quê hương chiến đấu tuy có thấm nhiều một tình cảm thiết tha, một ý chí chiến thắng nhưng còn sa vào kể lể có đoạn rời rạc làm loãng tình cảm, chủ đề. Bài Mảnh đất này ngắn hơn bài trên rất nhiều nhưng nội dung lại sâu hơn một bậc. Cả bài thơ như dựng lại trước mắt ta một cách khái quát hình ảnh và tâm hồn của Tiên Lãng dũng cảm. Chúng ta bắt gặp những câu thơ sắc gọn như Dao chém đá, rạ chém đất. Đó là những lời thề quyết chiến và quyết thắng của những con người quyết bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của mình:
Mảnh đất này tên là Tiên - lãng Mảnh đất này tên là dũng cảm Mảnh đất này trải mấy nắng mưa Lưng vẫn hằn sâu từng vết đạn (…)
Mảnh đất này tên là Tiên - lãng Mảnh đất này tên là dũng cảm Mảnh đất này không sợ hy sinh
Mảnh đất này mang dòng máu Đảng.
(Mảnh đất này)
Càng đọc chúng ta càng cảm thấy khí thế chiến đấu kiên cường của con người như bốc lên trên từng câu, từng chữ. Những bài thơ như vậy sẽ góp phần nâng cao thêm tinh thần tự hào với quá khứ anh hùng về cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào ta vào thời điểm đó.
Đầu sóng là tập thơ đáng chú ý của Hoàng Trung Thông viết trong những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Tập thơ Đầu sóng vẫn bám chắc vào hiện thực đời sống và cũng thể
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 5
- Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 6
- Xu Hướng Khái Quát Trong Thơ Hoàng Trung Thông Trước Hết Được Thể Hiện Ở Ngay Trong Một Đề Tài Ở Mỗi Giai Đoạn Phát Triển Của Cách Mạng Đều
- Triết Luận Về Các Vấn Đề Chính Trị Xã Hội :
- Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 10
- Đặc Sắc Trong Giọng Điệu Thơ Hoàng Trung Thông.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
hiện hiện thực đời sống kháng chiến ngồn ngộn chất sống ấy đầy tính cụ thể ấy.
Quả là xã hội và lòng người trong những năm ấy có không ít cuộc đời dù nghiệt ngã đến đâu cũng không thể hết được những khát vọng sáng tươi mà mình hằng ôm ấp.
Càng ngày Hoàng Trung Thông càng có nhiều bài, nhiều câu thơ chứa chất suy nghĩ. Ông nghĩ suy về tình đời, tình người, những níu kéo hệ lụy trong cõi nhân gian.
Mây kéo trăng đi Trăng níu mây lại Thuyền nằm trên bãi Sóng xô đẩy thuyền Hàng cây ngả nghiêng Cây say rượu gió Chim tìm về tổ
Tổ chờ đợi chim Người chẳng nằm im Người lo cuộc sống Tin yêu và hy vọng Dằn vặt và ước mơ Hò hẹn và đợi chờ Cuộc đời là thế đó.
(Là thế)
Hoàng Trung Thông còn khái quát tổng hợp về phẩm chấtngười Việt Nam trong thời đại mới. Đi nhiều nơi gặp nhiều người, nhiều cảnh nơi đất lửa, ở Đêm trăng Đồng Hới tác giả đã rút ra được nhiều điều đáng suy ngẫm.
Ôi đất này đất lửa sục sôi
Đất căng thẳng từng giờ chết sống Mà đêm nay nhìn ánh trăng trôi Tôi bỗng hoá ra người thơ mộng.
(Đêm trăng Đồng Hới)
Chính nhà thơ đã lấy cái vẻ mơ mộng của những con người cầm súng nơi giáp mặt với kẻ thù với cái chết. Cho nên điều mà nhà thơ rút ra và gửi gắm đến bạn đọc là con người Việt Nam, phẩm chất Việt Nam cao đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. Đã có sự suy nghĩ tổng hợp và biểu hiện mang tầm khái quát. Nhà thơ không chỉ ghi lại hình ảnh những con người anh hùng đang nở rộ như hoa xuân trên trận địa phòng không, qua những bến phà, giữa đoạn đường hay trên những cánh đồng năm tấn mà tác giả đã gợi lên. Khái quát rằng: thực tại anh hùng ngày nay vốn bắt rễ trong truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt. Hoàng Trung Thông đã từng viết về Bạch Đằng: Mưa trên sông Bạch Đằng nhưng phải đến những tháng năm chống Mỹ, đứng giữa trận địa phòng không đậu bên bờ sông Bạch Đằng, ông mới nâng cao sự suy cảm của một khúc hát hào hùng lên một tầm cao mới:
Tiếng hát Bạch Đằng
Tiếng hát quân reo trên đỉnh sóng Tiếng hát trên gươm trần giáo dựng Tiếng hát hôm nay đầu sóng vọng về….
(Bên bờ sông Bạch Đằng)
Bên cạnh đề tài kháng chiến và đấu tranh thống nhất thì đời sống tình cảm là một đề tài được Hoàng Trung Thông quan tâm chú ý tới và trở thành một trong những nguồn cảm hứng lớn trong thơ ông. Vốn là người có đời sống tình cảm thiết tha, đằm thắm, lại đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên trong thơ ông, mảng thơ này gặt hái được nhiều thành công. Trong thơ của mình Hoàng Trung Thông cũng đề cập tới đủ các cung bậc của tình cảm. Càng về cuối đời thơ ông càng nghiêng về cảm hứng trữ tình. Thơ ông lúc này đậm đà tình yêu cuộc sống vất vả bộn bề đang chuyển biến đi lên, tình yêu những cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Bên cạnh đó, cảm hứng về thế sự, tình người cũng thành một mạch thật đáng chú ý. Ở nhiều bài thuộc mảng thơ này của Hoàng Trung Thông thấy xuất hiện trạng thái Bâng khuâng; Trầm ngâm ; Ngẫm nghĩ. Dường như thơ ông lúc này chứa chất nhiều tâm trạng hơn, thích im lặng, chứ không ưa đưa đẩy lắm lời. Trong tâm hồn nhà thơ bây giờ còn hơn cả nắng và mưa, có cả mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. Đó cũng là quy luật tự nhiên của đời người. Càng sống nhiều càng gần đến tuổi già, càng hay chiêm nghiệm, ngậm ngùi và thấm thía buồn đau:
Không thể hết được đâu
Có thể em lãng quên như chiếc lá kia thu đến bỗng ngả màu Nhưng đêm sâu nào ngăn được chùm hoa đỏ
Cứ chảy mãi khát khao ngày đó
Chẳng chịu khép cánh mềm trong tiếng ve ru…
(Không thể hết được đâu)
Hơn nghìn lần bom đạn và kẻ thù. Vì thế chúng ta chiến thắng là điều tất yếu. Mời trăng là một tập thơ thiên về độc thoại nội tâm,vẫn là Hoàng Trung Thông, rất Hoàng Trung Thông nhưng lại khác tất cả những tập thơ trước đây
của ông ở cái tâm thế của thi nhân. Nó sâu và lắng. Nó rất đời mà cũng rất thơ. Tập thơ cho ta thấy rõ khuôn hình và kích cỡ của nhà thơ, một thi sĩ đích thực. Thơ ông lúc này chứa chất những suy ngẫm, chiêm nghiệm. Nhà thơ tổng hợp, khái quát bình luận về nhiều vấn đề trong đó có sự khái quát về sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ. Người sáng tác phải sáng tác được những tác phẩm hay, có giá trị, đó vừa là đòi hỏi của quần chúng yêu văn nghệ vừa là trách nhiệm của người nghệ sĩ. Chính vì thế mà Hoàng Trung Thông không ít trăn trở về vấn đề này:
Không gì khổ bằng người làm thơ Viết ra những bài thơ
Như những bông hoa Không hương không sắc Người thiếu những thơ hay
Như quả tim thiếu nhiều máu đỏ Cuộc đời thiếu những bài thơ hay Như biển rộng cánh buồm thiếu gió.
(Khó)
Bao giờ cũng thế, một lý tưởng cũng như một tình yêu lớn thường đi kèm theo nó là những bầu tâm sự lớn, những khổ đau lớn khi mà lý tưởng và tình yêu đó cơ hồ rạn nứt hoặc đổ vỡ. Nhưng Hoàng Trung Thông vốn là người biết rộng, hiểu sâu, lại là một nhân cách có trước, có sau với một bản lĩnh trầm tư và chắc chắn, do vậy dù buồn rầu, dù đau khổ nhưng ông không u ám bi quan bao giờ. Cho nên trong những ngày tháng cuối cùng của đời mình, ông đã trối trăng lại với những người cầm bút tiếp tục sau ông:
Nếu tôi chết
Đắp điếm ngôi mồ tôi Và anh hay chị sẽ viết Giữ lòng trong suốt đời.
(Nếu tôi chết)
Nhận thức lại và nâng cao hơn ở ngay trong một đề tài thơ là một kiểu khái quát thường thấy trong thơ ca. Từ hình ảnh người chiến sĩ hiền lành Tỳ tay trên mũ súng đến hình tượng người giải phóng quân trong Dáng đứng Việt Nam là một bước tổng hợp, khái quát. Từ buổi tiễn đưa trên cánh đồng (thăm lúa - Trần Hữu Thung) đến Những cuộc chia tay trong đêm Hà Nội (Nguyễn Đình Thi) Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ) đã khái quát được nét điển hình của tâm hồn và tính cách Việt Nam trong chiến tranh, nét riêng nhưng có cái chung tiêu biểu cho cả thế hệ.
2.1.2. Tuỳ theo đối tượng thẩm mỹ, khả năng khám phá mức độ suy nghĩ, tính khái quát được thể hiện ở nhiều khía cạnh: ở câu chữ, ở đoạn thơ, ở hình ảnh hoặc hình tượng thơ, ở kết cấu chủ đề toàn bài.
Hoàng Trung Thông có những câu thơ hay khái quát về phẩm chất, ý chí, sức mạnh của con người Việt Nam. Những người con anh hùng của dân tộc ngày nay không những không sợ hy sinh gian khổ mà khi cần thiết có thể biến cái chết thành chiến công. Ở họ ý chí quyết thắng đã mạnh hơn cái chết:
Sống quân thù khủng khiếp Chết quân thù đảo điên
(Nguyễn Văn Trỗi)
Nhưng câu thơ hay mang tầm khái quát như thế phải đến những năm kháng chiến chống Mỹ tác giả mới viết được. Và nếu không có thực tế lớn lao trước mắt thì nhà thơ cũng không thể có được các suy ngẫm đầy tự hào như:
Thế bốn nghìn năm dồn lại hôm nay
Thế mùa xuân xã hội chủ nghĩa nở hoa đầy Thế cách mạng sục sôi trên bốn biển.
(Ta đi)
Bởi vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của chúng ta ngày nay không những là một cuộc tổng động viên toàn dân mà còn là sự kế thừa tất cả những truyền thống tốt đẹp của toàn bộ lịch sử một dân tộc anh dũng chống ngoại xâm, không những là sự nghiệp của riêng dân tộc ta mà còn là của cả phe xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ.
Nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ hay khái quát về dân tộc, về tổ quốc, về lẽ sống chết, về nhân tình, về thời đại. Đó là ý thức truyền thống lịch sử, truyền thống dựng nước và giữ nước:
Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận.
Trong thơ Hoàng Trung Thông còn có những suy nghĩ về truyền thống dân tộc, về lịch sử bất khuất kiên cường của cha ông, về phẩm chất và nét đặc thù của Việt Nam. Những suy nghĩ này hoà vào hình ảnh:
Trên đất nước nghìn năm chảy máu Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm Nghìn năm trai trẻ vẫn lên đường
Nghìn năm vang những lời ca rung cảm.
Đây là một trong nhiều câu thơ của Hoàng Trung Thông đầy chất trí tuệ mà vẫn tình cảm, giản dị mà vẫn mới mẻ, sâu đắm mà vẫn lan xa. Đọc những câu thơ trên người đọc dễ có sự liên tưởng, nhớ tới những câu thơ của Huy Cận viết về truyền thống dân tộc:
Dân tộc ta bốn nghìn năm văn hiến Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hoà.
Hai đoạn thơ của hai tác giả rất gần nhau song vẫn rất riêng.
Trong thơ Hoàng Trung Thông, tính khái quát bộc lộ rõ ở hình tượng trung tâm, ở kết cấu xây dựng tứ thơ. Là người tiếp thu được khá nhiều tinh hoa của thơ ca phương Đông và phương Tây, lại dày công nghiên cứu lý luận văn học, từ rất sớm Hoàng Trung Thông đã tâm niệm “Cái gốc của thơ là sự sống, cái hồn của thơ là sự xúc cảm” (Cuộc sống của thơ và thơ cuộc sống) tuy nhiên đến tập thơ Mời trăng hình như tất cả rung động của nhà thơ mới tập trung vào sâu kín và riêng tư, vào những gì là cốt lõi của đời người, những gì rộng hơn một đời người và trường cửu như thiên nhiên, như hai hình tượng trăng và biển cứ lung linh và dào dạt không cùng.
Nước triều dâng lên cùng sóng Sóng dữ sóng cũng hiền từ Biển như thực trăng như hư Trăng biển biển trăng tĩnh động Ta vốn là người thơ
.....