Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 10


2.2.2.2. Triết luận tâm tình:


Đây là mạch triết luận rõ nét hơn cả trong thơ Hoàng Trung Thông nhất là ở hai tập thơ cuối Tiếng thơ không dứt Mời trăng và thơ di cảo. Ở mạch triết luận này, nhà thơ Hoàng Trung Thông đúc kết những quy luật nhân sinh thế sự có ý nghĩa phổ quát. Ông triết lý về sự vững bền của tình bạn, tình yêu, hạnh phúc ở đời.

Không ai sống mà không có bạn, không có tình bạn. Đã có không ít tình bạn được in dấu vào văn chương thơ phú. Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, Bá Nha – Tử Kỳ…, Hoàng Trung Thông cũng viết về tình bạn và cao hơn ông còn triết lý về sự vững bền của tình bạn. Theo ông, tình bạn không những tồn tại bền chắc khi cả hai còn sống mà còn mãi tình bạn cao đẹp ngay cả khi có người đã không còn hiện diện trên thế gian này.

Thông ơi! Diệu đây Như là hôm qua Như là hôm nay Vẫn nghe

Vẫn nghe Vẫn nghe

Và mãi mãi vẫn còn nghe.


(Thông ơi, Diệu đây)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Không chỉ vẫn như “Anh thấy dáng, anh thấy hình, anh thấy ảnh” người bạn thơ Xuân Diệu mà Hoàng Trung Thông còn nhớ như in những kỷ niệm của ông với nhà thơ Chế Lan Viên, khi nhà thơ này đã quá cố.

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 10

Nhớ những ngày khu bốn


Sống với nhau một nhà Nhớ những ngày Việt Bắc Đi bộ dặm đường xa

Nhớ những ngày Hà Nội Suốt ngày bàn thơ ca (…)

Dẫu là tro là khói Anh vẫn yên vẫn yêu

(Nhớ Chế Lan Viên)


Tình bạn cao đẹp được kết tinh trong bài thơ Mời trăng. Nếu như ở Bài thơ về biển Hoàng Trung Thông khát khao hoà nhập cái hữu hạn vào cái vô hạn thì ở Mời trăng ông lại muốn khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng của tình bạn, tình người, vẻ đẹp ấy cứ mãi “lung linh” một ánh trăng rằm.

Ai rõ lòng ta đang nhớ tới xa xăm Ai rõ trăng vẫn soi lòng ta thế đó Thế rồi ta cất chén cùng tri âm

Không phải chén quỳnh đâu đừng trầm ngâm Một mình ta mời trăng mời bạn

Trăng biết đâu lòng ta lệ đầm.


(Mời trăng)


Có thể nói viết về sự vững bền của tình bạn là nét triết lý nhân sinh sâu sắc thể hiện trong một số bài thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Bên cạnh sự triết lý về tình bạn ông còn triết lý về tình yêu. Thơ tình của Hoàng Trung


Thông khác với thường tình. Ông sáng tác thơ tình vào độ tuổi năm mươi. Có lẽ thế mà thơ tình của nhà thơ này ít có sự mộng mơ, đắm say, kỳ ảo như các nhà thơ khác. Nhưng trong thơ tình của ông lại có sự sâu sắc trong cách nhìn, cách nghĩ. Nhân vật trữ tình trong thơ ông là nhân vật đang suy nghĩ, đang đối thoại.

Em có yêu thật không? giữa một khoảng mênh mang Cả mưa nắng, hai mùa đi lại

Trong hồn anh, bỗng thấy buồn tê tái Ngay niềm vui cũng lặng lẽ trầm sâu.

(Hãy yêu anh)


Con người suy nghĩ, đối thoại này thường xuyên hiện diện trong các bài thơ tình của Hoàng Trung Thông và chính điều đó tạo nên màu sắc triết luận về tình yêu. Để có tình yêu có thể chỉ cần có xúc cảm nhưng cần phải biết nuôi dưỡng vun xới thì mới có thể có tình yêu bền vững. Đó cũng là một quy luật mà Hoàng Trung Thông nắm bắt được.

Tại sao em yêu anh? Tình ta còn mỏng manh

Có tình yêu nào chỉ hoàn toàn hạnh phúc Tại sao anh yêu em?

Ngày nối ngày dài thêm

Có tình yêu nào không ngày đêm hối thúc Như tình anh

Tình em.


(Như tình anh tình em)


Con người trong thơ tình của Hoàng Trung Thông ngày càng suy ngẫm, đối thoại nhiều hơn về sự vững bền của tình yêu. Tình yêu cũng là một thứ tình cảm có đủ các cung bậc của nó, có yêu thương, có hờn giận, đau khổ có, hạnh phúc có. Chính vì thế mà “Đôi khi chúng ta hỏi nhau - Tại sao lại có tình yêu - và chúng ta không đáp nổi” Tình cảm ấy như có như không, như thực như ảo

Nhưng rồi

Chỉ có anh mê em Chỉ có em mê anh

Tất cả gần như là hư ảo Tất cả là cây xanh lá xanh

Tất cả là mơ hồ như tiếng sáo Tất cả là sương rơi mông mênh Nhưng cuối cùng vẫn là tình yêu say đắm

Nhưng cuối cùng vẫn phải là tình yêu đằm thắm.

(Nhưng cuối cùng)

Ở phần trước chúng ta đã có dịp bàn đến thơ tình Hoàng Trung Thông với nét đặc sắc riêng: không có nguyên mẫu, mơ hồ về không gian, thời gian… Nhưng có lẽ như thế chưa đủ. Màu sắc triết lý, con người suy nghĩ, con người đối thoại cũng là một nét đặc sắc trong thơ tình Hoàng Trung Thông.

Ở khía cạnh triết luận tâm tình, ngoài triết lý về sự bền vững của tình bạn, tình yêu trong thơ Hoàng Trung Thông còn triết lý về hạnh phúc ở đời.


Triết lý này cũng được thể hiện rõ hơn cả trong các tập thơ cuối: Tiếng thơ không dứt, Mời trăng. Càng về cuối đời thơ Hoàng Trung Thông càng nghiêng về cảm hứng trữ tình. Thơ ông lúc này đậm đà tình yêu cuộc sống. Bên cạnh đó cảm hứng về thế sự, về tình người, hạnh phúc ở đời cũng thành một mạch thơ đáng chú ý. Quan niệm về hạnh phúc trên đời này “Mỗi người mỗi vẻ” không ai giống ai. Nhà thơ Hoàng Trung Thông cho rằng hạnh phúc là nuôi giữ được khát vọng sáng tươi mà mình hằng ôm ấp cho cuộc đời, dù số phận có nghiệt ngã đến đâu.

Không thể hết được đâu


Có thể em lãng quên như chiếc lá kia thu đến bỗng ngả màu Nhưng đêm sâu nào ngăn được chùm hoa đỏ

Cứ cháy mãi khát khao ngày đó


Chẳng chịu khép cánh mềm trong tiếng ve ru…


(Không thể hết được đâu)


Hoàng Trung Thông cũng từng có lúc than thở “Tôi muốn uống rượu trong - lại phải uống rượu đục - chao! Sông cũng như người - có khúc và có lúc” thơ ông lúc này phảng phất nỗi buồn của tuổi già hay chiêm nghiệm. Tuy nhiên mạch của cảm hứng chính trong thơ ông vẫn là cảm hứng của con người say sưa với công việc. Hăm hở với công việc, coi công việc là niềm vui, lẽ sống. Vì thế mà ông hối tiếc:

Giá như tôi đọc Chục bài thơ Giá như tôi đọc Trăm bài thơ


Giá như tôi đọc Nghìn bài thơ Thì bây giờ

Tôi không còn khóc.


(Giá như tôi đọc)


Do quan niệm về lẽ sống, hạnh phúc ở đời như vậy nên nhà thơ coi những gì chưa kịp làm, chưa làm được là một món nợ trong đời: “Tôi viết còn ít quá, thì đi là phải đi - ấy là món nợ đời - thế vậy thì phải trả”.

Ngay ở những tập thơ đầu tay Hoàng Trung Thông đã thấy trách nhiệm của thế hệ đi trước với thế hệ sau. “ Đứng trước biển” là một ý thơ đầy triết lý đó. Bờ biển - chân trời đã thành một mô hình khái quát của cuộc đời. Bờ là điểm dừng của cha đã thành vạch xuất phát của con, đang là điểm tựa cho con. Chân trời là cái đích chung đã tắt trong khát vọng của cha, lại bừng lên trong khao khát mãnh liệt của con, cứ thế mà cuộc đời đi lên phía trước. Các thế hệ tiếp nối theo nhau làm việc cho đời khám phá những chân trời mới. Phải chăng đây cũng là khát vọng sống, một quan niệm sống đầy triết lý nhân sinh? Đến những tập thơ cuối ông cũng vẫn mong muốn ở thế hệ cầm bút mai sau:

Nếu tôi chết


Đắp điếm ngôi mồ tôi Và anh hay chị sẽ viết Giữ lòng trong suốt đời.

(Nếu tôi chết)


Như trên đã nói: Thơ Hoàng Trung Thông càng về sau càng ý thức suy ngẫm, gia tăng tính khái quát, chính luận và nhất là ở giai đoạn cuối thơ ông ngày càng có sự chuyển dần sang triết lý. Song triết lý không hề là nét trội trong thơ Hoàng Trung Thông. Một số bài thơ bình luận về chính trị, lịch sử của ông còn dài dòng, ít gây ấn tượng. Có thể nói Hoàng Trung Thông không có cái sắc sảo, trí tuệ lấp lánh và nhiều biện luận của Chế Lan Viên kiểu như “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn” cũng không có sự dồn nén cô đúc của Chính Hữu. Phẩm chất trí tuệ trong thơ Chính Hữu nằm ngay trong tứ thơ và cách lập ý sáng tạo: sự suy nghĩ khái quát nằm trong cảm xúc. Nhiều câu thơ đúc kết hàm xúc vào loại hiếm trong thơ Việt Nam hiện đại. Chẳng hạn, qua bài Qua Xibiri Chính Hữu gợi lại được cả không gian lẫn lịch sử và đập trực tiếp vào giác quan người đọc

Ôi ngọn gió Xibiri Phẫn nộ và hoang vắng

Mấy trăm năm thổi trên những cuốn sách Nga Lịch sử mênh mông một màu lạnh trắng.

Trở lại với thơ Hoàng Trung Thông, người đọc cảm nhận thấy thơ ông ít khi giảng giải, lật đi lật lại vấn đề, ít dùng các tri thức triết học, văn học, lịch sử. Chính luận trong thơ Hoàng Trung Thông phần lớn là nhận thức, tư tưởng được trực tiếp rút ra từ câu chuyện, sự kiện và được trình bày một cách khúc triết tự nhiên. Có lẽ đây vừa là điểm yếu vừa là yếu điểm của xu hướng chính luận trong thơ ông.

Tóm lại: Hơn bốn mươi năm làm thơ trưởng thành cùng Quê hương chiến đấu từ ngày “Vỡ đất” đến khi nâng chén “Mời trăng” giã biệt cõi đời, Hoàng Trung Thông đã trở thành một thi sĩ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Thơ ông bám chắc vào hiện thực đời sống của đất nước đang vận động


phát triển càng về sau càng có ý thức gia tăng tính khái quát, chính luận cho thơ. Nhà thơ khái quát về tầm vóc tổ quốc, về phẩm chất con người Việt Nam, về cuộc chiến đấu của dân tộc… Ông triết lý về sự vững bền của tình bạn, tình yêu, hạnh phúc ở đời. Tuy triết luận không phải là điểm nổi trội của thơ ông nhưng cũng là một xu hướng càng về sau càng rõ nét và đáng chú ý tới‌‌

CHƯƠNG 3


MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG


3.1. Giọng điệu


3.1.1. Khái quát về giọng điệu .

“ Giọng điệu là thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” (Từ điển thuật ngữ văn học

– NXB GD – 1992).


Như vậy giọng điệu trong nghệ thuật văn chương là biểu hiện của sự lên tiếng của chủ thể sáng tạo về đối tượng được đề cập tới trong tác phẩm nhằm thể hiện chính kiến, quan niệm về thế giới thông qua hệ thống ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật (văn hoặc thơ). Giọng điệu thực chất là một sản phẩm của quá trình sáng tạo riêng, nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn, nhà thơ và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu, đã sắp xếp xong cấu tứ hay hệ thống nhân vật. Tìm hiểu giọng điệu là tìm hiểu thế giới tinh thần của chủ thể sáng tạo.

Giọng điệu tác phẩm vượt lên và bao hàm những biểu hiện cụ thể như ngữ điệu, nhịp điệu, nhạc điệu… Giọng điệu bao quát lên những tác phẩm cụ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí