Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 8

(Nửa truyện Hồ Ly)

Hay là hậu thân của những cô gái Việt ở Giang Nam từ thửa Việt Vương Câu Tiễn :

Hơn gió xa khơi lời nhỏ nhẹ,

- Em nghìn thu cũ gái Giang Nam! Bừng thức tiền thân choàng cảm giác,

- Ai nghìn thu cũ gái Giang Nam ?

( Giang Nam người cũ)

Ta cảm tưởng như ở chốn này Vũ Hoàng Chương vẫn còn vấn vương tình yêu nơi trần thế. Cho nên những người đàn bà ấy có thể chỉ là hoá thân của thi nhân để chạy trốn cô đơn, chạy trốn đau khổ. Nhưng ta biết rằng cuộc chạy trốn ấy là cuộc chạy trốn bằng tâm tưởng nên sự bất lực là lẽ đương nhiên.

Tìm hiểu thơ tình của Vũ Hoàng Chương ta thấy tình yêu trong thơ ông

thường đắm đuối , đam mê và có phần bệnh hoạn mà chính bản thân nhà thơ cũng cảm thấy chán chường tuyệt vọng. Nhưng dù sao trong mạch thơ tình thắm thiết chảy từ Thơ say Mây đã giúp người đọc cảm nhận dược một chút hương nhuỵ của cuộc đời, bộc lộ phần sâu kín nhất của tâm hồn mà từ trước tới nay thơ ca chưa thể giãi bày.

Thoát ly thực tại xã hội, thi sĩ ẩn mình trong men, khói, tình yêu nhưng đều thất bại. Vẫn không thoát khỏi thực tế của cuộc đời, một cuộc sống nhàm vô nghĩa tầm thường mà con người không thể hoà đồng khiến chàng thi sĩ hiện đại phải quay về quá khứ theo lối ứng xử cổ truyền Á Đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2.3. Trở về quá khứ

Quy luật của cuộc sống, của cái đẹp là luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Nhưng trong thời đại của Vũ Hoàng Chương, trước thực tại là những “ bùn nhơ” , “ tiêu sơ”các thi sĩ phải tìm đến những con đường thoát ly để giải phóng bản thể trước những thực tại ấy. Sẵn có một tinh thần mang

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 8

đậm màu sắc Á Đông Vũ Hoàng Chương đã trở về với bầu trời phương Đông xưa để mê tưởng, tiếc nuối về một thời dĩ vãng đã qua “mê ly cả một trời Đông Á”

Trốn khỏi thực tại, trở về với quá khứ là lối thoát ly chung của các nhà Thơ mới. Xuân Diệu đã từng nhớ tiếc một thời qúa vãng “ hạc theo trăng , tiên còn lẫn với người”. Thế Lữ thì kí thác vào hình tượng con hổ bị giam ở vườn bách thú vẫn đau đáu một nỗi “nhớ rừng” để nói lên bi kịch của cả thời đại Thơ mới, bi kịch “sống mòn”. Vẫn còn đó trong Thơ mới một Huy Thông muốn tìm trong lịch sử một giấc mộng anh hùng của Hạng Vũ, Kinh Kha; một Chế Lan Viên quay về quá khứ để nhớ tiếc một dân tộc “ điêu tàn” hay một Vũ Đình Liên từ một thi sĩ của “ thân tàn ma dại” trở về xu hướng hoài cổ để mong tìm lại một chút “ hồn xưa” của dân tộc :

Lòng ta là những hàng thành quách cũ Tự ngàn năm vẫn vọng tiếng loa xưa

Vũ Hoàng Chương đã tìm đến lối đi chung mà Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Thông và Vũ Đình Liên đã đi. Sẵn có một thế giới mơ màng của men và khói, trong nỗi hoài niệm thi sĩ nhớ tới một thời đã qua tươi ngọt “ hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt , gối xưa kề”. Ta có cảm giác như nhà thơ đang thả hồn mình theo dòng chảy của lịch sử để tận hưởng một cảm giác sung sướng, rũ bỏ mọi quá khứ đau buồn, bỏ qua mọi ham muốn tầm thường để thanh thản bước lên thiên đường chỉ có mơ và mộng, một thiên đường giống như cảnh của thiên thai nơi chàng Từ Thức xưa đặt chân tới với :


Hoa chờ, tươi ; mây đợi , thắm lưng đèo Suối quanh co bờ đá dựng cheo leo

( Đào Nguyên lạc lối )

Có những lúc quê hương xưa hiện lên trong một dĩ vãng mơ hồ của kỷ niệm tuổi ấu thơ :

Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ

Tre làng mươi đảo biếc trong sương


Dĩ vãng mơ hồ sau khóm tre Đâu đây trường học trống tan về Bờ ao gợn đỏ màu hoa sắn

Kỷ niệm khơi cùng vết bánh xe


( Sai lạc )

Đây có thể nói là kỷ niệm đẹp và trong sáng nhất của thi sĩ để lại cho Thơ say. Hình ảnh tre làng, tiếng trống trường, bờ ao với màu hoa sắn đỏ là điểm sáng đưa thi sĩ trở về với bản thể để rồi sau đó lại đưa thi sĩ trở về với chốn mộng mơ. Bởi vâỵ cũng là cảnh cũ người xưa nhưng ở đó Vũ Hoàng Chương chưa tìm được sự đồng cảm cũng như chưa cảm được nỗi xót xa của con người trước cảnh đời đổi thay như Vũ Đình Liên :

Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ

( Ông đồ )

Vũ Hoàng Chương tìm về quá khứ trong trạng thái buồn nản tê liệt ý thức. Trong bài Đà Giang, thi sĩ tìm đến cảnh cũ người xưa với đầy đủ các yếu tố ngoại quan và nội tâm như trăng, nước, thuyền, bến, thơ, đàn, hát ..., còn thấp thoáng cả hình ảnh bến Tầm Dương xưa trong Tì bà hành của Bạch Cư Dị, nhưng thi sĩ không tìm được niềm ái ân xưa, không hoá thân được như chàng Tư Mã Giang Châu với một tinh thần nhân đạo cao đẹp rơi lệ chia sầu với thân phận con người :

Cắm thuyền sông lạ một đêm thơ Trăng thượng tuần cao sáng ngập bờ Đâu đó Tầm Dương sầu lắng đợi

Nghe hồn ly phụ khóc trên tơ

Mà trước sau vẫn chỉ là cảm nhận của một kẻ say :

Tinh hoa thưở trước xô về đông Ởphiến gương vàng một tối nay Ta lặng buông thân , trời lảo đảo Mơ hồ sông nước choáng men say

(Chân hứng )

Trên dòng sông men bồng bềnh, trong khói thuốc mơ màng, thế giới cũ hiện dần lên theo độ đậm đặc của khói và men. Vó ngựa Thành Cát Tư Hãn và Vạn Lý Trường Thành hiện lên tuần tự theo những thao tác của việc hút thuốc phiện:

Đáy cốc bao la vạn vực sầu

Ngai vàng Mông Cổ ngự đêm nâu

...Đâu đây quằn quại trong làn khói Lớp lớp uy nghi Vạn Lý Thành

( Hơi tàn Đông Á)

Trở lại với hồn cũ, trời xưa, thi sĩ cũng nuôi giấc mộng lớn lao phi thường “thuyền chiến nằm mơ cuộc viễn chinh”, “ bốn bể qui hàng núp dưới ngai”, thậm chí mơ đến một thời oanh liệt tung hoành trong trời đất. Nhưng vì quá lí tưởng hoá nên vô tình ông đã ca ngợi chiến tranh phong kiến phi nghĩa, coi đó là thời đại hoàng kim của kẻ sĩ. Ta có ngờ đâu chàng trai bất đắc chí và truỵ lạc trong men và khói lại thèm thuồng cái cảnh :

Cờ biển nhịp mơ màng Thềm hoa son phấn đợi Áo gấm về xênh xang

( Đời tàn ngõ hẹp )

Hồn say của thi sĩ trôi trong tiềm thức. Sẵn có một kho triết lý phương Đông thi sĩ mơ hồ nuối tiếc một cuộc sống dương thế xưa nay đã bị lấn áp bởi một thời thế, một trật tự ý thức đã đổi thay, ở đó dương trần, thể xác, thực tại

với sự vận động khắc nghiệt của cuộc sống đời thường đã thắng thế thiên thai, linh hồn, mơ ước đẹp đẽ và cao siêu:

Khí thiêng chừng sớm lìa nhân thế Dương thịnh rồi chăng ? Âm đã suy

( Cảm thông )

Ngậm ngùi, bất lực cho dương thịnh, âm suy thi sĩ đã bỏ lại sau mình cuộc sống trần gian để trở về với thế giới của “cảm thông” xưa, ở đó vạn vật hoà hợp tương giao thơm nhạc sống :

Âm dương kề sát đôi bờ suối Vạn nhịp cầu tơ chắp mối duyên

Xao xuyến muôn loài thơm nhạc sống

( Cảm thông)

Nhưng đó chỉ là những giây phút thoả nguyện ngắn ngủi, còn thực tại thì :

Hỡi ơi ! Dâu bể mòn thương nhớ Gỗ đá còn trơ gỗ đá thôi !

Lớp lớp biên cương tình chật hẹp Mùa xưa thông cảm đã qua rồi

( Cảm thông)

Như vậy cho dù có tìm đến thú say, trốn vào tình yêu hay trở về quá khứ thì ở cuối con đường nào cũng là ngõ cụt tối om bế tắc. Đây không phải là kết cục riêng của Vũ Hoàng Chương mà là cảnh chung của các nhà Thơ mới. Tìm hiểu thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư ta cũng thấy điều đó.

Cái Tôi Thơ mới trong những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã bế tắc đến tột độ. Nó trốn vào đâu cũng không tìm ra lối thoát. Vũ Hoàng Chương qua hai tập Thơ say Mây đã đi vào tâm trạng cô đơn cùng cực của cái Tôi cá nhân bế tắc. Đó là tâm trạng đổ vỡ, tâm hồn bị tổn thương bởi chán nản, thất vọng trước cuộc đời thực. Tâm trạng đó bị chi phối bởi lịch sử, bởi thời đại. Nó phản ánh tình cảm, tâm lý của một lớp người nhất định trong hoàn cảnh xã hội nhất định với con mắt nhìn cuôc sống đầy lo âu, thất

vọng. Trong bối cảnh đó thơ Vũ Hoàng Chương biểu hiện một tâm trạng phân vân, tiếc nuối buồn về cái cũ, cái đã qua nhưng hoài nghi về một cái mới chưa đến.

Tuy nhiên, Vũ Hoàng Chương đã đem đến cho Thơ mới một tiếng nói cá nhân đầy bản ngã. Ông đã nói lên những điều thầm kín, những điều mà xưa nay trong thơ cũ chưa bao giờ đề cập đến. Đó là những giây phút mình là mình nhất trong men và khói. Khi ấy linh hồn thơ đã thoát khỏi thế giới thực tại để tìm về thế giới của mộng ảo, tiềm thức với những phương xa, vô tận, tiền kiếp, tiền thân.. . Trong cái thế giới ấy có một Con tàu say mà tâm linh luôn được che phủ bằng một màn sương mỏng của men và khói. Vũ Hoàng Chương say để tìm một sự giải thoát tâm hồn trước hiện thực cuộc đời, để lấp đi khoảng trống trải, cô đơn, để xoá nhoà những mâu thuẫn nội tại. Đó là “khát vọng thành thực” (Hoài Thanh, Hoài Chân), là niềm khát khao một sự giải phóng, khát khao tự do của bất cứ nhà Thơ mới nào.


Chương 3

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG QUA HAI TẬP THƠ SAY VÀ MÂY


Trong bản đại hoà tấu của phong trào Thơ mới lãng mạn trước năm 1945 có đủ các sắc thái âm thanh, làn điệu, màu sắc của những chú “chim đến từ núi lạ”. Đó là những hồn thơ phong phú, đa dạng và đầy sáng tạo : rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, quê mùa như Nguyễn Bính, thiết tha rạo rực như Xuân Diệu... Và Vũ Hoàng Chương một con chim “Hoạ mi phương đông” tuy xuất hiện cuối mùa thơ nhưng tiếng hát ca của nó đã góp một âm thanh mới lạ vào bản đại hoà tấu của “Một thời đại thi ca”. Với hai tập Thơ say Mây, Vũ Hoàng Chương đã bước vào thi đàn với một dáng dấp, diện mạo và phong cách đầy cá tính. Qua bức chân dung tư hoạ bằng chất liệu thơ ca với xuân sắc, đường nét rất riêng đã làm nổi rõ cá tính, sáng tạo không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức. Sở dĩ được như vậy là do Vũ Hoàng Chương tiếp thu những cái tốt đẹp của truyền thống cũ, đồng thời học tập và có phát huy sáng tạo thi ca nước ngoài, đặc biệt là thi ca Pháp. Hai nguồn thi cảm này được kết hợp khá nhuần nhuyễn, hài hoà trong thơ ông. Nhìn ở khía cạnh nào thơ của thi sỹ tài hoa này cũng toát lên một vẻ đẹp Cổ - Kim , Đông - Tây.

Trong cái nghiệp văn chương, ai chẳng phải học hỏi, học để chắt lọc tinh hoa, học để nâng mình lên, để đẹp hơn, để thành cái của mình. Nói như Hoài Thanh, Hoài Chân : “ hoặc trở về với thơ viết xưa hoặc tìm đến thơ Đường, thơ Pháp, đi đâu ta cũng cốt tìm ta”. Hay như Xuân Diệu đã nói: “Chân thành học hỏi mãi mãi nhưng đi trên đôi chân của mình”. Vũ Hoàng Chương mặc dù tiếp thu sâu sắc thơ của Baudelaire và thơ Đường nhưng với cá tính mạnh mẽ, ưa những cái khác thường, ông không chịu dừng lại ở những cái chung chung, đường mòn mà luôn ra sức tìm tòi, khám phá để xây dựng cho mình một mô hình nghệ thuật riêng không giống ai mà cũng chẳng ai giống mình. Ông đắm mình trong những trang thơ mà ông cho đó là mới thật là thơ. Những vần thơ ông viết ra là máu, nước mắt chứa chất biết bao suy tư, nỗi niềm thầm kín, sự trăn trở của một tâm hồn suốt đời khao khát, tìm hiểu và suốt đời thất vọng.

Thất vọng trước tình yêu, trước cuộc đời và chính mình. Thơ ông đã thể hiện một cá tính sáng tạo, một phong cách khác người. Điều này được thể hiện ở phương thức biểu hiện : ngôn ngữ, hình ảnh và những sáng tạo trong thể thơ.

3.1. Ngôn ngữ

Phong cách nghệ thuật trước hết là sự thống nhất toàn vẹn của các yếu tố tạo nên tác phẩm, trong đó sự thống nhất giữa hình thức và nội dung mang tính chất quyết định. Quy luật về mối quan hệ gắn bó giữa nội dung và hình thức được thể hiện một cách tinh tế nhất thông qua những hình thái thâm nhập và chuyển hoá của hệ thống ngôn ngữ. Đối với thơ ca ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. “Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng kỳ diệu, vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm mà tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn…. tất cả chỉ có thể đến với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ”

20,tr361. Ngôn ngữ được coi như một biểu hiện vô thức xã hội, giải toả đời

sống xã hội, biến cái vô thức thành cái có ý thức.

Phong trào Thơ mới ra đời là “cả một cuộc cách mạng trong thơ ca” (Lê Đình Kỵ) là “một bước tiến mới của thơ ca Việt Nam trên con đường hiện đại hoá” (Phan Cư Đệ) và là “sự đổi mới của thi pháp thơ trữ tình Việt Nam(Trần Đình Sử). Cái mới trong thi pháp trước hết biểu hiện ở một nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ.

Xưa, trong thơ cổ người ta quen với hệ thống ngôn ngữ mang tính chất sáo mòn, ước lệ, kém sinh lực biểu hiện với “Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” (Hồ Chí Minh). Nay những từ ngữ ấy không nằm trong tiếng nói sinh động của quần chúng và ngày càng trở nên xưa cũ, xa lạ. Phong trào Thơ mới với những phong cách lãng mạn, độc đáo đã khai thác và sử dụng một hệ thống từ ngữ mới mẻ, giàu sức gợi cảm. Bàn về thơ, Xuân Diệu nói: Tôi muốn sát nhập thơ vào xứ sở thần tiên mà âm nhạc mở ra cho chúng ta. Không chỉ tạo

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí