch ; phong hoa tuyết nguyệt là những thứ thanh tao... Nhà nho miêu tả cái Tôi khi đã gạt bỏ mối quan hệ của nó với môi trường xã hội và chỉ diễn tả mối quan hệ của cái Tôi với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên những nhà nho, đồng thời là những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…là những con người kiên trì với lý tưởng phong kiến. Ở họ luôn có một nỗi niềm ưu quốc ái dân, một tư tưởng “Trí quân trạch dân” sâu sắc. Cho nên dù họ có thoát li khỏi cuộc sống xã hội thì đó chỉ là con đường lánh đục tìm trong, tránh cuộc sống bon chen nơi triều đình để bảo toàn nhân cách trong sạch. Cái Tôi ấy không phải là cái Tôi hành động mà là cái Tôi suy tư chiêm nghiệm. Nhà nho không dửng dưng không bàng quan mà trái lại gắn bó, quan tâm tới cuộc sống xã hội. Chỉ có điều họ đặt mình cao hơn cuộc sống, cao hơn nhân dân, hướng về thiên nhiên, vũ trụ để suy tư về cuộc đời, về con người. Họ gạt bỏ những gì liên quan đến cuộc đời trần tục chỉ cốt giữ lại cái Tôi cao quý trong sạch, không gợn chút bụi trần .
Như vậy trong thơ ca trung đại cái Tôi chưa có cơ sở xã hội để bộc lộ những vẻ riêng độc đáo của nó. Trong truyền thống thơ ca dân tộc chúng ta
trân trọng những phong cách thơ giàu bản sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… Nhưng họ vẫn chỉ là số ít trong một biển thơ chịu sự quy định ngặt nghèo của nội dung phi ngã. Trong thơ văn đó cá tính con người không được bộc lộ, bản lĩnh con người bị bóp nghẹt, “tất cả những gì thuộc về cá nhân bị bỏ rọ”(Chữ dùng của Huy Cận), bị nhào nặn theo những mô hình, công thức bất di bất dịch. Văn thơ trung đại với những ràng buộc khắt khe đã khiến con người không có điều kiện để bộc lộ, giãi bày cảm xúc, tình cảm thực của mình . Điều đó đã kìm hãm sự sáng tạo của thơ văn, làm cho thơ cũ gần như khô nhựa trong luồng ngâm vịnh rất sáo mòn cả về nội dung và hình thức. Giữa lúc đó (đầu thế kỷ XX) Tản Đà xuất hiện với một bản lĩnh độc đáo đã “dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa”
42,tr.12. Ông là người dọn đường cho Thơ mới ra đời.
1.1.3. Cái Tôi trữ tình trong Thơ mới
Sự ra đời của Thơ mới không phải là ngẫu nhiên mà đó là kết quả của sự vận động và phát triển của văn hoá dân tộc trải qua bao chặng khai phá và tìm kiếm. Một thế hệ nghệ sĩ mới xuất hiện mang trong mình cả một hệ thống quan niệm thẩm mỹ mới với những phạm trù nghệ thuật mới. Từ đó Thơ mới đã mở ra nhiều chân trời, nhiều tâm trạng, nhiều sắc thái mới, làm thay đổi cả quan niệm về nhiều điều xưa nay vốn đã được định hình trong đời sống dân tộc. Trước hết là quan niệm về con người và thế giới. Nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ đã nhận định: “Cảm hứng sáng tạo gắn liền với cá nhân tự ý thức, tự khẳng định đưa đến một bước ngoặt quyết định trong lịch sử thơ ca Việt Nam phát
triển theo hướng hiện đại. Thơ mới là thơ của cái Tôi” 28,tr.46. Hoài Thanh,
Hoài Chân cũng gọi thời đại của Thơ mới là “Thời đại chữ Tôi” “ với cái nghĩa tuyệt đối của nó”. Trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh, Hoài Chân viết: “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình, hoà tan trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Điều đó làm cho thơ ca trung đại nặng tính chất duy lý, giáo huấn. Các nhà thơ cổ “ dẫu táo bạo
đến đâu cũng không một lần dám dùng chữ Tôi, để nói với mình, hay - thì cũng thế - với tất cả mọi người ”. Có nghĩa là họ không dám dùng quan điểm cá nhân, lập trường cá nhân, cái nhìn cá nhân để nhìn đời và nói chuyện với mọi người. Nhưng Thơ mới thì khác. Thơ mới đã dám coi cái Tôi cá nhân như một quan điểm, như một tư cách để nhìn đời và nói với mọi người. Thơ mới đã thoát khỏi quan điểm duy lý, giáo huấn vốn là sự ràng buộc của cái chung truyền thống đối với mỗi cá nhân để giãi bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tư, từ nỗi buồn , sự cô đơn đến những phút giây yếu đuối, thất vọng chán chường… Các nhà Thơ mới đã dám nói yêu cái mình yêu, ghét cái mình ghét. Họ dám nói nên những nỗi vui - buồn - yêu - ghét - giận - hờn - mộng - thực một cách độc lập và đầy chủ quan.
Thơ mới lãng mạn đã “Khẳng định cái Tôi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật” 18,tr.80.
Tuy nhiên Thơ mới là thơ của giai cấp tiểu tư sản, mà giai cấp này không có hệ tư tưởng độc lập. Tư tưởng tiểu tư sản nằm trong hệ tư tưởng tư sản. Do đó ngay lập tức các nhà thơ chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản. Chủ nghĩa cá nhân - sản phẩm của tình trạng chiếm hữu cá nhân về quyền lợi, đã thâm nhập vào nếp sống và suy nghĩ không riêng ở giai cấp tiểu tư sản mà ở nhiều tầng lớp xã hội. Giai cấp tiểu tư sản trở thành kẻ phát ngôn trực tiếp hoặc gián tiếp cho hệ ý thức tư sản. Họ hoặc bị say đắm với cái Tôi cá nhân, hoặc bị đày vào ốc đảo của sự cô đơn, mất đi mối liên hệ đồng cảm với cuộc sống bên ngoài. Do đó vô hình chung họ đã tạo ra một vực thẳm không thể vượt qua giữa cá nhân và xã hội. Cái Tôi trong Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung bế tắc trong sự đối lập với thực tại. Các nhà Thơ mới thu mình về trong vỏ cá nhân với nỗi buồn uỷ mị, chán chường. Mỗi nhà thơ tự xây cho mình một thế giới riêng biệt, một hòn đảo chơi vơi:
Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta
( Xuân Diệu – Hi Mã Lạp Sơn)
Một thế giới hoàn toàn tách biệt với đời thường. Mọi sợi dây tình cảm, mọi liên hệ với những vấn đề trung tâm của cuộc sống đều bị cắt đứt. Đấy là vì nhà thơ tự ràng buộc, tự ngăn cách mình với cuộc sống chứ đâu phải cuộc đời phụ bạc với nhà thơ :
Hồn đơn như chiếc đảo rời dặm biển Suốt một đời như núi đứng riêng tây.
(Huy Cận).
Xưa các nhà thơ trung đại luôn vươn tới sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, với cuộc sống. Tuy cái Tôi trung đại chưa có môi trường xã hội để hoạt động nhưng nó cũng chưa có nhu cầu bức bách để tự bộc lộ mình như một cá thể tách khỏi xã hội. Nay cái Tôi ấy không còn nữa. Giờ là thời của cái Tôi cô đơn, buồn nản, chán chường. Và mỗi cái Tôi tự tìm thấy cho mình một lối thoát, một hoài vọng vào quá khứ, tôn giáo, hay vào những thế giới siêu hình. Nhưng càng tìm càng lạc lối, càng thất vọng, cái Tôi lại càng cô đơn, bế tắc. Thế Lữ thoát lên tiên, say sưa du hồn mình và dẫn dắt người đọc vào cảnh tiên nga, mỹ ngọc vang dội lung linh. Nhưng tất cả chỉ như một làn gió lạnh đưa lại một ít nguôi quên, làm một thứ giải toả cho tâm hồn giữa vòng vây của biết bao lệ sầu ngang trái. Tiếng sáo thiên thai dội vào lòng nhà thơ một nỗi buồn hiu hắt của cái Tôi cô đơn :
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi ! xa vắng mênh mông là buồn…
(Tiếng sáo thiên thai)
Không chỉ thi sĩ mà chính người tiên cũng buồn, cũng mơ màng ngỡ tiếng sáo đang chở lòng buồn của mình dìu dặt lên khơi :
Thiên thai thoảng gió mơ màng
Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay
(Tiếng sáo thiên thai).