Xu Hướng Khái Quát Trong Thơ Hoàng Trung Thông Trước Hết Được Thể Hiện Ở Ngay Trong Một Đề Tài Ở Mỗi Giai Đoạn Phát Triển Của Cách Mạng Đều


Dẫu còn bao đớn đau, xót xa, vất vả

(Dưới bóng hòe)

“Trong đau thương. Mắt vẫn sáng ngời” (Mắt tôi). Nhà thơ lòng vẫn sáng, tâm vẫn trong:

Nếu tôi chết


Đắp điếm ngôi mồ tôi Và anh hay chị sẽ viết Giữ lòng trong suốt đời.

(Nếu tôi chết)


Có thể nói, nhiều bài thơ cuối đời của Hoàng Trung Thông mang một mối sầu trong suốt, một niềm vui thanh thản và khát vọng “trăng thực trăng”. Đóa trăng rằm viên mãn mà một nhà thơ chân chính luôn tin yêu theo đuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nhận xét về thơ Hoàng Trung Thông, nhà nghiên cứu phê bình văn học Hà Minh Đức nhận xét: “Càng về cuối đời thơ anh càng có nhiều màu sắc, trên cái nền khoẻ khoắn của cuộc sống, thơ Hoàng Trung Thông như thăng hoa: Đọc thơ anh lúc này có những từ lạ, những liên tưởng bất ngờ và phần kết khó đoán định. Ngoài thơ về đời, thiên nhiên cảnh vật anh còn viết thơ tình”.[39,tr.7] Có thể nói, thơ tình không là cảm hứng của riêng ai. Nhà thơ nào cũng viết thơ tình, thậm chí là cảm hứng chủ đạo trong suốt cả cuộc đời sáng tác của thi sĩ như Xuân Diệu. Tuy vậy, ở mảng thơ này cũng “mỗi người mỗi vẻ” tạo nét dấu ấn bản sắc riêng.

Thơ tình là tiếng nói của tuổi trẻ, là những rung động đầu đời của những trái tim yêu. Chẳng riêng gì các thi nhân, những con người bình thường khi yêu, trước những rung cảm, tâm trạng lâng lâng bay bổng đầy lãng mạn cũng có thể chắp bút thành thơ. Cũng chính vì lẽ đó nhiều nhà thơ

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 7


thường viết thơ tình từ lúc còn trẻ, sắp bước vào tuổi yêu đương như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử… Những mối tình ở tuổi mười tám đôi mươi, kỳ ảo đắm say. Khác với các nhà thơ nói trên, Hoàng Trung Thông đến với thơ tình ở tuổi “ngũ thập” và cũng tạo được sự chú ý.

Thơ tình thường có nguyên mẫu. Người đọc thấy thấp thoáng bóng dáng của Hoàng Cúc trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, hay nguyên mẫu trong Tình ca ban mai của Chế Lan Viên chính là người bạn đời của ông. Thơ tình cũng thường xác định thời gian và không gian cụ thể:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi


Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh dờn.


(Nguyễn Bính)


Nhưng với Hoàng Trung Thông, thơ tình của ông không như vậy. Hãy thử đọc một bài thơ của ông:

Không chỉ có tiếng chim Không chỉ có bài ca em hát

Không chỉ có màu xanh bát ngát Và dịu êm của mỗi buổi chiều Em nói rằng: Tất cả… em yêu Nhưng trong anh làm sao em thấy

Tiếng sóng sục sôi cồn cào biết mấy


Hơn cả cái gay gắt của mùa hạ chói chang


Em có yêu thật không? Giữa một khoảng mênh mang


Cả mưa nắng, hai mùa đi lại


Trong hồn anh, bỗng thấy buồn tê tái Ngay niềm vui cũng lặng lẽ trầm sâu

Hãy yêu anh, như buổi ban đầu


Em vẫn thường yêu tiếng chim và màu xanh bình dị Để anh được là phần hồn em nghĩ

Và bài ca của em mãi mãi ngân vang…


(Hãy yêu anh)


Không có nguyên mẫu, mơ hồ về không gian và thời gian, ít tình huống đắm say, không có bóng dáng cụ thể của lứa đôi, nhưng thơ tình của Hoàng Trung Thông có những nét lạ. Tứ thơ như bảng lảng, như chơi vơi, ý thơ nghiêm chỉnh mà đong đưa tình tứ.

Một nét riêng khác lạ nữa trong thơ tình của Hoàng Trung Thông là ông đưa thơ vào cõi say trong khi các nhà thơ khác thường đưa tình vào cõi buồn, cõi mộng. Câu thơ tình của ông như ngấm men say và có dáng vẻ rất riêng, rất lạ. Các nhà thơ thường so sánh “em” với vầng trăng, ngôi sao, bông hoa… Hoàng Trung Thông so sánh em với rượu (Em như rượu) và tâm sự “Anh yêu em như rượu và thơ”. Phải chăng có lúc “thơ” và “rượu” đã góp phần tạo nên “em”? Có thể nhà thơ đã viết nhiều câu thơ tình trong trạng thái đặc biệt và người viết như đang hóa thân từ ta sang mình, từ “anh” trong cõi thực và “em” trong cõi mộng:

Có biết không em nỗi buồn chiều Trời mây u ám gió hiu hiu

Anh chờ em mãi em không đến


Chỉ mấy chim non cánh dập dìu


(Chiều nhớ)


Có thể nói thơ tình của Hoàng Trung Thông khác với thường tình. Có lẽ vì thế mà số người yêu thích thơ tình của ông không nhiều.

Bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “nghĩ đến thơ và tác dụng của thơ ,tôi thường liên tưởng đến màu xanh của cây lá Việt Nam,màu xanh bốn mùa không tắt vì không có mưa nắng nào ,bão sương nào, gió rét nào có thể xoá đi nổi; màu xanh làm cho tâm hồn con người Việt Nam luôn tươi mát và giàu có, thương mình và thủy chung… Mỗi nhà thơ mang đến cho cuộc sống một màu xanh, màu vàng mơn mởn, màu kia đậm đà, màu này dịu dàng, màu kia sôi nổi, màu này tươi cười, màu kia nghiêm trang… Và như trăm nghìn thứ cây mỗi màu xanh của mỗi bản sắc đều có cái kiến trúc riêng về cành, về gốc của nó”. Quả đúng như ý kiến trên của nhà thơ Phạm Hổ, đọc thơ Hoàng Trung Thông, người đọc nhận thấy nổi bật trong thơ ông ba nguồn cảm hứng chính: Đời sống nông nghiệp, đời sống chiến đấu và đời sống tình cảm. Những nguồn cảm hứng này đã tạo ra một “màu xanh” riêng cho bản sắc thơ Hoàng Trung Thông.


CHƯƠNG 2‌


NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG

2.1. XU HƯỚNG KHÁI QUÁT:


Trong cuốn phê bình tiểu luận Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (NXB văn học 1979) Hoàng Trung Thông đã bộc lộ một tâm niệm: “Cái gốc của thơ là sự sống, cái hồn của thơ là sự xúc cảm”. Thơ Hoàng Trung Thông ngay từ ban đầu, giàu chất hiện thực, đậm đặc bùn đất hơi nóng của cuộc đời. Cái hiện thực ấy chính là những cảnh tượng những con người xung quanh ông thường ngày. Thơ Hoàng Trung Thông sâu rễ bền gốc trên mảnh đất màu mỡ chất hiện thực như thế nhưng thơ ông cũng có lúc say lúc mơ. Say, mơ mà không ảo tưởng siêu thoát.

Tôi đã hiểu vì đâu?


Những vần thơ không chắp nổi thành câu Vì thơ

Thiếu mỡ dầu


Cuộc sống


(Tâm sự)


Nhận thức này của Hoàng Trung Thông - như trước đã nói - nằm trong một bối cảnh chung của thời đại thơ ca dân tộc gắn bó trực tiếp cùng những vấn đề lịch sử, nhiệm vụ chính trị lớn lao. Song điều đáng nói là nó trở thành một ý thức có tính thường trực, rõ ràng và tự nhiên tạo thành một nét phong cách của thơ ông. Ông vốn quan niệm sức gió cho thơ phải là “Gió của tâm


hồn bốc lên từ cuộc sống”.


Chính vì quan niệm trên mà thơ Hoàng Trung Thông kết hợp khá tự nhiên giữa sự và tình, giữa kể và tả. Ông là người khéo đưa phương thức tự sự vào thơ. Nhiều bài thơ hay của Hoàng Trung Thông giàu chất tự sự, phong phú những chi tiết thực sự của cuộc sống. Nhưng khi kết hợp được tự sự và trữ tình, thơ Hoàng Trung Thông có những đoạn, những bài vừa nặng chất sống, vừa thắm thiết lung linh.

Vẫn bám chắc vào hiện thực đời sống đang vận động trên đất nước nhưng càng về sau thơ Hoàng Trung Thông càng có ý thức suy ngẫm để gia tăng tính khái quát cho thơ. Đó cũng là hướng phát triển chung của thơ thế hệ ông và rộng ra là cả nền thơ ca cách mạng qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Xuất phát từ nhu cầu nhận thức cuộc sống ngày một sâu hơn, cao hơn, một cuộc sống phát triển biến đổi đầy ắp sự kiện, đòi hỏi nhà thơ phải suy ngẫm, bình giá, kết luận đề xuất…. và vì vậy thơ ông có khi thâm trầm suy tưởng, có lúc dõng dạc thuyết phục người nghe,người đọc. Xã hội phát triển trong sự đan xen tổng hoà của quá khứ, hiện tại và tương lai, của tri thức truyền thống và hiện đại đòi hỏi người sáng tác phải có một tầm nhìn mới, có một trình độ văn hoá cao và một khả năng tổng hợp.

Thế nhưng tính khái quát tổng hợp trong thơ không thể chỉ là những khái niệm mà phải được thể hiện qua những hình ảnh, những chi tiết cụ thể sinh động trong những hình tượng thơ đầy xúc cảm và suy nghĩ. Khái quát được hình thành qua nhiều cái cụ thể và cái cụ thể phải được nâng lên thành khái quát làm màu mỡ cho khái quát. Trong thơ Hoàng Trung Thông, tình trạng mô tả, trần thuật một cách chân tình mộc mạc dần dần đã vươn lên, nêu được


những vấn đề sâu sắc về đất nước, con người, về dân tộc và thời đại, về hiện tại và tương lai….nhất là trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.

2.1.1. Xu hướng khái quát trong thơ Hoàng Trung Thông trước hết được thể hiện ở ngay trong một đề tài ở mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng đều được nhận thức lại và nâng cao hơn.

Cùng một đề tài lao động sản xuất nông nghiệp trong Quê hương chiến đấu” (1955) Hoàng Trung Thông viết:

Hát lên! ta cuốc cho mau Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Bài ca vỡ đất)

Bài thơ có những câu thơ ấp ủ một triết lý sâu sắc nhưng sự biểu hiện còn nghèo nàn và hơi dễ dãi đã làm cho ý thơ hơi dàn trải. Nhưng mười năm sau, đọc Đường chúng ta đi (1960) người đọc đã gặp những dòng thơ phóng khoáng, một sự biểu hiện khá hàm xúc:

Nước sông Hồng ngang trời sóng vỗ Ta làm ra sông lúa hai bờ

Lúa ta thi với sóng Hồng Hà Ta đổi nắng thay mưa

Cho lúa tới ngang trời đỏ rực.


(Cho lúa ta lên tới ngang trời)


Cũng như vậy, khi ta xem lại ý thơ bài Nhìn ra biển rộng ở tập Quê hương chiến đấu có đôi phần phảng phất bài Đường chúng ta đi viết sau đó


mười năm. Phảng phất đó chính là một bước tổng hợp mới trong nghệ thuật sáng tạo giữa cụ thể và khái quát, giữa hiện thực và lãng mạn. Những câu thơ ngày trước:

Qua Diên Điền một chiều giải phóng Nhìn trời cao biển rộng xanh trong Thuyền ta nhẹ lướt trên sông

Buồm căng gió lộng xuôi dòng ra khơi.


(Nhìn ra biển rộng)


Mới chỉ như những ngọn tầm xuân hoang dại vừa leo lên trước dậu thì giờ đây trước mắt người đọc đã là cả một giàn hoa hồng rực rỡ sắc màu:

Tôi đi trong muôn dặm trời xuân Nghe quê xa hoà điệu với quê gần; Nghe lúa thở rì rào trên đất rộng

Nghe gió chạy bao la, nghe biển gào tiếng sóng Ôi trong sao màu nước biếc sông Lam

Như màu mưa trên đỉnh sóng Trường Giang.


(Đường chúng tađi)


Ở đề tài kháng chiến và đấu tranh thống nhất, thơ Hoàng Trung Thông cũng có sự nhận thức lại và nâng cao hơn. Viết về cuộc sống chiến đấu của dân tộc là một cảm hứng lớn trong thơ ông. Trong Những cánh buồm thơ thuộc đề tài này không nhiều nhưng lại có sức khái quát tổng hợp mới. Chẳng hạn như bài Mảnh đất này, một bài thơ được đánh giá là hay trong các tập thơ. Đó là bài cùng loại với bài Đồng bằng quê hương chiến đấu nhưng lại vượt xa bài này về nội dung tình cảm và chất lượng nghệ thuật. Đồng bằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023